Nếu bạn search trên google cụm từ “Có nên sống lương thiện”, có khoảng 30 triệu kết quả trả ra trong chưa đầy nửa giây với các góc nhìn khác nhau. Lương thiện là sự lựa chọn, là lối sống, là điều từ trong tâm mỗi người đều hướng tới.
Lương thiện không chỉ giúp người khác mà còn giúp chính mình (ảnh pixabay).
Câu chuyện về đoàn khảo cổ học dưới đây sẽ cho bạn thêm góc nhìn về lương thiện.
Chuyện kể rằng sa mạc Sahara được mệnh danh là vùng đất chết, những người dấn thân vào hoang mạc đều không thoát được kiếp một đi không trở lại. Nhưng vào năm 1814, một đoàn khảo cổ đã xóa tan “lời nguyền” đó.
Sự lương thiện của người trưởng đoàn khảo cổ
Thời đó, bất cứ nơi nào trên sa mạc cũng đều thấy xương người. Trưởng đoàn nhìn thấy thế không đành lòng thương cảm với những người đã bỏ mạng nơi đây. Ông đề nghị mọi người dừng lại, chọn những nơi đất cao để đào hố, sau đó đưa xương người xuống đó chôn và dùng thân cây hoặc đá để làm tạm một bia mộ đơn giản.
Tuy nhiên, xương người trong sa mạc quá nhiều nên việc chôn cất đã chiếm một khoảng thời gian lớn. Các thành viên trong đoàn oán trách “Chúng ta đến đây làm công tác nghiên cứu khảo cổ, đâu có phải đến đây để thu dọn xương người.”
Vị đội trưởng nói “Mỗi đống xương trắng đều từng là đồng nghiệp của chúng ta; chúng ta sao có thể nhẫn tâm nhìn họ phơi xương nơi hoang dã này chứ?”
Một tuần sau đó, đoàn khảo cổ phát hiện được rất nhiều di chỉ của người cổ đại và những văn vật; những thứ này có thể gây chấn động trên toàn thế giới. Họ thu gom rồi chuẩn bị rời đi. Bão cát bỗng nổi lên, liên tục trong vài ngày liền không một ai có thể nhìn thấy mặt trời.
Tiếp theo la bàn cũng hỏng khiến đoàn khảo cổ hoàn toàn mất phương hướng, nước uống và lương thực cạn dần, họ đã hiểu ra vì sao các đồng nghiệp của họ không thể trở về.
Di chuyển hành trình dài trên sa mạc không hề dễ dàng (Ảnh: Unplash)
Sống lương thiện trong quá khứ sẽ mang lại điều tốt lành cho hiện tại
Trong lúc nguy nan, vị trưởng đoàn đột nhiên nói “Đừng vội tuyệt vọng, khi đến đây, chúng ta đã đánh dấu đường rồi!”. Đó là những bia mộ họ dựng nên trong dọc đường đến đây. Và thế là họ men theo những bia mộ đó mà tìm được đường ra khỏi sa mạc.
Sau này, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều cảm động nói rằng “Lương thiện đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc khi đó!”
Sống lương thiện sẽ giúp ta tìm được con đường trở về (Ảnh: Unplash)
Trong sa mạc mênh mông, sự lương thiện đã thôi thúc họ làm một việc vô cùng cao quý. Công việc đó vô tình là mở ra lối thoát duy nhất cho cả đoàn tìm được đường về.
Có người nói rằng “Thông minh là thiên phú, còn thiện lương là một sự lựa chọn”. Trong câu chuyện này, đoàn khảo cổ đã có thể lựa chọn không làm bia mộ cho những xương người trên sa mạc. Nhưng chính sự lựa chọn của thiện lương đã giúp họ vượt qua được cánh cửa tử thần.
Người lương thiện tạo phúc cho người khác cũng là tạo phúc cho chính mình. Cổ nhân có câu “Giúp người là giúp chính mình”.
Ai cũng mong bản thân được thuận buồm xuôi gió, bình an vui vẻ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rằng số phận và vận may được tạo ra bởi sự tu dưỡng và phẩm hạnh của chính họ. Những người hay làm việc thiện; cho dù có gặp phải khó khăn vất vả; cũng sẽ luôn được Thần Phật giúp đỡ và che chở.
Xem thêm:
Bài hát rất ý nghĩa của Anh Duy - Sống Lương Thiện, Trời Xanh Tự Sẽ An Bài
Theo Nguyện Ước