Nostradamus đã tiên đoán về nhiều thảm họa, ngày tận thế và ngày Đại thẩm phán, nhưng ông cũng đề cập rằng nhân loại sẽ mở ra một thời kỳ hoàng kim mới, và trong thời đại này, chế độ quân chủ sẽ trở lại và nhà vua sẽ trở lại.
Kể từ khi xuất hiện một quốc gia, con người chúng ta đã có hai hệ thống nói chung, một là chế độ quân chủ, mọi thứ nghe theo hoàng đế, và hai là chế độ cộng hòa dân chủ, nơi mọi người có thể thảo luận mọi việc. Vậy có phải lúc đầu xã hội loài người là một chế độ quân chủ, rồi từ từ chuyển sang chế độ cộng hòa dân chủ?
Trên thực tế, các chế độ quân chủ và các nền cộng hòa đã xen nhau trong lịch sử nhân loại. Ví dụ, ở Hy Lạp cổ đại, Athens là thể chế dân chủ sớm nhất, trong khi Sparta là chế độ quân chủ, và cả hai cùng tồn tại. Hy Lạp và Sparta cuối cùng đã bị đánh bại bởi chế độ quân chủ của Alexander Đại đế. Sau đó, châu Âu từ chế độ quân chủ lại trở về chế độ cộng hòa La Mã, tức là nước Cộng hòa La Mã.
Khi Cộng hòa La Mã phát triển, nó trở thành Đế chế La Mã và trở lại chế độ quân chủ. Vì vậy, lịch sử loài người không phát triển theo tuyến tính mà phát triển tuần hoàn.
Vì vậy, sự phát triển của một chế độ cộng hòa dân chủ có thể trở thành một chế độ quân chủ, và sự phát triển của một chế độ quân chủ có thể trở thành một chế độ cộng hòa dân chủ. Có một câu hỏi đặt ra rằng, liệu thế giới hiện tại của chúng ta phát triển tiếp thì có trở lại chế độ quân chủ không?
Lời tiên tri của Nostradamus: Sau chế độ cộng hòa sẽ trở lại chế độ quân chủ
Cá nhân tôi luôn ủng hộ một nền cộng hòa dân chủ, nhưng gần đây nghiên cứu những lời tiên tri của Nostradamus, và đột nhiên thấy một điều rất thú vị. Nostradamus thậm chí còn dự đoán rằng sau khi tiến tới một nền cộng hòa, nhân loại sẽ trở lại chế độ quân chủ. Tôi thực sự choáng váng khi nhìn thấy nó. Hãy xem nhà tiên tri người Pháp Nostradamus đã nói gì.
Nhà tiên tri người Pháp Nostradamus đã nói trong lời tựa (bức thư gửi con trai) của tác phẩm "Những thế kỷ" rằng: Vào cuối thế kỷ này, một số quốc gia sẽ trải qua các cuộc cách mạng, trong khi những quốc gia khác sẽ trải qua những thảm họa dài hơn. Chúng ta sẽ đến một kỷ nguyên cộng hòa. Sau đó, với sự giúp đỡ của Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, trước khi hoàn thành chu kỳ này, chế độ quân chủ sẽ trở lại, và rồi thời kỳ hoàng kim sẽ đến. Cha phán đoán dựa trên quy luật chuyển động của các thiên thể rằng thời kỳ hoàng kim sẽ quay trở lại.
Đoạn này rất tối nghĩa. Trước hết, chúng ta biết rằng thế giới sẽ trải qua một loạt các cuộc cách mạng và sau đó bước vào kỷ nguyên cộng hòa, chế độ quân chủ sẽ trở lại và thời kỳ hoàng kim sẽ đến. Bây giờ chúng ta đang ở trong một nước cộng hòa, nhưng giữa nền cộng hòa và chế độ quân chủ, có một "hoàn thành chu kỳ đầy đủ của nó" (completing its full cycle). Chính xác thì chu kỳ này ám chỉ điều gì? Nostradamus đã giải thích chu kỳ này trong một phần khác của bức thư này, nó tương đối dài.
Nói ngắn gọn rằng Nostradamus tin rằng có một kẻ chống Chúa, Antichrist là một danh từ trong Công giáo và Cơ đốc giáo, có nghĩa là một Ác ma chống lại Đấng Tạo Hóa. Nó cũng xuất hiện nhiều lần trong “Kinh Thánh”, vì Nostradamus là một tín đồ Cơ Đốc thuần thành nên ông đã tiên đoán về nhiều sự tình trong tín ngưỡng tôn giáo. Nostradamus dự đoán rằng kẻ chống Chúa này sẽ mang đến những thảm họa lớn cho nhân loại, và nhiều tệ nạn tràn ngập thế giới. Cuối cùng, kẻ chống Chúa sẽ bị Đấng Tạo Hóa ném xuống vực sâu không đáy, không bao giờ trở dậy được. Lúc này, chúng ta sẽ mở ra triều đại của Mộc Tinh (Jupiter) và bắt đầu một thời kỳ hoàng kim. Phần này cơ bản tương ứng với những lời tiên tri trong sách "Khải Huyền của Kinh thánh" của Công giáo, nội dung đại khái giống nhau nên chúng ta sẽ không nói thêm về nó.
Nói một cách đơn giản, sau khi kẻ chống Chúa hoặc Satan bị ném xuống vực sâu, nhân loại mở ra sự trở lại của chế độ quân chủ, sự trở lại của nhà vua và sự xuất hiện của thời kỳ hoàng kim.
Bỏ dần truyền thống để giành lấy tự do?
Nostradamus cũng nói rằng các quốc gia, thành phố và tỉnh thành sẽ dần từ bỏ truyền thống của họ để giành lấy tự do. Nhưng khi làm như vậy, họ đã tự trói mình chặt hơn. Họ thực sự đang âm thầm mất tự do. Kết quả cuối cùng là con người mất lòng tin vào tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống, họ bắt đầu rẽ trái, và cuối cùng họ sẽ quay lại con đường đúng đắn (bên phải), và Thần tính sẽ trở lại.
Đoạn văn này khiến tôi rất xúc động, đây chẳng phái chính là mô tả tình trạng hiện tại của thế giới chúng ta sao? Trong những thập kỷ gần đây, toàn bộ xã hội, dù ở phương Đông hay phương Tây, đều đang từ bỏ văn hóa truyền thống, và toàn bộ xã hội và chính trị đang chuyển sang cánh tả, đang rẽ sang trái. Một số người bạn Mỹ nói rằng, chúng tôi vốn là phái trung lập, ở giữa. Hiện nay xã hội đã rẽ trái, chúng tôi đứng yên, vậy mà sao bỗng trở thành phái hữu.
Từ bỏ truyền thống trên danh nghĩa là để có nhiều tự do hơn, nhưng cuối cùng, rất nhiều tự do đã biến mất. Hãy nhìn vào nước Mỹ hiện tại, Tổng thống Mỹ phát biểu trên truyền hình, đài truyền hình không phát sóng, Twitter bị xóa, Facebook bị cấm.
Một ví dụ khác là tính đúng đắn về chính trị hiện nay ở Hoa Kỳ. Sự xuất hiện của tính đúng đắn về chính trị trên danh nghĩa là để bình đẳng. Bạn không thể nói những điều xúc phạm một số nhóm nhất định, nhưng một hậu quả là nó hạn chế rất nhiều quyền tự do ngôn luận, kể cả sự thật cũng không được phép nói.
Ví dụ, nếu bạn nói ở Hoa Kỳ rằng, theo dữ liệu của FBI, tỷ lệ tội phạm của một nhóm dân tộc nào đó cao hơn các nhóm dân tộc khác, bạn sẽ bị coi là không đúng đắn về chính trị ngay khi bạn nói. Nhưng vấn đề chúng ta đang đề cập là một sự thật. Điều này dẫn đến một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vì tính đúng đắn về chính trị nên người ta e ngại nói sự thật. Đây chẳng phải chính là những gì Nostradamus đã nói đó sao? Chúng ta từ bỏ truyền thống để giành tự do, nhưng cuối cùng lại bị chính mình trói buộc, trói buộc bản thân ngày càng chặt hơn, thậm chí quyền tự do ngôn luận cơ bản cũng bị hạn chế rất nhiều.
Nhưng theo lời tiên tri của Nostradamus, "they will begin to strike to the left, only to return to the right" (họ sẽ bắt đầu rẽ trái (sang cánh tả) chỉ để quay trở lại sang phải (sang cánh hữu) ). Chúng ta rẽ sang trái và cuối cùng chúng ta sẽ quay trở lại con đường phải (bên phải). "Right" có hai nghĩa, một là đúng và hai là bên phải (hữu, cánh hữu). Về phần con đường trong tương lai, rẽ trái rẽ phải như thế nào thì Nostradamus không nói, tôi không đoán được, chỉ có thể chờ xem.
Trở lại thể chế quân chủ và cộng hòa dân chủ. Cá nhân tôi nghĩ rằng dân chủ và chế độ quân chủ đều có ưu và khuyết điểm. Mặc dù các thể chế dân chủ được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực chính trị, nhưng trong quân đội và các công ty thì chưa bao giờ nói dân chủ.
Ví dụ như Hàn Tín đánh trận quyết chiến Thủy bối, sắp đánh trận rồi, ông giơ tay lên nói: "Hỡi các anh em hãy biểu quyết, chúng ta có đánh hay không?"
Quân sĩ bắt đầu biểu quyết, oán trách: "Trận này đánh thế nào đây, địch 200.000, ta 20.000, đánh thế nào? Đánh không nổi!"
Cuộc bỏ phiếu đang diễn ra được nửa chừng thì quân địch đã đánh tới. Lúc này tướng quân Hàn Tín lại nói: "Chúng ta lại bỏ phiếu đi. Hỡi anh em ơi, địch đến rồi, hãy bỏ phiếu xem có nên đầu hàng hay không?".
Sau đó mọi người trả lời rằng: "Được! Hãy bỏ phiếu đi".
Thế là trận Thủy bối nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới sẽ diễn ra như thế này sao? Làm sao có thể như thế được?
Trong quân đội, cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên, bởi vì mỗi người đều có ý kiến khác nhau, nhưng quân đội phải chú ý đến thời điểm tác chiến, cực kỳ nhanh chóng. Không thể lắng nghe tất cả mọi người, và cũng không có thời gian để lắng nghe. Trong công ty cũng vậy, chưa bao giờ nghe nói rằng giám đốc điều hành của công ty được bầu bởi toàn thể nhân viên công ty, hoặc khi sa thải một người thì phải bỏ phiếu. Nếu nó thực sự tồi tệ như vậy, thì công ty sẽ luôn sa thải những người không được yêu thích nhất, chứ không sa thải những người kém năng lực nhất và những người lười nhác trốn việc, hỏng việc nhất.
Hệ thống chính trị dân chủ và quân chủ đều có những ưu và khuyết điểm
Thực ra dân chủ và quân chủ, với tư cách là những hệ thống khác nhau, đều có những ưu điểm và nhược điểm. Nhưng trong lĩnh vực chính trị, tôi vẫn là người ủng hộ một nền cộng hòa dân chủ, tôi cho rằng nước cộng hòa liên bang hiện tại của Hoa Kỳ là hệ thống chính trị ổn định và xuất sắc nhất trên thế giới.
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào hệ thống liên bang. Chính phủ liên bang quản lý các công việc của liên bang và tiểu bang quản lý các công việc của tiểu bang, chẳng hạn như giáo dục và cảnh sát. Đây là quyền hạn của mỗi tiểu bang. Do đó, chỉ có các trường đại học tiểu bang trong Hoa Kỳ. Không có cái gọi là trường đại học công lập quốc gia. Lý do. Đất nước không điều hành trường học, mỗi bang tự điều hành.
Cảnh sát cũng làm như vậy, mỗi bang lo việc riêng nên mỗi bang có cơ quan quản lý giao thông và bằng lái xe riêng. Chính phủ liên bang chỉ quản lý hộ chiếu của bạn, và mỗi tiểu bang sẽ quản lý giấy phép lái xe của bạn. Cục điều tra Liên bang FBI xuất hiện vì cảnh sát ở bang này không có quyền thực thi pháp luật ở bang khác. Chúng ta phải làm gì đây? Chỉ có liên bang vào cuộc.
Ở cấp liên bang, ba quyền lực được tách biệt, quyền hành pháp thuộc về tổng thống, tư pháp có Tối cao Pháp viện, và lập pháp là Quốc hội, kiểm tra và giám sát lẫn nhau. Ở cấp tiểu bang, ba quyền lực cũng được tách biệt với thống đốc, Quốc hội tiểu bang và tòa án cấp cao tiểu bang.
Đại đa số người Mỹ cũng ủng hộ nền cộng hòa hiện tại. Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu và tìm thấy những điều thú vị. Có một số người ở Hoa Kỳ ủng hộ chế độ quân chủ. Tờ "Người bảo vệ" của Anh đưa tin, trang mạng Reddit của Mỹ có trang chuyên bàn về chủ nghĩa quân chủ (monarchism), có gần 10.000 thành viên và họ đều tuyên bố ủng hộ chế độ quân chủ.
Thành viên Sean là một nghiên cứu sinh lịch sử ở độ tuổi 20 và lớn lên trong một gia đình Công giáo ở Massachusetts. Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, anh cho biết mình thích học lịch sử từ khi học cấp 2, đặc biệt là lịch sử Đế chế La Mã. "Khi nhiều người có xu hướng theo chủ nghĩa tự do ở trường trung học thì tôi đã nghiên cứu lý thuyết chính trị thời Trung cổ và trở nên bảo thủ hơn. Tôi nghĩ chế độ quân chủ là thú vị nhất, và chúng ta nên quay trở lại cuối thời Trung cổ".
Đối với Sean và các thành viên khác, chế độ quân chủ không chỉ đại diện cho quân chủ tối cao của đất nước, chế độ quân chủ còn tượng trưng cho sự trở lại truyền thống. Một trong những cư dân mạng giải thích: "Chế độ quân chủ dựa trên nền tảng của đất nước và thể hiện sự tôn trọng đối với quá khứ, con người và văn hóa". Nhiều người thích chế độ quân chủ. Trên thực tế, đó là về khao khát truyền thống và văn hóa quá khứ, không phải phục hồi chế độ chuyên quyền.
Vậy nếu dự đoán của Nostradamus là đúng thì chế độ quân chủ sẽ xuất hiện trở lại, tương lai sẽ là chế độ quân chủ nào, và bạn hy vọng sẽ trở thành chế độ quân chủ nào? Tiếp theo, chúng ta hãy chỉ nghĩ về nó và tưởng tượng một chút.
Trung Quốc cổ đại là tập quyền, ĐCSTQ là cực quyền (toàn trị)
Cá nhân tôi thực sự thích hệ thống chính trị của triều đại nhà Đường và triều đại Bắc Tống hơn. Đặc biệt là nền chính trị thời Đường Thái Tông. Trước nay luôn có một thuật ngữ gọi là xã hội phong kiến. Trên thực tế, Trung Quốc trong hai ngàn năm qua chưa từng có phong kiến. Chế độ phong kiến là gì? Tức là hoàng đế hay quốc vương có đất đai quá lớn không thể kiểm soát, nên phong cho người ở dưới làm công tước, bá tước, và chia đất (lãnh địa) cho họ quản lý cho hoàng đế (quốc vương), đó là Phong. Sau đó, các vị công hầu đươc phong đất đó xây dựng trên lãnh địa được phong. Họ có nghĩa vụ là khi hoàng đế (quốc vương) đánh trận thì gửi binh lính, và cống nạp hàng năm. Đó là Kiến. Hợp lại gọi là Phong Kiến.
Kể từ thời nhà Tần, Trung Quốc không có chế độ phong kiến như vậy trong hơn hai nghìn năm. Chế độ của Trung Quốc cổ đại là quản lý tập trung trung ương, thường được gọi là trung ương tập quyền. Tập quyền và cực quyền (toàn trị) không giống nhau, tập quyền là tập trung quyền lực, còn cực quyền (toàn trị) nghĩa là nhà nước có quyền kiểm soát và ảnh hưởng tuyệt đối đối với xã hội hoặc cá nhân.
Ở Trung Quốc cổ đại là tập quyền, còn ĐCSTQ là cực quyền (toàn trị), và sự kiểm soát đối với cá nhân là rất tỉ mỉ. Ví dụ, hôn nhân của một số người là do tổ chức sắp đặt. Người dân sinh con cũng đều phải theo sự quản lý "sinh đẻ kế hoạch". Lúc đầu người dân phải sinh nhiều con, sinh ít là không được. Sau này, người dân chỉ được sinh một con. Nếu sinh nhiều hơn một con thì bị trừng phạt như không cho nhập hộ khẩu, hoặc cưỡng chế phá thai.
Từ thời nhà Tần là bắt đầu tập quyền trung ương. Chính quyền trung ương đã cử người đi quản lý các địa phương, và các địa phương trực tiếp do chính quyền trung ương phụ trách. Đến thời nhà Đường phát triển ra hệ thống "tam tỉnh lục bộ", theo tôi, chế độ của thời Đường rất tiên tiến.
Tam tỉnh là Trung thư, Môn hạ và Thượng thư. Trung thư tỉnh chịu trách nhiệm về việc xây dựng luật và quy định (là cơ quan lập pháp, khá giống Hạ viện Mỹ ngày nay). Môn hạ tỉnh chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các văn bản pháp lệnh của Trung thư tỉnh (là cơ quan giám sát, thẩm định, khá giống Thượng viện Mỹ ngày nay). Sau khi sắc lệnh được Môn hạ tỉnh thông qua, nó sẽ được giao cho Thượng thư tỉnh để thi hành. Thượng thư tỉnh là bộ máy hành chính, phụ trách quản lý hành chính, thực hiện các luật pháp mà cơ quan lập pháp đã thông qua (giống như chính quyền ngày nay). Dưới Thượng thư tỉnh là 6 bộ (lục bộ) gồm: Bộ Lại, phụ trách bổ nhiệm bãi nhiệm, điều động quan lại cả nước; Bộ Hộ phụ trách ruộng đất, hộ tịch, thu thuế; Bộ Lễ phụ trách các nghi lễ, thi cử, tiếp đón và đi sứ các nước; Bộ Binh quản lý và xây dựng lực lượng và vũ khí quân sự; Bộ Hình phụ trách thi hành hình pháp, ngục tù; Bộ Công phụ trách thủy lợi, giao thông, thành trì, các ngành sản xuất.
Ngoài ra, còn có Đại Lý Tự, tương đương với Tối cao Pháp viện ngày nay, đây là cơ quan tư pháp, và có Ngự Sử Đài là cơ quan giám sát, xem ai tham nhũng bẻ cong pháp luật, ai làm không đúng thì chỉ ra.
Hệ thống này có vẻ rất tốt, với các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành chính và giám sát, hoàn thiện hơn nhiều so với hệ thống quân chủ của Châu Âu cùng thời kỳ. Nhưng mọi người đều có thể có một vấn đề trong tâm trí, đó là cho dù đó là Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh, hay Đại Lý Tự, thì họ đều phải chịu trách nhiệm trước hoàng đế và tuân theo sự điều tiết của hoàng đế. Vậy thì ai kiểm soát hoàng đế, và điều gì sẽ xảy ra nếu hoàng đế mắc sai lầm? Đây luôn là vấn đề cốt lõi của chế độ quân chủ. Vậy người xưa đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Hoàng đế nhận mệnh Trời, phụng Thiên thừa vận
Người cổ đại tin rằng, hoàng đế nhận mệnh Trời, phụng Thiên thừa vận, nên chịu sự kiểm soát của Trời, vì vậy nếu có tai họa xảy ra thì đây chính là lời cảnh báo của Trời đối với bậc quân vương. Hoàng thượng phải tìm lý do của chính mình, có phải là ta đã làm sai ở chỗ nào, sau đó ban bố chiếu luận tội bản thân "Tội kỷ chiếu".
Đường Thái Tông từng nói: "Mỗi khi ta nói một lời, và mỗi việc ta làm, đều nhất định đối với trên thì kính sợ Trời, đối với dưới thì e dè quần thần. Trời ở trên cao, có thể nhìn thấy hết những thứ nhỏ bé nhất chốn nhân gian, làm sao có thể không kính sợ? Quần thần công khanh đều nhìn vào ta, làm sao có thể không e dè? Nghĩ như thế này, thì sẽ biết phải giữ khiêm tốn và kính sợ, chỉ sợ cách làm của ta không phù hợp với ý Trời và ý nguyện của bách tính"
Đường Thái Tông là vị hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc, ông vẫn có thể giữ được tấm lòng kính úy với Trời, tôn trọng quần thần, đây là lý do quan trọng để Hoàng đế Đường Thái Tông trở thành vị minh quân thiên cổ.
Theo ý kiến cá nhân, nếu một ngày nào đó chế độ quân chủ trở lại thì phải có vấn đề cần giải quyết, đó là ai ước chế hành vi của quân chủ. Chỉ khi con người lấy lại được lòng kính sợ Trời thì nền quân chủ mới có thể trở lại.
Trung Hòa
Theo Tiết mục "Giờ giải mã" - Epoch Times
Đăng theo NTDVN