Có người nói: “Đến giờ cao điểm đốt vàng mã, người đứng chật kín không còn chỗ. Lối đi bộ bên dưới tòa nhà chỗ tôi đâu đâu cũng kín mít những vòng tròn được người ta khoanh lại”, “Tôi sống đến từng tuổi này rồi cũng chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng này”.
Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần này, thành phố Vũ Hán rốt cuộc có bao nhiêu người đã mất đi sinh mệnh, có lẽ ngoại trừ một số người trong nội bộ chính quyền Trung Quốc ra thì không ai có thể biết chính xác được. Tất cả những gì mọi người có thể thấy là lượng lớn người xếp hàng dài hàng trăm mét bên ngoài nhà tang lễ chờ nhận tro cốt của thân nhân đã khuất.
Mới đây, sự xuất hiện của ngày rằm tháng bảy (15/7) âm lịch – ngày lễ Vu Lan, cũng là ngày lễ cúng cô hồn theo văn hóa truyền thống của người dân Trung Quốc và người Á Đông, hình ảnh những người ngồi xổm bên vệ đường và đốt vàng mã để bày tỏ lòng kính trọng đối với vong linh những người đã khuất và từng đống từng đống tro tàn đốt giấy vàng mã sót lại như đang nhắc nhở mọi người về hành vi che giấu của chính quyền Trung Quốc đã khiến thành phố này phải trả cái giá nặng nề như thế nào.
Người dân Vũ Hán: Chưa bao giờ thấy cảnh tượng này trong đời
Ngày 2/9 là ngày 15/7 âm lịch, trong dân gian thường gọi ngày này là lễ Vu Lan, còn được gọi là lễ báo hiếu, đây là ngày mà mọi người bày tỏ lòng kính trọng đối với người thân đã khuất của mình. Có cư dân mạng Trung Quốc trên Weibo tiết lộ rằng liên tục trong mấy ngày này, thành phố Vũ Hán, tâm chấn bùng phát của dịch bệnh, trời vừa chạng vạng tối, trên đường phố đâu đâu cũng là người đốt giấy vàng mã cúng tế thân nhân của mình.
Theo mô tả của cư dân mạng, ánh lửa từ hơn 6 giờ chiều có thể lóe sáng liên tục đến tận 10 giờ khuya, chỉ khác là những người đốt giấy vàng mã và người được cúng tế khác nhau mà thôi. Mọi người xếp thành từng hàng từng hàng một, nhà này nối tiếp nhà kia, cách nhau không xa lắm, đâu đâu cũng đều là lửa khói và tro tàn.
Có người nói: “Đến giờ cao điểm đốt vàng mã, người đứng chật kín không còn chỗ. Lối đi bộ bên dưới tòa nhà chỗ tôi đâu đâu cũng kín mít những vòng tròn được người ta khoanh lại”, “Tôi sống đến từng tuổi này rồi cũng chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng này”.
Cư dân mạng này giải thích, mỗi gia đình đều sẽ vẽ một vòng tròn xung quanh nơi đốt vàng mã để ám thị cho người khác đừng đến quấy rầy các vong linh ở nơi này, cũng nhắc nhở những người đi đường không được đi dẫm lên đó.
Xem video tại đây
Cảnh tượng trên đường phố Vũ Hán lần này đã chạm đến tâm can của rất nhiều người. Nhiều cư dân mạng để lại lời bình cảm thán:
“Buổi tối tản bộ ở khu cộng đồng, bên cạnh là đống tro tàn người ta vừa đốt vàng mã xong, đột nhiên cảm thấy dịch bệnh lần này vốn không phải không để lại dấu tích gì”.
“Rốt cuộc đã chết bao nhiêu người, có lẽ chỉ có trời mới biết”.
“Có những sự thật tận mắt nhìn thấy thường khiến người ta khó chịu hơn những con số lạnh lùng kia”.
“Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh những người xếp hàng lặng lẽ trước cổng các nhà tang lễ thành phố Vũ Hán mấy tháng trước, nhất là có một cậu bé chỉ có tình nguyện viên dắt tay cậu đi nhận hũ tro cốt… than ôi … Những người lặng lẽ ra đi ấy ngoại trừ người thân của họ ra thật chả biết còn ai nhớ đến họ nữa”.
“Thực ra, buồn nhất không hẳn là tết Thanh minh hoặc ngày lễ Vu-lan này, mà rất có thể là Tết Trung thu – ngày lễ tết cả nhà đoàn viên vào tháng tới, lúc ấy mới thật buồn bã xót xa”.
“Giống như Nạn đói ba năm vậy, nhiều người không biết, nhưng cũng sẽ không bao giờ quên”.
Chính quyền Trung Quốc gắng sức che giấu dịch bệnh và số người chết
Tháng 12 năm ngoái, 8 vị bác sĩ thành phố Vũ Hán, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng lần đầu tiên tiết lộ trong nhóm WeChat rằng một căn bệnh truyền nhiễm giống SARS đã xuất hiện ở Vũ Hán, và nhắc nhở mọi người cần đặc biệt chú ý. Nhưng sau đó, nhóm người bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị bên phía cảnh sát bắt giải lên đồn và cảnh cáo. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công khai khiển trách nhóm người bác sĩ Lý là “những kẻ tung tin đồn” trên truyền hình.
Ngày 18/1, khi dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng hơn, chính quyền thành phố Vũ Hán còn đặc biệt tổ chức cho hơn 4 vạn gia đình tham gia bữa tiệc “Vạn Gia Yến”. Sau đó, tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán càng thêm trầm trọng và mất kiểm soát, sau đó nó đã lan ra khắp thế giới. Cho đến nay trên thế giới đã có hơn 26 triệu người bị nhiễm bệnh và hơn 860.000 người đã chết.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc có hơn 4.000 người đã chết vì dịch bệnh lần này, nhưng tạp chí “Le Point” của Pháp trong một bài viết được đăng vào ngày 21/4 đã chỉ ra rằng số liệu thống kê chính thức của ĐCSTQ chỉ liệt kê các trường hợp tử vong tại bệnh viện, còn số ca tử vong tại nhà thì họ không tính.
Tuy nhiên, số người chết này chỉ chiếm một phần ba trong số liệu thống kê mới được điều chỉnh. Hơn nữa, theo thống kê của ĐCSTQ, bệnh nhân phải chết vì virus viêm phổi Vũ Hán mới được tính. Còn như mắc các chứng bệnh khác, tử vong cuối cùng là do các bệnh đi kèm sẽ không được tính.
Dữ liệu từ Nghiên cứu Dịch tễ học Trung Quốc cho thấy tử vong do các bệnh đi kèm chiếm 72% số ca tử vong tại bệnh viện. Do đó, số nạn nhân thực tế của virus viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc ít nhất phải trên 25.000 người.
Bài báo cũng chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng này cho thấy bản chất của chế độ độc tài chuyên chế là không thể tách rời khỏi sự dối trá và bạo lực quốc gia.
Chính quyền Trung Quốc đáng nhẽ đã có thể hành động mau lẹ hơn ngay trong giai đoạn đầu đợt bùng phát và hoàn toàn có thể chặn đứng virus ở Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái hoặc tháng 1 năm nay. Nhưng trên thực tế, thay vì làm điều đó, họ đã gắng hết khả năng che giấu dịch bệnh với cả thế giới.
Được biết trước khi dịch bệnh lần này hoàn toàn mất kiểm soát tại thành phố Vũ Hán, chính quyền nơi đây đã bưng bít thông tin hơn hai tháng, mà đây lại là “thời khắc vàng” đóng vai trò quyết định đến sự lây lan của dịch bệnh.