Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra đạo luật chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra đạo luật chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra đạo luật chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra đạo luật chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra đạo luật chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc
Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra đạo luật chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc
Thứ sáu, 27-12-2024 06:11, (GMT+07:00)
Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra đạo luật chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc
07-04-2021 20:40

Các chuyên gia cho biết, vào tháng Ba, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng của Hoa Kỳ đã đưa ra đạo luật đầu tiên chống buôn bán nội tạng toàn cầu. Nếu được thông qua, đạo luật sẽ chấm dứt sự im lặng của Hoa Kỳ đối với hành động tội ác kiếm lời bất hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đầu tháng Ba, các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Thượng viện và Hạ viện đã ban hành lại đạo luật để ngăn chặn hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, một tội ác được nhà nước Trung Quốc bảo trợ. Luật này đã được đưa ra trong kỳ họp trước của Quốc hội vào tháng 12/2020.

Bà Kristina Olney, giám đốc quan hệ chính phủ của Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản (Victims of Communism Memorial Foundation), nói với The Epoch Times, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế đã quá lâu không hề lên tiếng về vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng, bất chấp những bằng chứng rõ ràng.

Bà Olney nhấn mạnh rằng, phiên điều trần đầu tiên của Quốc hội về vấn đề mổ cướp nội tạng diễn ra năm 1996 và nói, Hoa Kỳ và các quốc gia tôn trọng nhân quyền khác nên đối chứng bằng chứng và buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về “sự đồng lõa của mình”.

Đã có một số phiên điều trần và nghị quyết của Quốc hội lên án tội ác mổ cướp nội tạng cưỡng bức. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có dự luật toàn diện nào được ký kết thành luật để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải hành động về vấn đề này.

Do đó, theo những người ủng hộ nhân quyền, dự luật mới, Đạo luật Dừng cưỡng bức mổ cướp nội tạng là một bước quan trọng theo hướng này.

Bà Olney nói: “Dự luật được đưa ra vào thời điểm cực kỳ quan trọng, vì các hành động diệt chủng của Bắc Kinh ở Tân Cương làm rõ khoảng thời gian mà ĐCSTQ sẵn sàng thực hiện để kiểm soát người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ cũng như các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc.

Nếu được ban hành, dự luật này sẽ cho phép chính phủ Hoa Kỳ xác định, vạch trần và trừng phạt các cá nhân và quan chức chính phủ liên quan đến buôn bán người hoặc thu hoạch nội tạng trên toàn thế giới. Hoa Kỳ có thể từ chối hoặc thu hồi hộ chiếu đối với những người tham gia mua bán nội tạng bất hợp pháp.

Theo dự luật, hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải làm báo cáo về nạn buôn bán nội tạng người ở nước ngoài. Báo cáo sẽ giới thiệu một hệ thống xếp hạng theo cấp bậc để xác định các quốc gia có mức độ cướp và buôn bán nội tạng thấp nhất (bậc một), trung cấp (bậc hai) và cao nhất (bậc ba). Hệ thống báo cáo này sẽ vạch trần các chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội ác này.

“Thu hoạch nội tạng cưỡng bức là một hành động dã man và vô nhân đạo nghiêm trọng. Tội ác này không có chỗ đứng trong thế giới của chúng ta”, Hạ nghị sĩ Chris Smith, nhà tài trợ chính của dự luật Hạ viện (H.R.1592) cho biết trong một tuyên bố vào ngày 10/3.

Nghị sĩ Smith, người đã đấu tranh cho vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng trong hơn 20 năm, nói rằng Hoa Kỳ “phải làm nhiều hơn nữa để chấm dứt tình trạng ngược đãi khủng khiếp của các băng nhóm buôn người quốc tế, các tổ chức khủng bố và thậm chí cả một số chính phủ, đặc biệt là chính phủ Trung Quốc, những kẻ giết hại người vô tội để lấy nội tạng bán kiếm lời”.

Dự luật của Hạ viện được đồng tài trợ bởi các Hạ nghị sĩ Thomas Suozzi, Vicky Hartzler và Brian Babin, trong khi dự luật Thượng viện (S.602) được Thượng nghị sĩ Tom Cotton và Chris Coons giới thiệu lại.

Tòa án Trung Quốc

Các cáo buộc về việc Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng làm nguồn cung cho các ca phẫu thuật cấy ghép lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006. Cựu Ngoại trưởng Châu Á - Thái Bình Dương của Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã tiến hành các cuộc điều tra độc lập. Sau đó, họ công bố một báo cáo với hơn 18 loại bằng chứng khác nhau để minh chứng cho các cáo buộc. Những người theo Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là nạn nhân chính của hoạt động buôn bán cấy ghép nội tạng sinh lợi của Trung Quốc, họ kết luận.

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann cũng đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập và công bố những phát hiện của mình trong cuốn sách “Kẻ sát nhân:Giết người hàng loạt, Mổ cướp nội tạng và Giải pháp Bí mật của Trung Quốc cho vấn đề bất đồng chính kiến”.

"Đã có một sự thận trọng trong cộng đồng quốc tế và cả trong cộng đồng nhân quyền về vấn đề này, xuất phát từ tuyên truyền nâng cao của ĐCSTQ", bà Olney nói, nói thêm rằng, có một sự kiện gần đây đã lật ngược tình thế.

Mặc dù bằng chứng về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã được trình bày trong các báo cáo đáng tin cậy, bao gồm cả những báo cáo do Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản đưa ra, nhưng phán quyết của một tòa án độc lập, được công bố vào năm 2020 mới thực sự thay đổi được cục diện vấn đề, bà Olney cho biết.

Sau cuộc điều tra kéo dài một năm, Tòa án Trung Quốc, một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại London, đi đến kết luận rằng, tội ác thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã và đang diễn ra ở Trung Quốc trong nhiều năm "trên quy mô đáng kể", với các học viên Pháp Luân Công là "nguồn nội tạng chính".

Tòa án Trung Quốc do Ngài Geoffrey Nice QC làm chủ tọa, người trước đây đã dẫn đầu vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic vì tội ác chiến tranh.

Đánh giá độc lập

Theo bà Susie Hughes, giám đốc điều hành của Liên minh quốc tế về chấm dứt lạm dụng ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC), quyết định của Tòa án Trung Quốc đã tạo ra “một sự khác biệt đáng kể” trong cuộc chiến chống nạn mổ cướp nội tạng và  buôn bán nội tạng kiếm lời của ĐCSTQ.

Bà Hughes cho biết trong một tuyên bố ngày 10/3: “Đạo luật Dừng cưỡng bức mổ cướp nội tạng là một trong những phản ứng quốc tế quan trọng nhất đối với phán quyết của Tòa án Trung Quốc cho đến nay".

Bà Hughes nhấn mạnh, dự luật này cũng là một trong những dự luật toàn diện nhất từng được đưa ra vì nó tìm cách chống lại nạn buôn bán nội tạng toàn cầu và tội ác thu hoạch nội tạng cưỡng bức dưới sự bảo trợ của nhà nước Trung Quốc.

Dự luật thiết lập một cơ chế báo cáo, trong đó Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm đánh giá cấp độ phạm tội của quốc gia, bao gồm ba cấp độ một, hai và ba. Do đó, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không dựa vào quan điểm của các bên khác như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đây là một đặc điểm quan trọng của dự luật, bà Hughes nói với The Epoch Times.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ trích các cơ quan y tế quốc tế, bao gồm cả WHO và Hiệp hội Cấy ghép, vì đã nhại lại những luận điểm của ĐCSTQ phủ nhận bằng chứng về tội ác mổ cướp nội tạng hàng loạt.

Chẳng hạn, vấn đề Vương quốc Anh phụ thuộc vào quan điểm của WHO về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã được đưa ra tranh luận tại Hạ viện Anh quốc. Trong cuộc tranh luận, Văn phòng Khối thịnh vượng chung nước ngoài của Vương quốc Anh thông báo với Hạ viện rằng WHO, vốn trước đây từng nói rằng, hệ thống cấy ghép của Trung Quốc là phù hợp với đạo lý, đã cho biết, bằng chứng mà họ sử dụng là dựa trên sự tự đánh giá của quốc gia đó, và trong trường hợp này là Trung Quốc.

Đạo luật Ngừng cưỡng bức thu hoạch nội tạng giúp chính phủ Hoa Kỳ loại bỏ vấn đề này bằng các đánh giá độc lập mức độ buôn bán nội tạng ở các quốc gia có liên quan. Theo dự luật, một quốc gia sẽ được xếp hạng ba nếu quốc gia đó thực hiện cưỡng bức thu hoạch hoặc buôn bán nội tạng ở mức độ cao với sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính phủ.

Ông Matas, người đã dành hơn một thập kỷ điều tra hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng, dự luật của Hoa Kỳ là duy nhất và rất quan trọng vì nó thiết lập một cơ chế báo cáo.

Ông nói, mặc dù dự luật sẽ không hạn chế du lịch cấy ghép nội tạng, nhưng nó sẽ yêu cầu một báo cáo hàng năm về sự hợp tác giữa các tổ chức Hoa Kỳ và các tổ chức nước ngoài liên quan đến việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Điều này sẽ cho phép chính phủ Hoa Kỳ xác định xem liệu các bác sĩ phẫu thuật cấy ghép nội tạng ở một quốc gia bậc ba có được đào tạo bởi các bệnh viện hoặc trường đại học của Hoa Kỳ hay không. Dự luật cũng sẽ cấm xuất khẩu các thiết bị phẫu thuật cấy ghép cho các tổ chức liên quan đến mổ cướp nội tạng.

Ông Matas nói, dự luật có thể truyền cảm hứng cho nhiều chính phủ để thực hiện các hành động tương tự.

Nhiều bằng chứng về tội phạm cấy ghép tạng tiếp tục xuất hiện, ngay cả sau phán quyết cuối cùng của Tòa án Trung Quốc. Điều này nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thông qua một biện pháp để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm. Các báo cáo điều tra cho thấy, số lượng nội tạng được thu hoạch từ các tù nhân lương tâm tiếp tục gia tăng và nội tạng được cung cấp theo yêu cầu với thời gian chờ đợi ngắn.

ETAC cảnh báo rằng việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ hiện nay ở Tân Cương thuộc khu vực Tây Bắc Trung Quốc có thể tạo ra một nhóm nạn nhân mới. Người ta ước tính rằng có tới 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong các ‘trại dạy nghề’ ở Tân Cương.

Theo các chuyên gia nhân quyền, Trung Quốc là quốc gia duy nhất được cho là tiến hành mổ cướp nội tạng dưới sự bảo trợ của nhà nước, một tội phạm được tổ chức trên quy mô lớn liên quan đến ngành y tế, hệ thống tư pháp, hệ thống nhà tù, trại giam, bệnh viện quân y của đất nước.

“Dự luật này sẽ xác định và trừng phạt các thành viên ĐCSTQ liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng”, ông Cotton nói trong một tuyên bố. “Đã quá muộn để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về những hành vi tàn bạo này”.

Ông Coons, đồng chủ tịch của Hội đồng Nhân quyền Thượng viện, mô tả hành động cưỡng bức thu hoạch nội tạng là “vô nhân đạo, vô đạo đức và tàn bạo”. Ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ làm tất cả để “chống lại hành vi đê hèn này”.

VIDEO: KÝ ỨC MỔ CƯỚP TẠNG SỐNG KINH HOÀNG CỦA MỘT THỰC TẬP SINH Y KHOA

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP