Sau dịch Vũ Hán, dịch châu chấu có khả năng tấn công Trung Quốc

Sau dịch Vũ Hán, dịch châu chấu có khả năng tấn công Trung Quốc

Sau dịch Vũ Hán, dịch châu chấu có khả năng tấn công Trung Quốc

Sau dịch Vũ Hán, dịch châu chấu có khả năng tấn công Trung Quốc

Sau dịch Vũ Hán, dịch châu chấu có khả năng tấn công Trung Quốc
Sau dịch Vũ Hán, dịch châu chấu có khả năng tấn công Trung Quốc
Thứ bảy, 28-12-2024 15:45, (GMT+07:00)
Sau dịch Vũ Hán, dịch châu chấu có khả năng tấn công Trung Quốc
16-02-2020 16:33

Theo trang China News, hãng “Thông tấn xã Trung ương” của Trung Quốc, dịch châu chấu đang tấn công khu vực phía nam Ethiopia thuộc miền đông châu Phi và một phần của Kenya với số lượng châu chấu được xem là lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Đội quân châu chấu đã tấn công kho thóc địa phương, nhưng chỉ có một vài máy bay rải rác có thể phun thuốc diệt châu chấu khiến các chuyên gia lo lắng như “ngồi trên đống lửa”.

 

Dịch châu chấu bùng phát ở châu Phi

Vào ngày 11 tháng 2, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa ra cảnh báo toàn cầu rằng dịch châu chấu sẽ gây ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, hàng triệu người sẽ cần cứu trợ lương thực và phải mất nhiều năm mới có thể kiểm soát tình hình. FAO cảnh báo rằng nếu không kiểm soát được tình hình trước mùa khô vào tháng 6, số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần.

Vào ngày 10 tháng 2, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước tăng cường hỗ trợ các quốc gia bị đe dọa bởi châu chấu. Tổ chức này cho biết họ đã vận động được 21 triệu đô-la từ quỹ viện trợ, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với con số 76 triệu đô-la cần thiết. Các quan chức FAO cho biết số lượng châu chấu đã tăng 64 triệu lần trong vòng một năm rưỡi, và ước tính rằng số châu chấu ở Kenya, Ethiopia và Somalia đã đạt 360 tỷ con. Những con châu chấu này có sức tàn phá chưa từng thấy, gây ra tình trạng thiếu lương thực ở nhiều nơi.

Châu chấu là loài gây hại di cư lâu đời nhất trên thế giới và châu chấu sa mạc là một trong những loài phá hoại nhất. Số lượng châu chấu trên mỗi km vuông có thể lên tới 40 triệu con, chúng có thể bay 150km mỗi ngày và ăn hết số thực phẩm dành cho 35,000 người chỉ trong một ngày.

 

Được biết lần này dịch châu chấu bắt đầu ở châu Phi và sau đó bay qua Biển Đỏ tiến vào châu Âu và châu Á. Bầy châu chấu đã đến Pakistan và Ấn Độ, chỉ còn cách Trung Quốc một bước.

Theo thống kê của FAO, thiệt hại do nạn châu chấu gây ra cho cây trồng là nặng nề nhất ở Đông Phi trong 25 năm qua và trong 70 năm qua đối với Kenya. Somalia và Ethiopia trực tiếp tuyên bố rằng sản xuất nông nghiệp bị đình trệ hoàn toàn, và hàng triệu sinh mệnh đang gặp phải mối đe dọa chưa từng có.

Đàn châu chấu được cho là rất tạp ăn và di chuyển nhanh; Nguồn: fr.sputniknews.comA

Pakistan đã bị tấn công bởi một cuộc xâm lược kép của châu chấu châu Phi và châu chấu Iran, tạo ra một trận dịch châu chấu chưa từng thấy ở nước này trong vòng 27 năm qua. Các quan chức Pakistan nói rằng lũ châu chấu hiện đang diệt sạch khoảng 35,000 khẩu phần ăn mỗi ngày và nếu tình hình không được kiểm soát thì quốc gia này sẽ không còn lương thực để thu hoạch. Do đó Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Rajasthan, 400 tỷ con châu chấu đã tấn công đất nước này, khiến một lượng lớn cây trồng bị phá hủy và dịch châu chấu đã lan sang các nước khác. 700,000 binh sĩ Ấn Độ đóng quân tại đất nước này đã phải rút quân vì thiếu lương thực, điều này đã giúp trực tiếp giảm bớt áp lực cho Pakistan.

 

Một số chuyên gia ở Ấn Độ dự đoán rằng dịch châu chấu sẽ làm giảm 30% – 50% sản lượng lương thực của Ấn Độ, điều này đã làm gia tăng sự lo ngại cho chính phủ Ấn Độ. Thậm chí thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi đã tặng một nhành ô liu cho Pakistan để yêu cầu đình chiến.

Công nghệ khống chế dịch hại không mấy lạc quan

Một trận dịch châu chấu tương tự đã xảy ra ở miền bắc Ethiopia vào năm 1954 khi châu chấu phá hủy gần 100% thảm thực vật lá địa phương và khi có hạn hán, nạn đói kéo dài một năm đã xảy ra.

Mặc dù có những tiến bộ về khoa học và công nghệ, việc kiểm soát tình hình dịch châu chấu vẫn không mấy lạc quan và ‘đội quân’ châu chấu hàng ngày vẫn đang tràn vào vựa lúa của Ethiopia ở Thung lũng tách giãn lớn thuộc Đông Phi. Thời điểm tốt nhất để phun thuốc diệt châu chấu từ trên không là khi lũ châu chấu vẫn còn ở trên mặt đất. Vì châu chấu là sinh vật máu lạnh, chúng hầu như không hoạt động trước khi trời ấm lên vào ban ngày nên buổi sáng sớm là thời điểm tốt nhất để phun thuốc, nhưng không may là trời lại thường xuyên đổ mưa. Trở ngại thứ hai là phải phun thuốc từ trên không, nhưng khi máy bay cất cánh thì bầy châu chấu đã ở trên không trung.

Chính phủ Ethiopia đã thuê các phi công phun thuốc diệt châu chấu từ một công ty tư nhân, và nói rằng: “Chúng bay cao tới khoảng 914m và số lượng châu chấu nhiều đến mức có thể chặn đường khí nạp của máy bay. Điều này thực sự nguy hiểm”. Sau khi kết thúc việc phun thuốc từ trên không, toàn bộ thân máy bay chứa đầy chất nhầy hút côn trùng, đến mức không thể nhìn thấy kính chắn gió”.

 

Liên Hợp Quốc cần ngay khoảng 76 triệu đô-la Mỹ để tăng cường phun thuốc trừ sâu từ trên không tại địa phương.

Bayer cho biết: “Năm 2020 là năm gây hại của châu chấu, chúng ta không thể ngồi chờ chết, bởi có thể toàn bộ khu vực sẽ bị nuốt chửng bởi dịch châu chấu và nó sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng lớn”.

Nạn châu chấu ảnh hưởng thế nào tới Trung Quốc?

Vì Pakistan và Ấn Độ nằm giáp với Trung Quốc, dịch châu chấu này chẳng phải là mối đe dọa cho Trung Quốc hay sao? Vì thế ứng dụng Thông tin Khoa học Trung Quốc đã phỏng vấn các chuyên gia có liên quan của Viện Động vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Khoa học Đời sống của Đại học Hà Bắc và Viện Tài nguyên Sinh học và Ứng dụng của Viện Hàn lâm Khoa học Quảng Đông về vấn đề này.

Các chuyên gia nói rằng không thể xem thường nạn châu chấu này, “Vân Nam Trung Quốc chúng ta từng có ghi chép về dịch châu chấu châu Phi, vì vậy cần chú ý đến hướng di chuyển của châu chấu từ Ấn Độ, và xem xét liệu có thể xuất hiện nguồn côn trùng bản địa mới hay không. Nếu châu chấu tiếp tục di chuyển theo hướng Đông tới Myanmar thì rất có thể chúng sẽ tạo ra mối đe dọa cho nước ta, Thái Lan, Lào và Việt Nam”.

 

Các chuyên gia nói rằng: “Sự xuất hiện của dịch châu chấu có liên quan mật thiết đến tập tính sinh học của bản thân loài gây hại này cũng như môi trường sinh thái và khí hậu địa phương. Châu chấu có khả năng sinh sản rất mạnh, một khi phát sinh dịch thì mật độ châu chấu sẽ tăng cao bất thường, làm thành một đàn hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ con châu chấu gây hại đang bay. Khả năng di chuyển của chúng rất mạnh, lại thêm đặc tính ăn phức tạp do đó gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch”.

Các chuyên gia còn nhấn mạnh: “Điều đáng chú ý là, do sự phát triển nhanh chóng của việc đô thị hóa nông thôn ở Trung Quốc, một số vùng đất bị bỏ hoang và quản lý môi trường lỏng lẻo đã dẫn đến cỏ dại mọc um tùm, trở thành nơi sinh sống lý tưởng cho châu chấu. Đây chính là nguy cơ của dịch châu chấu ở Trung Quốc”.

Cư dân mạng Trung Quốc bình luận:

“Ai da, nếu nói như thế thì châu chấu chỉ cần bay qua cao nguyên Thanh Tạng là tới được Trung Quốc rồi. Quả thực là đáng sợ!”

“Dịch viêm phổi, dịch hạch, dịch tả lợn, dịch châu chấu… dân tộc Trung Hoa năm nay đã đến đại kiếp rồi”.

“Cảm giác như ngoài hỏa hoạn, bệnh dịch, nạn châu chấu còn có thêm động đất và sóng thần. Đã đến lúc thánh Moses rẽ nước biển Đỏ rồi chăng?”

Đăng theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP