Reuters đưa tin, vào thứ Hai (22/3), Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada đã đồng loạt áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Bắc Kinh đáp trả ngay lập tức bằng các biện pháp trừng phạt chống lại EU dường như còn có vẻ nặng hơn, bao gốm các biện pháp nhắm vào các nhà lập pháp, các nhà ngoại giao, và thành viên gia đình của họ, đồng thời cấm nhiều doanh nghiệp EU họ buôn bán với Trung Quốc.

Các chính phủ phương Tây đang tìm cách buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tây Bắc Trung Quốc, nơi mà Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng ở đây.

Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc của phương Tây.

EU công bố lệnh trừng phạt đầu tiên, nêu tên 4 quan chức và một thực thể ở Tân Cương bị chế tài. Bốn quan chức Trung Quốc bị nhắm mục tiêu là Zhu Hailun, cựu thư ký ủy ban các vấn đề chính trị và pháp lý của Tân Cương; Wang Junzheng, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương; Wang Mingshan, thành viên ban thường vụ đảng ủy ở Tân Cương; và Chen Mingguo, Giám đốc Sở Công an Tân Cương. Anh và Canada cũng xử phát 4 quan chức này, trong khi Mỹ thêm 2 quan Trung Quốc khác vào danh sách trừng phạt

Về phía Hoa Kỳ, các quan chức chính quyền Biden cho biết họ đang tiếp xúc hàng ngày với các chính phủ ở Châu Âu về những vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

“Trong bối cảnh quốc tế lên án ngày càng tăng, [Trung Quốc] tiếp tục phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố trước cuộc họp với các bộ trưởng EU và NATO ở Brussels trong tuần này.

Các nhà hoạt động và các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho biết, có ít nhất 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương. Các nhà hoạt động và một số chính trị gia phương Tây cáo buộc chính quyền Trung Quốc dung túng cho việc sử dụng hình thức tra tấn, cưỡng bức lao động và triệt sản đối với người Duy Ngô Nhĩ. Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng các trại giam “thực chất” là các trường đào tạo nghề và là điều thiết yếu để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Theo ĐKN