Theo một bài viết trên trang Foreign Policy ngày 12/5, Bắc Kinh tuyên bố rằng kể từ khi đại dịch corona virus bắt đầu vào cuối năm ngoái, chỉ có 82.919 trường hợp được xác nhận và 4.633 trường hợp tử vong ở Trung Quốc đại lục. Những con số được trình bày cho phần còn lại của thế giới là ít hơn nhiều so với số liệu ‘riêng’ của Bắc Kinh, vì vậy việc tìm hiểu về dữ liệu thực, được các quan chức Trung Quốc sử dụng trực tiếp, là vô giá đối với các chính phủ ở các nước khác.

Một cơ sở dữ liệu thống kê của trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Quân đội Trung Quốc, thống kê số ca nhiễm ở 230 thành phố, cho biết có 640.000 ca. Con số này có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tính trung thực của số ca nhiễm virus corona ở Trung Quốc.

Nguồn tin rò rỉ, yêu cầu giấu tên vì tính nhạy cảm của việc chia sẻ dữ liệu quân sự của Trung Quốc, nói rằng dữ liệu này đến từ trường Đại học Công nghệ Quốc phòng. Trường xuất bản một chương trình theo dõi dữ liệu dịch virus corona: Phiên bản trực tuyến khớp với thông tin bị rò rỉ, ngoại trừ nó ít chi tiết hơn nhiều, và chỉ hiển thị bản đồ các ca nhiễm chứ không hiển thị các dữ liệu chi tiết.

Bộ dữ liệu này, mặc dù có sự không nhất quán – và mặc dù nó có thể không đủ toàn diện, nhưng thực sự khác với các con số chính thức của Bắc Kinh – đây là bộ dữ liệu đầy đủ nhất chứng minh sự tồn tại của các trường hợp nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn, nó có thể đóng vai trò là một kho thông tin quý giá cho các nhà dịch tễ học và chuyên gia y tế công cộng trên toàn cầu – Một bộ dữ liệu mà Bắc Kinh chắc chắn không chia sẻ với các quan chức hoặc các bác sĩ Hoa Kỳ.

Mặc dù không đầy đủ toàn diện, nhưng dữ liệu rất phong phú, có 640.000 hàng dữ liệu có ý biểu thị số lượng ca nhiễm, tính tại từng địa điểm và tại cùng một thời điểm dữ liệu được thu thập.

Đối với các địa điểm trong và xung quanh tâm dịch ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, dữ liệu cũng bao gồm các trường hợp tử vong và những người đã “hồi phục”. Không rõ tiêu chí để các tác giả định nghĩa “ca nhiễm” và “hồi phục” là như thế nào. Giống như các quốc gia khác, Trung Quốc đã cập nhật các phương pháp đếm của mình, như đã được thông báo vào giữa tháng 2, khi các trường hợp được Hồ Bắc được báo cáo bỗng tăng vọt vì các quan chức tuyên bố họ tính đến cả bệnh nhân được chẩn đoán bằng chụp cắt lớp CT. Không giống như ở các nước khác, dịch tại Trung Quốc bùng phát lên đến đỉnh điểm trước khi các phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt được phổ biến rộng rãi, và chính quyền thường thao túng dữ liệu cho mục đích chính trị.

Chưa rõ làm thế nào để các trường đại học thu thập được dữ liệu. Phiên bản trực tuyến nói rằng họ đã tổng hợp dữ liệu từ Bộ Y tế Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia, từ báo cáo trên phương tiện truyền thông và các nguồn công khai khác. Trên trang web của mình, trường đại học có trụ sở tại thành phố Trường Sa của Trung Quốc, là thành viên trực thuộc Ủy ban Quân sự Trung ương, cơ quan giám sát quân đội Trung Quốc. Quân đội đã đóng một vai trò lớn trong việc tham gia chống lại virus: giúp thực thi kiểm dịch, vận chuyển vật tư và điều trị bệnh nhân.

Người đàn ông chịu trách nhiệm cao nhất trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu dường như là Zhang Haisu, giám đốc của Phòng Thông tin và Truyền thông của trường. Trong một báo cáo vào tháng 5, trường đại học nói rằng Zhang đã xây dựng một “Cơ sở dữ liệu chống lại virus, giúp mọi người trở lại làm việc”, và khen ngợi sự cống hiến của ông. Một ghi chú trên trang web theo dõi dữ liệu nói: “Hiện tại nước ta [TQ] đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, và tình hình dịch bệnh đang được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Vui lòng minh xác nó để sử dụng dữ liệu có liên quan.”

Trang web có một email liên lạc cho Zhang Haisu nhưng không ai trả lời khi Foreign Policy gọi. Trường đại học đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Tờ Foreign Policy và 100Reporters, đồng xuất bản bản tin này, hiện chưa công khai cơ sở dữ liệu này vì lý do bảo mật, nhưng họ đang tìm cách cung cấp dữ liệu cho các nhà nghiên cứu nghiên cứu.

Đối với trình theo dõi dịch virus corona nổi tiếng của mình, Đại học John Hopkins thu thập dữ liệu về Trung Quốc từ DXY, một nền tảng y tế của Trung Quốc tổng hợp các ca nhiễm trong nước. Nhưng DXY chỉ cung cấp thông tin ở cấp tỉnh. Thông tin phong phú hơn sẽ có lợi cho các nhà nghiên cứu, và những người bình thường, những người mong muốn biết thêm về cách căn bệnh này đã ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhau và lây lan như thế nào. Các mô hình rút ra từ dữ liệu có thể bổ sung vào những gì đã biết về căn bệnh này và cách Bắc Kinh thao túng các con số. Các nhà nghiên cứu y tế bày tỏ sự hoài nghi vào giữa tháng 4, sau khi Vũ Hán sửa đổi số ca tử vong do virus corona từ 2.579 lên 3.869 – tăng chính xác 50%.

Tại sao Bắc Kinh hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu virus corona của mình? Có thể vì ác ý hoặc không tin tưởng vào Hoa Kỳ, tại thời điểm căng thẳng đang tăng cao. Có thể vì lỗi quan liêu. Và có thể bởi vì Bắc Kinh lo ngại rằng các nhà nghiên cứu bên ngoài sẽ biết về sự che giấu rộng lớn của nó, làm hỏng câu chuyện kể rằng một quốc gia độc tài như Trung Quốc được trang bị tốt như thế nào để bảo vệ người dân của họ trước đại dịch.

Phiên bản công khai của bộ dữ liệu tại Đại học Công nghệ Quốc phòng cũng hạn chế các địa chỉ IP của Mỹ. Để truy cập trang web của trường đại học quân sự này, nơi lưu trữ bản đồ ca nhiễm, một trong những tác giả của bài báo này đã phải sử dụng tài khoản VPN để giả vờ rằng anh ta đang duyệt web từ Uruguay.

Theo Foreign Policy,
Hương Thảo dịch và biên tập

Đăng theo dkn.tv