Cách đây không lâu, âm thanh lạ như tiếng rồng gầm ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc khiến dư luận dấy lên nhiều giả thuyết. Thực tế là đôi khi, chúng ta nghe được những âm thanh lạ, không biết từ đâu tới. Rất có khả năng đây là âm thanh của một không gian khác lọt vào không gian nơi chúng ta đang sống và chúng ta nghe được nó. Hiện tượng này được ghi chép nhiều trong lịch sử. 

uý vị và các bạn hẳn còn nhớ câu chuyện về âm thanh kỳ lạ phát ra trong lòng đất và hang núi Quý Châu (Trung Quốc) hồi tháng 7/2020. Trong một thung lũng ở thôn Kiên Cường, thị trấn Tú Thủy, quận Uy Ninh, tỉnh Quý Châu, những âm thanh kỳ lạ đã phát ra trong nhiều ngày, gây hoang mang cho người dân địa phương và thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài. Có người cho rằng âm thanh phát ra giống như “tiếng bò kêu”, cũng có người nói là “đất kêu”, hoặc do “sự va chạm giữa các vỏ lục địa mà phát ra âm thanh”, cũng có thể là điềm báo cho một trận động đất lớn sắp xảy ra?

Thực ra trong lịch sử, những hiện tượng như vậy không phải là hiếm gặp. Ghi chép gần đây nhất là tại lễ hội âm nhạc cổ điển Long Đàm diễn ra vào ngày 10 tháng 1 năm 1985. Những âm thanh này rất đặc biệt, ngoài tiếng sấm khi trời không mây, còn có tiếng trống, tiếng chuông, tiếng nhạc. Một số ghi chép còn ghi lại có tiếng ngựa phi, tiếng khóc, tiếng gió, nước chảy. Cùng với các âm thanh, đôi khi còn có những cảnh lạ. Phạm vi nghe thấy những âm thanh này rộng hẹp rất khác nhau, rộng nhất có thể lên tới diện tích vài tỉnh. Về thời lượng, từ những ghi chép có thể thấy, thời gian dài có thể là 1, 2 giờ đồng hồ, 10 giờ đồng hồ đến 1, 2 ngày, dài nhất có thể đạt tới 1 tháng.

Các đoạn trích được ghi lại ở đây như sau:

Thời Dân Quốc, “Hòa thuận huyện chí – Tường dịch” viết: “Ngày 20 tháng 9 năm Quang Tự 24 ở phía đông nam thành huyện Phố Khắc có tiếng trống trời, sau tiếng động lớn đó, một dải màu đen xuất hiện, có 2 quả cầu màu xanh xuất hiện, rồi sau đó biến mất”.

Thời Ung Chính, “Liễu châu chí – Tường dịch” viết: “Vào một ngày tháng hai năm Đồng Trị thứ tám, một quả cầu hình tròn đỏ như lửa xuất hiện, to giống như bánh xe di chuyển từ đông sang tây, tiếp sau đó là tiếng trống trời”.

Thời Càn Long, “Phúc Ninh Phủ chí –  Tường dị” viết: “Đêm ngày 16 tháng 11 năm Ung Chính thứ 3, tại Chi Đề Ninh Đức, nơi sương giá, mặt trăng, bầu trời, gió và tiếng im lặng, tiếng chuông và tiếng trống bỗng vang lên trong không trung, âm thanh từ đâu bay tới không thể biết rõ”.

Thời Quang Tự, “Ninh Hà huyện chí – Tạp chí – Cơ Tường” viết: “Ngày 15 tháng 9 năm Tông Chí thứ bảy, bỗng nhiên vang lên tiếng sấm, lửa cháy khắp nơi, tiếng đàn bắt đầu từ phía nam, lại thấy tiếng trống nhạc trong mây mù muôn màu truyền đến từ phía đông bắc”.

Thời Dân Quốc, “Tăng tu giao chí – Tường Dịch” viết: “Ngày 10 tháng 6, mùa hè năm Thuận Trị thứ mười tám, trên bầu trời vang lên âm thanh như một vạn con ngựa đang phi nước, âm thanh cả đêm không dứt, tới đêm hôm sau lại tiếp tục”.

Ảnh minh họa: Một phần bức tranh Triệu Bá Câu (Tống)

Thời Quang Tự, “Thông Châu Chí” viết: “Vào tháng 2 năm Vạn Lịch thứ 45, trong không trung âm thanh như ngàn vạn con ngựa phi nước đại, người dân cả vùng vô cùng kinh hãi.”

Theo Tiền Vĩnh Tùng Thoại”: “Đầu tháng 11 năm Càn Long thứ 50, người dân ở hồ Trung Thạch đêm nào cũng nghe thấy tiếng hàng nghìn quân lính đang lâm trận, vang vọng rất xa, người dân chạy ra xem nhưng xung quanh đều không có gì, chỉ thấy một vài điểm ánh sáng trong lòng hồ”.

Thời Dân Quốc “Cảnh đông huyện chí – Thiên văn chí – Nạn dịch” có ghi: “Một đêm tháng 8 Canh Thân năm Hàm Phong thứ 10, mọi người nghe thấy âm thanh như sấm dậy từ xa vọng tới. Hôm sau, các cây to hàng chục người ôm trên núi đều bị gãy làm đôi”.

Thời Khang Hy “Linh Thọ huyện chí – Nạn Tường” có ghi: “Tối ngày 15 tháng 8 năm Chính Đức thứ 2, bỗng nhiên trên bầu trời lóe lên ánh hào quang sáng chói, âm thanh vang dội, chim chóc sợ hãi”.

Thời Dân Quốc “Trấn Hải huyện chí – Tường dịch” có ghi: “Ngày 24 tháng 6 năm Gia Tĩnh thứ 40, hai vật lớn từ trên trời rơi xuống, nó có màu vàng và trắng, phía dưới có màu tím và đỏ, khi chúng lao xuống phát ra ánh sáng như sao quét trên trời, rất giống hình thiên cẩu nhưng không nghe thấy tiếng kêu”.

Theo Tạp chí Địa cầu số thứ 6 năm 1991: “Vào ngày 10 tháng 1 năm 1985, Lộ Hưng Tài, một người đàn ông sáu mươi tuổi ở làng Cổ Đỉnh, khu tự trị Dung Thủy Miêu tỉnh Quảng Tây, khi vừa tỉnh dậy buổi sáng bỗng nghe thấy âm thanh ồn ào ở Long Đàm phía sau ngôi làng. Vào thời điểm đó, hơn một chục thanh niên đã đến Long Đàm để chơi. Họ nghe thấy tiếng cồng chiêng, trống, tiếng cá gỗ va đập vào nhau từ sâu thẳm trong Long Đàm. Âm thanh ngày càng cao và đầy nhịp điệu. Trong chưa đầy 3 giờ, hơn 7000 người đã tụ tập ở Long Đàm để nghe loại nhạc tuyệt vời này. Nhạc trống tới 10 giờ tối mới dừng. Những người già nói rằng, loại nhạc này đã xuất hiện một lần vào mùa thu năm 1952, và nó đã hồi sinh sau 33 năm. Nhà địa lý học Hứa Hà Khách của nhà Minh đã từng ghé thăm Long Đàm, trong nhật ký đi lại có ghi lại sự xuất hiện của âm nhạc tại Long Đàm Cổ Đỉnh.

Trời sinh dị tượng cảnh báo cũng là để lưu lại cho con người một đường thoát thân, mau chóng hồi tâm chuyển ý. Nhưng khi con người đã cố tình bỏ qua lời cảnh báo ấy, vẫn hành ác, bất nghĩa thì Trời sẽ giáng tai hoạ thực sự xuống! Đó không phải là Thần Phật không từ bi, thương xót con người mà là con người tự chọn cửa diệt vong vậy.  

Theo Sound Of Hope
Quỳnh Chi biên dịch

Đăng theo ĐKN