Phụ nữ Tân Cương bị triệt sản và lạm dụng với đe dọa “Nếu từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”

Phụ nữ Tân Cương bị triệt sản và lạm dụng với đe dọa “Nếu từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”

Phụ nữ Tân Cương bị triệt sản và lạm dụng với đe dọa “Nếu từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”

Phụ nữ Tân Cương bị triệt sản và lạm dụng với đe dọa “Nếu từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”

Phụ nữ Tân Cương bị triệt sản và lạm dụng với đe dọa “Nếu từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”
Phụ nữ Tân Cương bị triệt sản và lạm dụng với đe dọa “Nếu từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”
Thứ sáu, 27-12-2024 01:12, (GMT+07:00)
Phụ nữ Tân Cương bị triệt sản và lạm dụng với đe dọa “Nếu từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”
17-05-2021 10:25

Ở Trung Quốc, hầu hết phụ nữ đang được thúc giục sinh thêm con để cải thiện tỷ lệ sinh giảm. Nhưng ở Tân Cương, phụ nữ bị buộc phải giảm tỷ lệ sinh, họ bị giám sát và lạm dụng bởi các quan chức người Hán với lời đe dọa: “Nếu cô từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ”.

Khi chính phủ Trung Quốc yêu cầu phụ nữ Hồi giáo vùng Tân Cương phải được trang bị các thiết bị tránh thai, bà Qelbinur Sedik đã cầu xin miễn trừ. Bà gần 50 tuổi, đã tuân theo giới hạn sinh của chính phủ và chỉ có một đứa con.

Nhưng các quan chức đe dọa sẽ đưa bà đến cảnh sát nếu bà phản đối. Bà đã nhượng bộ và đến một phòng khám của chính phủ, nơi một bác sĩ sử dụng một mỏ vịt kim loại, đưa một dụng cụ vào tử cung để tránh thai. 

“Tôi cảm thấy mình không còn là một người phụ nữ bình thường nữa”, bà Sedik nghẹn ngào nói khi mô tả về điều này.

Trên khắp Trung Quốc, các nhà chức trách đang khuyến khích phụ nữ sinh thêm con vì họ cố gắng ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do tỷ lệ sinh giảm. Nhưng ở khu vực Tân Cương, Bắc Kinh thắt chặt sự phát triển dân số đối với các dân tộc thiểu số Hồi giáo.

Đây là một phần của chiến dịch tái thiết xã hội rộng lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - quyết tâm loại bỏ bất kỳ thách thức nào đối với sự cai trị của nó, và trong trường hợp này là về chủ nghĩa ly khai sắc tộc. 

Không có quyền lựa chọn

Trong vài năm qua, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã “tích cực” tiến hành thu phục người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Trung Á khác ở Tân Cương, đưa hàng trăm nghìn người vào các trại cải tạo và nhà tù. Các nhà chức trách đã giám sát chặt chẽ khu vực này, và đưa trẻ em vào các trường nội trú.

Trong khi các nhà chức trách cho biết các thủ tục kiểm soát sinh sản là tự nguyện, nhiều cuộc phỏng vấn cho thấy chính quyền đã gây áp lực buộc phụ nữ phải sử dụng vòng tránh thai hoặc triệt sản. Khi họ hồi phục sức khỏe tại nhà, các quan chức chính phủ được cử đến để theo dõi các dấu hiệu bất mãn.

Nếu từ chối các thủ tục tránh thai, họ sẽ phải đối mặt với tiền phạt cao hoặc tệ hơn là bị giam giữ trong một trại cải tạo. Trong các trại, phụ nữ có nguy cơ bị lạm dụng nhiều hơn. Một số phụ nữ cho biết họ đã bị cưỡng hiếp trong trại.

Đối với những người ủng hộ nhân quyền và các quan chức phương Tây, sự đàn áp của chính phủ ở Tân Cương tương đương với tội ác chống lại loài người và diệt chủng.

Chính quyền Trump vào tháng Giêng đã lần đầu tiên tuyên bố cuộc đàn áp này là một cuộc diệt chủng; chính quyền Biden đã xác nhận điều này vào tháng Ba.

ĐCSTQ cho biết sự sụt giảm gần đây về tỷ lệ sinh của Tân Cương là do chính quyền đã giải phóng phụ nữ khỏi những thái độ lạc hậu về sinh sản và tôn giáo.

“Nếu bạn chống lại hay từ chối hợp tác với chúng tôi, bạn sẽ bị đưa đến đồn cảnh sát”, một nhân viên chính quyền thông báo, theo ảnh chụp màn hình tin nhắn WeChat mà bà Sedik chia sẻ với The Times.

"Đừng đánh cược với cuộc sống của bạn, thậm chí đừng thử", một thông báo viết.

Một nhóm nữ biểu tình yêu cầu thả những người thân của họ, những người đang mất tích, bị bỏ tù hoặc bị mắc kẹt ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Almaty, Kazakhstan vào ngày 9 tháng 3 năm 2021. (Abduaziz Madyrovi / AFP qua Getty Images)
Một nhóm phụ nữ biểu tình yêu cầu thả những người thân của họ, những người đang mất tích, bị bỏ tù hoặc bị mắc kẹt ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Almaty, Kazakhstan vào ngày 9 tháng 3 năm 2021. (Abduaziz Madyrovi / AFP qua Getty Images)

'Mọi dân tộc phải gắn kết chặt chẽ với nhau như hạt lựu'

Cả đời mình, bà Sedik, một người dân tộc Uzbekistan, đã nghĩ mình là một công dân kiểu mẫu. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà kết hôn và dạy tiếng Trung cho học sinh tiểu học Duy Ngô Nhĩ. Bà chỉ có một cô con gái. Chính phủ thậm chí còn trao cho bà Sedik một chứng nhận danh dự vì đã ở trong giới hạn cho phép.

Sau đó, vào năm 2017, mọi thứ đã thay đổi.

Khi chính phủ đưa người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan vào các trại giam giữ hàng loạt, và tăng cường thực thi các biện pháp kiểm soát sinh sản. Theo tính toán của ông Zenz, tỷ lệ triệt sản ở Tân Cương đã tăng gần gấp 6 lần từ năm 2015 đến năm 201.

“Mọi dân tộc phải gắn kết chặt chẽ với nhau như hạt lựu”, một áp phích tuyên truyền trích lời nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, tại một nhà hàng ở Yarkand, Tân Cương, vào năm 2019.

Ông Zenz tính toán rằng tỷ lệ sinh ở các khu vực dân tộc thiểu số có thể tiếp tục giảm vào năm 2019 với mức độ hơn 50% so với năm 2018.

'Phụ nữ Tân Cương đang gặp nguy hiểm'

Các hình phạt cho việc không tuân theo chính phủ rất cao, các phụ nữ Duy Ngô Nhĩ hoặc Kazakhstan có thể bị giam giữ.

Bà Gulnar Omirzakh có ba đứa con, và vào năm 2018, các quan chức người Hán cho biết bà đã vi phạm giới hạn sinh đẻ và nợ 2.700 USD tiền phạt. Bà và hai con gái sẽ bị giam giữ nếu bà không trả tiền. Bà đã phải vay tiền từ người thân của mình. Sau đó, bà trốn sang Kazakhstan.

“Phụ nữ Tân Cương đang gặp nguy hiểm. Chính phủ muốn thay thế người dân của chúng tôi", bà Omirzakh nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Hai người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đi qua chốt kiểm tra của cảnh sát Trung Quốc đứng gác bên ngoài Grand Bazaar ở quận Duy Ngô Nhĩ, thành phố Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc vào ngày 14/7/2009. (PETER PARKS / AFP qua Getty Images)
Hai người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đi qua chốt kiểm tra của cảnh sát Trung Quốc đứng gác bên ngoài Grand Bazaar ở quận Duy Ngô Nhĩ, thành phố Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc vào ngày 14/7/2009. (PETER PARKS / AFP qua Getty Images)

Cô Tursunay Ziyawudun, hiện sống ở Virginia, Mỹ, cho biết cô đã bị cưỡng hiếp trong một trại giam ở Tân Cương. Cô cho biết có ba lần, cô bị đưa đến một phòng giam tối, nơi hai đến ba người đàn ông đeo mặt nạ cưỡng hiếp cô và dùng roi điện để cưỡng bức cô.

“Bạn trở thành đồ chơi của họ. Bạn chỉ muốn chết vào lúc đó”, cô Ziyawudun nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Hoa Kỳ trong khi cô khóc nức nở. 

Gulbahar Jalilova, một cựu tù nhân, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng cô đã bị đánh trong trại và một lính canh muốn cô thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng.

Ba cựu tù nhân khác cũng mô tả việc thường xuyên bị ép uống những viên thuốc không rõ nguồn gốc hoặc bị tiêm thuốc gây buồn nôn và mệt mỏi. Cuối cùng, một số người cho biết họ ngừng có kinh nguyệt.

ĐCSTQ cử hơn một triệu nhân viên thường xuyên đến thăm, và đôi khi ở lại nhà của những người Hồi giáo, như một phần của chiến dịch có tên “Ghép nối và trở thành gia đình”. Đối với nhiều người Duy Ngô Nhĩ, các cán bộ không khác gì các điệp viên.

Họ được giao nhiệm vụ báo cáo xem các gia đình này có dấu hiệu của “hành vi quá khích” hay không. 

Cô Dawut, một bà mẹ ba con, cho biết: “Tôi sợ rằng nếu tôi nói sai điều gì họ sẽ đưa tôi trở lại trại. Vì vậy, tôi chỉ nói với họ rằng ‘Tất cả chúng tôi đều là người Trung Quốc và chúng tôi phải làm những gì luật pháp Trung Quốc quy định".

Bà Sedik, một giáo viên người Uzbekistan, kể lại rằng trong lúc đang hồi phục sau thủ thuật triệt sản. Bà được mong đợi sẽ nấu ăn, dọn dẹp và tiếp đãi một quan chức người Hán mặc dù đang bị đau sau ca phẫu thuật. Tệ hơn nữa, người này sẽ yêu cầu được nắm tay, hôn và ôm bà.

Hầu hết, bà Sedik đồng ý với yêu cầu của anh ta, vì sợ rằng nếu từ chối, anh ta sẽ nói với chính phủ rằng bà là một người cực đoan. Điều này tiếp tục như vậy hơn trong hai năm, cho đến khi bà trốn khỏi đất nước.

“Anh ta sẽ nói ‘Cô không thích tôi sao? Cô không yêu tôi sao? Nếu cô từ chối tôi, cô đang từ chối chính phủ’ ", bà nhớ lại. “Tôi cảm thấy rất nhục nhã, bị áp bức và tức giận. Nhưng tôi không thể làm gì được".

Xem thêm:

>> Hàng trăm loại cực hình của ĐCSTQ: Tra tấn tình dục nam công dân

Thanh Vân

Theo NYTimes

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP