Sinh viên Trung Quốc nói: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ

Sinh viên Trung Quốc nói: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ

Sinh viên Trung Quốc nói: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ

Sinh viên Trung Quốc nói: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ

Sinh viên Trung Quốc nói: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ
Sinh viên Trung Quốc nói: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ
Thứ bảy, 14-12-2024 02:23, (GMT+07:00)
Sinh viên Trung Quốc nói: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ
07-12-2022 15:58

Sinh viên Trung Quốc: Giang Trạch Dân đáng bị treo cổ

Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. (Ảnh: Feng Li/ Getty Images)

 

ĐCSTQ chính thức tuyên bố rằng vào ngày tưởng niệm Giang Trạch Dân (6/6), mọi hoạt động giải trí đều bị cấm. Một số sinh viên đại học ở Trung Quốc nói rằng Giang không xứng đáng với tiêu chuẩn này, và ông ta nên bị treo cổ. 

 

Các cựu nhân viên truyền thông nói rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân là một hành động phát xít. Các nạn nhân của chính sách cưỡng chế phá dỡ trong thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền cho rằng, phải điều tra tội ác của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ nhất định phải sụp đổ.

 

Sinh viên Trung Quốc: Giang Trạch Dân nên bị treo cổ

 

Theo các nguồn tin chính thức của ĐCSTQ, lễ truy điệu Giang được tổ chức tại Đại lễ đường Bắc Kinh vào sáng ngày 6/12. Vào ngày hôm đó, các hoạt động giải trí công cộng đã bị đình chỉ trên khắp Trung Quốc trong một ngày. Mọi người trên khắp đất nước cũng được yêu cầu 3 phút mặc niệm.

 

Về vấn đề này, một sinh viên chuyên khoa máy tính tại một trường đại học ở Bắc Kinh, không tiện nêu tên, đã rất tức giận. Vào ngày 5/12, anh ấy nói với phóng viên của The Epoch Times: “Giang Trạch Dân không xứng đáng được tổ chức quốc tang. Ông ta là cựu tội phạm chiến tranh của nhóm phát xít của ĐCSTQ. Ông ta đáng bị treo cổ”.

 

Sinh viên sinh sau năm 2000 nói rằng, trước khi có thể “vượt tường lửa”, anh ấy cảm thấy ĐCSTQ thật ác độc, anh ấy biết về các vụ án oan của Nhiếp Thụ Bân và Hô Cách Cát Lặc Đồ, và nạn tham nhũng phổ biến dưới thời Giang Trạch Dân. Sau khi "vượt tường lửa", anh ấy mới biết về sự kiện Lục Tứ "thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6", và biết được rằng mọi lãnh đạo của ĐCSTQ như Mao, Đặng và Giang đều có bàn tay nhuốm đầy máu.

 

Triệu Lan Kiện, một cựu phóng viên điều tra độc lập của Trung Quốc hiện đang ở Mỹ, cho biết vào ngày 5/12, lệnh cấm chính thức của ĐCSTQ đối với hoạt động giải trí tại lễ tưởng niệm Giang, là để ngăn chặn sự bùng phát gần đây của “Phong trào Giấy trắng”, phản đối việc phong tỏa, kiểm soát "zero Covid".

 

Một đám cháy bùng phát ở Urumqi, Tân Cương vào ngày 24/11 gây thương vong nghiêm trọng do phong tỏa. Sau đó, các cuộc biểu tình phản đối việc phòng chống dịch bệnh và kiểm soát xã hội quá mức đã nổ ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc. Bởi vì nhiều người giơ giấy trắng trong các cuộc biểu tình, nên nó được gọi là "Cách mạng Giấy trắng" hay "Phong trào Giấy trắng".

 

 
Cảnh sát đối đầu với một người đàn ông khi họ chặn đường Urumqi ở Thượng Hải, ngày 27 tháng 11 năm 2022, tại khu vực diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính sách Zero Covid của Trung Quốc sau vụ hỏa hoạn chết người ở Urumqi, Tân Cương. (Ảnh: HECTOR RETAMAL/ AFP qua Getty Images)
 

Vợ của ông Du, một công dân Thượng Hải, đã chết vì sự cố y tế, nhưng không có cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Ông nói với The Epoch Times vào ngày 5/12 rằng bây giờ Giang Trạch Dân đã chết, việc tuyên truyền chính thức về ông ta chỉ đơn giản là vô nghĩa.

 

Nạn nhân bị ĐCSTQ cưỡng chế phá dỡ: Tôi luôn chịu đựng thống khổ mà Giang để lại

 

Ông Du ở Thượng Hải là nạn nhân của chính sách cưỡng chế phá dỡ của Giang Trạch Dân, ngôi nhà của gia đình ông đã bị phá bỏ vào những năm 1990. Ông Du cho rằng chính sách bất động sản và cưỡng chế phá dỡ dưới thời Giang dính líu rất nhiều đến tham nhũng.

 

"Người phát triển ngôi làng của chúng tôi là Tập đoàn Xây dựng Đô thị Thượng Hải. Trước đó, họ và các thẩm phán đã đến điểm ăn chơi mua dâm tập thể. Chính các nhà phát triển của khu vực chúng tôi đã mời họ. Nạn mua dâm tập thể của các thẩm phán diễn ra ở Nam Hối, Phố Đông, và có các câu lạc bộ cao cấp ở Quận Phụng Hiền. Trong câu lạc bộ, họ có ma túy, các cô gái trẻ, và nhiều quan chức đến ăn chơi. Các thẩm phán hủ bại như vậy, liệu các vụ kiện của (chúng ta) có thể diễn ra suôn sẻ không?"

 

Ông Du cũng cho biết, hai con trai của Giang Trạch Dân có liên quan đến vụ tham ô đất đai ở phía Đông Thượng Hải.

 

Trịnh Ân Sủng, một luật sư nhân quyền ở Thượng Hải, tiết lộ rằng, hai trong số những mảnh đất ở Đông Bát bị lừa đảo dưới tên của Chu Chính Nghị thuộc về con trai cả của Giang Trạch Dân, Giang Miên Hằng, và con trai thứ hai của ông ta là Giang Miên Khang.

 

Vào tháng 5/2003, cư dân của khu vực Đông Bát yêu cầu trả lại đất, đã thuê luật sư Trịnh Ân Sủng để kiện Chu Chính Nghị, và Chu Chính Nghị đã bị bắt ngay sau đó. Nhưng một tháng sau, luật sư Trịnh Ân Sủng cũng bị bắt và bị kết án 3 năm tù vì tội "tiết lộ bí mật quốc gia".

 

Giang Trạch Dân đã cưỡng chế phá dỡ nhà của người dân ở Thượng Hải trong nhiệm kỳ của mình, và nhiều người đã mất nhà cửa. Ông Du cho rằng Giang Trạch Dân còn nhiều tội ác khác: “Chúng tôi đã phải chịu đựng thống khổ dưới thời Giang Trạch Dân để lại, hiện không có cách nào truy cứu”.

 

Ông Du dẫn lời một người thỉnh nguyện từ khu Đông Bát nói: “Nếu muốn truy cứu Giang Trạch Dân, dường như bây giờ phải lật đổ ĐCSTQ mới có thể truy cứu.”

 

 
Giang Trạch Dân cai trị đất nước bằng "tham nhũng"; 108 quan chức tham nhũng với 100 triệu Nhân dân tệ, ĐCSTQ đã trở thành đảng chính trị tham nhũng nhất thế giới. (Ảnh: “Bách niên chân tướng”/ qua The Epoch Times)
 

 

Cựu nhân viên truyền thông: Hình ảnh xấu ác của Giang Trạch Dân sẽ không bao giờ bị lãng quên

 

Cựu phóng viên Triệu Lan Kiện nói với The Epoch Times rằng, Giang Trạch Dân đã gây ra rất nhiều tội ác trong thời gian cầm quyền, chẳng hạn như cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một hành động phát xít hiếm thấy trong xã hội đương đại. Trong thời kỳ Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã sử dụng Dự án Lá chắn Vàng để xóa sạch thông tin, đây là thủ phạm chính dẫn đến sự thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc.

 

Giang Trạch Dân lên nắm quyền vào năm 1989 bằng máu của các sinh viên "ngày 4 tháng 6", và ông ta cũng thẳng tay đàn áp tờ "The World Economic Herald" ở Thượng Hải.

 

Năm 1990, ngay sau khi Giang vừa lên nắm quyền, ông ta đã tổ chức một cuộc họp báo với các nhà báo Trung Quốc và nước ngoài tại Bắc Kinh, khi một nữ phóng viên nước ngoài hỏi Giang Trạch Dân: “Tôi nghe nói rằng một nữ sinh viên đại học tham gia phong trào dân chủ năm 1989 đã bị bắt và đưa đến một nông trường cải tạo lao động ở tỉnh Tứ Xuyên. Ở đó, cô bị một số nam cảnh sát cưỡng hiếp tập thể. Ông nghĩ gì về vấn đề này?”

 

Giang Trạch Dân trả lời: "Nữ sinh viên đại học này là một kẻ bạo động. Cô ấy (bị cưỡng hiếp tập thể) là đáng tội!" Những lời của Giang đã khiến cả thế giới bị sốc.

 

Cựu phóng viên Triệu Lan Kiện cho rằng để đánh giá một người, trước tiên phải nhìn vào lịch sử thực tế. Với hình ảnh và hành vi xấu xa của Giang Trạch Dân, "Tôi sẽ không bao giờ quên, và tôi sẽ không bao giờ tha thứ."

 

Cựu phóng viên Triệu Lan Kiện nói rằng lời nhận xét này cho thấy Giang Trạch Dân cực kỳ ngu xuẩn, tàn bạo và vô nhân tính. "Cô gái bị cưỡng hiếp đó, cô ấy đã phạm tội gì? Cô ấy có đáng bị hơn 10 người cưỡng hiếp không?"

 

 
Người dân Trung Quốc đốt pháo ăn mừng "cái chết" của Giang Trạch Dân (Ảnh do người dân ở Trung Quốc cung cấp/ qua The Epoch Times)
 

 

Phim ngắn: Giang Trạch Dân và tội ác diệt chủng đẫm máu

 

Tác giả: Lý Linh - The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP