Nói đến những Thần thám phá án như Thần, mà những kẻ phạm tội nghe đến tên liền kinh hồn khiếp đảm, thì người đầu tiên phải nói đến chính là Bao Chửng - Bao đại nhân.
Nói đến những Thần thám phá án như Thần, mà những kẻ phạm tội nghe đến tên liền kinh hồn khiếp đảm, thì người đầu tiên phải nói đến chính là Bao Chửng - Bao đại nhân. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Từ xưa đến nay, Bao Công thiết diện vô tư, là hóa thân của công lý, chính nghĩa, vì người dân lấy lại sự công bằng, không sợ cũng không theo quyền quý, cường quyền, nên được đông đảo nhân dân kính yêu, mọi người gọi ông là Bao Thanh Thiên.
Không chỉ có vậy, người đời sau kỷ niệm ông, đã thời cúng ông như Thần linh. Mọi người đều biết Bao Chửng chí công vô tư, nhưng đâu biết điều này được ông gây dựng trên cơ sở xét rõ chi tiết, phụng công phá án, bất kể kẻ đó là tể tướng hay hoàng thân quốc thích, bất kể nghi phạm là ai, ông đều đưa ra kết luật công bằng chính trực nhất. Trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về Bao Công. Có lần để phá án, Bao Công đã đưa ra một vế đối, sau khi một thư sinh đối được vế đối này, Bao Công liền phán định, thư sinh này chính là hung thủ. Chuyện này là như thế nào?
Năm 999, Bao Chửng sinh ra ở Hợp Phì, Lư Châu, trong một gia đình bình thường. Lòng ôm hoài bão và chí lớn, ông đã bước lên con đường cầu học.
Năm Thiên Thánh thứ 5 đời Tống Nhân Tông (năm 1027), với thành tích và năng lực cá nhân xuất sắc, Bao Chửng đã thi đỗ tiến sĩ, và đảm nhiệm chức Đại lý Bình sự, bắt đầu bước chân vào quan lộ.
Năm Khánh Lịch thứ nhất (năm 1041), Bao Chửng được bổ nhiệm làm Tri phủ Đoan Châu, từ đó, phẩm hạnh thanh chính liêm khiết của ông bắt đầu triển hiện. Quan trường triều đình luôn là nơi tham ô hối lộ thường xuyên xảy ra, làm chức quan tri phủ như thế này, cũng không tránh khỏi cảnh Bao Chửng gặp những người đến hối lộ, nhưng đều bị ông nghiêm khắc cự tuyệt. Trong hơn 20 năm làm quan, ông luôn coi việc giúp dân minh oan, và giữ mình trong sạch làm mục tiêu của bản thân, cuối cùng, ông đã trở thành “Bao Thanh Thiên thiết diện vô tư” trong lòng người dân, được đời đời ca ngợi.
Một lần, ông đi xem xét tình hình người dân, thì phát hiện ra một vụ án kỳ lạ ở địa phương, một vị thiếu gia và vợ mới cưới tự tử. Sau khi xem xét, ông được biết, đây là cặp cô dâu chú rể vừa mới cưới, sang đến ngày thứ 2 thì xảy ra chuyện này. Cô gái treo cổ lên xà nhà, còn thiếu gia thì nhảy xuống sông ra đi theo cô dâu.
Cả gia đình cực kỳ đau buồn, không ai tìm ra được lý do cô dâu chú rể tự tử. Tuy nhiên, Bao Công với kinh nghiệm nhiều năm phá án thì thấy vụ án này khá đơn giản. Sau khi tìm hiểu sâu, Bao Công phát hiện ra cô dâu này là một cô gái cũng có chút tiếng tăm. Hôm kết hôn, nhân không khí vui mừng, cô cầm bút viết vế đối để thử tài chú rể: “Điểm đăng đăng các các công thư”. (Thắp đèn lên lầu người nào người ấy đọc sách).
Cô nói chỉ khi nào đối được thì mới được vào động phòng. Lúc này, chú rể đã vui mừng cùng tân khách, nên uống đã say rồi, chẳng thể nghĩ ra câu đối để đối lại được.
Vì vậy, qua một thời gian mà chú rể vẫn không đối được, đành sang thư phòng ngủ. Sáng sớm hôm sau, cô dâu tỉnh dậy, bèn đi tìm chú rể, khen vế đối hôm qua rất hay. Nhưng khi gặp chú rể, cô lập tức phát hiện ra, chú rể vào động phòng hôm qua lại là một người khác.
Trong xã hội thời đó, đây là một nỗi sỉ nhục cực lớn. Cô dâu đau đớn khóc lóc và chạy về phòng của mình. Cô thấy đã làm hỏng sự trong trắng của mình, liền lựa chọn thắt cổ tự tử. Chú rể cũng vô cùng đau lòng, liền chạy ra sông trầm mình ra đi theo cô dâu.
Thời xưa, trước khi thành thân, hai vợ chồng không được gặp nhau. Bao Công lập tức có chủ ý, ông đem vế đối của cô dâu dán ở gần nha môn, đồng thời nói sẽ ban chức quan cho người nào đối được vế đối này. Quả nhiên xuất hiện vế đối cực kỳ chuẩn chỉnh với vế đối của cô dâu: “Di ỷ ỷ đồng đồng thưởng nguyệt” (Dời ghế, dựa cây, cùng nhau ngắm trăng).
Bao Công sai người bắt người đã làm vế đồi này. Cuối cùng, thư sinh, tác giả của vế đối đó đã phải cúi đầu nhận tội.
Đến đây, bí mật vụ án đã được bóc trần, và được lưu truyền trong dân gian, thành một giai thoại đẹp. Năm Gia Hựu thứ 7 (năm 1062), Bao Chửng qua đời, hưởng dương 63 tuổi. Hoàng đế Tống Nhân Tông phong Bao Công là Đông Hải Quận Khai Quốc Hầu, ban tặng quan tước Lễ Bộ Thượng Thư, ban thụy hiệu là Hiếu Túc, đồng thời đích thân Hoàng đế cho nghỉ triều một ngày để đến đọc điếu văn viếng Bao Công.
Đương thời, khi bách tính trong kinh thành biết tin Bao Công qua đời, họ đã đến viếng tập thể. Còn trong dân gian thì lưu truyền rằng, Bao Công là Văn Khúc Tinh chuyển sinh, sau khi chết trở thành một vị Diêm Vương ở Điện thứ 5.
Đời sau có thơ khen rằng: “Long Đồ Bao Công, cuộc đời thế nào? Tâm can băng tuyết, lòng chứa sơn hà. Báo quốc tận trung, chí công vô tư. Thanh danh rực sáng, vạn cổ chẳng phai”.
Trung Hòa
Nguồn SOH
Đăng theo NTDVN