Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã đóng cửa các lãnh sự quán của nhau và xung đột giữa hai nước ngày một căng thẳng. Một vấn đề khiến chính quyền Bắc Kinh tức giận là trong các bài phát biểu chính thức, các quan chức chính quyền Tổng thống Trump và các nghị sĩ Hoa Kỳ ngày càng tách rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khỏi đất nước và người dân Trung Quốc.
Theo thông tin chính thức của ĐCSTQ, vào ngày 28/7, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói chuyện với Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, ông Vương đã chỉ trích nặng nề Hoa Kỳ vì "bêu xấu đảng cầm quyền vốn là ‘huyết nhục liên thông’ với người dân Trung Quốc". ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc có quan hệ “huyết nhục” không? Mối liên kết đó tính chất như thế nào? Sự thật là gì?
Theo tin các hãng truyền thông, chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã chính thức phân biệt ĐCSTQ với Trung Quốc và người dân Trung Quốc, khiến ĐCSTQ ‘xù lông’ giận dữ. Ngoài ra, Hoa Kỳ thậm chí đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các đảng viên ĐCSTQ. Điều này càng làm cho giới lãnh đạo ĐCSTQ khiếp sợ. Điều này cho thấy chính phủ Hoa Kỳ không còn công nhận tính hợp pháp của chính quyền ĐCSTQ.
Ngày 23/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu với tiêu đề "ĐCSTQ và tương lai của thế giới tự do", kêu gọi chống lại ĐCSTQ. Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ là một mối đe dọa từ thế hệ này sang thế hệ khác đối với các quốc gia dân chủ tự do trên thế giới; các quốc gia nên đoàn kết chống lại ĐCSTQ và bảo vệ các giá trị dân chủ và tự do của xã hội tự do.
Ông Pompeo nhấn mạnh nhấn mạnh rằng ĐCSTQ không phải là Trung Quốc. Một trong những lời nói dối lớn nhất mà ĐCSTQ đã nói là ĐCSTQ đại diện cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc đang bị theo dõi, đàn áp và đe dọa.
Ông đã tách Trung Quốc khỏi ĐCSTQ, kêu gọi các đồng minh và nhân dân Trung Quốc hợp tác với Hoa Kỳ và nhấn mạnh rằng nếu thế giới tự do không thay đổi ĐCSTQ, thế giới tự do sẽ bị ĐCSTQ thay đổi.
Không chỉ có Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tỏ rõ sự căng thẳng đối phó trước việc Hoa Kỳ phân tách ĐCSTQ và người dân Trung Quốc. Trước đó, ngày 20/7, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Văn Bân (Wang Wenbin) cũng tuyên bố: "Hoa Kỳ nên tôn trọng và chấp nhận hiện thực là ĐCSTQ do nhân dân Trung Quốc ủng hộ, thay vì .. gây chia rẽ mối quan hệ giữa ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc".
Bài viết của nhà bình luận thời sự Ngụy Tấn (Wei Jin) nói rằng mối quan hệ giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc nếu thực sự rất mật thiết như thế, tại sao không thể chịu đựng được "sự khiêu khích"? Người dân Trung Quốc mấy chục năm qua bị bức hại trong các cuộc vận động vẫn chưa đủ sao? Đảng chính trị nào trên thế giới muốn người dân cung dưỡng? Những sự thật công khai này đã làm mất mặt các quan chức ngoại giao Trung Quốc. Khi họ bước ra phát biểu, họ đương nhiên nhận được sự chấp thuận của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng khá bi quan, nghĩ rằng chính phủ Hoa Kỳ không còn coi chế độ ĐCSTQ là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Bởi vì ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc thực sự không phải là một, vì vậy mà họ nhấn mạnh lặp đi lặp lại nhiều lần phòng ngừa bị chia cắt.
Bài viết cho rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu ngăn chặn ĐCSTQ xâm nhập vào Hoa Kỳ và bắt đầu chính sách trực tiếp đối đầu mạnh mẽ với ĐCSTQ. Đây là một biểu hiện bình thường của sự thức tỉnh. Nhưng nó đã khiến ĐCSTQ hoàn toàn mất tín tâm đối với tính hợp pháp của chính mình, chỉ là cố lên tiếng để bảo vệ. Hành động ‘chột dạ’ thế này đã thành trò cười trong ngoại giao quốc tế.
Phá vỡ bí mật 70 năm của ĐCSTQ: Sống ký sinh trên nhân dân
Vào tháng 1 năm 2017, một bài báo đặc biệt ở nước ngoài ký tên Đường Trận (Tang Zhen) đã tiết lộ nhiều dữ liệu củng cố cho lời giải thích: ĐCSTQ bắt đầu từ việc dựa vào truyền máu từ Quốc tế Cộng sản cho đến dựa vào cướp bóc đốt giết, và không từ thủ đoạn tham gia vào việc buôn lậu và buôn thuốc phiện; Tới thời kháng chiến lại bám vào Quốc dân đảng để nuôi sống. Sau khi ĐCSTQ thành lập, cơ cấu quân sự chính trị đảng toàn bộ bám vào người dân cấp dưỡng. Việc sau khi thành lập, ĐCSTQ ăn bám vào người dân, là bí mật lớn mà ĐCSTQ đã cố gắng che giấu.
Trong một thời gian dài, mọi người đã bị lừa dối bởi tuyên truyền và tẩy não của ĐCSTQ. Mọi người không biết ĐCSTQ đã che giấu lịch sử làm giàu của nó, và họ càng tin rằng mẹ đảng này đã nuôi dưỡng bản thân mình.
Vào tháng Hai năm 2016, Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), một nhà bất động sản nổi tiếng, đã chỉ trích: "Chính phủ nhân dân biến thành chính phủ đảng lúc nào vậy? Chi tiêu bằng đảng phí?", "Không được dùng tiền của đối tượng nộp thuế cho những việc không phải vì người nộp thuế".
Ngoài ra, để trả lời Đoàn Thanh niên Cộng sản ĐCSTQ, ngày 27/3/2016, giáo sư luật của Đại học Bắc Kinh Hà Vệ Phương (He Weifang) đã đăng trên Weibo rằng Đoàn Thanh niên Cộng sản không nên được để người nộp thuế nuôi dưỡng.
Trong cuộc họp báo của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào ngày 11/3/2016, ĐCSTQ lần đầu đã buộc phải thừa nhận rằng chính ĐCSTQ không dựa vào đảng phí hỗ trợ. Người phát ngôn của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã trả lời câu hỏi của truyền thông Đại Lục, về việc khi nào ngân sách của đảng có thể được công khai. Ông trả lời rằng câu hỏi này hơi khó khăn và thừa nhận rằng ngân sách trung ương bao gồm ngân sách của đảng. Phản ứng này đã gây ra cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng. Cư dân mạng cho rằng đây là chính quyền đã thừa nhận công khai rằng đảng cũng tiêu tiền của người dân...
Trên cơ sở đó, nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) chỉ ra rằng ĐCSTQ đã che giấu bí mật trong hơn 60 năm, đó là: họ đã tiêu tiền thuế của người dân. Đây là một tội nghiêm trọng liên quan tới tham nhũng, lạm dụng của công. Về mặt chống hủ bại, ĐCSTQ là tham nhũng nhất ở Trung Quốc và hủ bại nhất trên thế giới.
Ông Ngụy chỉ ra rằng ĐCSTQ không có sự phân biệt giữa công và tư. Đây là một hệ thống phát-xít, và thậm chí có thể nói là một thể chế chính trị giáo phái hợp nhất. Tuy nhiên, ngay cả chính trị giáo phái hợp nhất, giáo hội vẫn tiêu tiền của giáo hội, chứ không dùng tiền của chính phủ. Ngay cả các hoàng đế thời cổ đại, công khố của chính phủ và kho bạc của riêng Hoàng đế cũng được tách biệt rõ ràng. Từ quan điểm này, hệ thống ĐCSTQ có thể nói là một hệ thống siêu hợp nhất chính trị và tôn giáo, siêu phát-xít.
Chế độ ĐCSTQ là "quốc gia vạn thuế". Người dân không chỉ trực tiếp cung dưỡng cho đảng mà còn gánh vác một quần thể các quan chức có một không hai trên thế giới.
Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân để duy trì chi tiêu của chính phủ. Tuy nhiên, số tiền thuế mà người dân phải trả ít nhiều ra sao sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của quan chức và gánh nặng của người dân. Nhà kinh tế học nổi tiếng Lang Hàm Bình (Lang Xianping) cho biết trong một bài phát biểu: thị trường rau Thượng Hải 2 nhân dân tệ/kg, giá mua trang trại rau ở nông thôn là 0,1 nhân dân tệ/kg. Các nhà cung cấp rau kiếm 0,3 nhân dân tệ/kg và 1,6 nhân dân tệ còn lại sẽ bị chính phủ lấy đi. Ở Hong Kong không có chuyện đó. Trung Quốc là quốc gia có nhiều thuế nhất trên thế giới và có thể được gọi là "quốc gia vạn thuế"!
Số lượng quan chức ĐCSTQ là nhiều nhất trên thế giới. Đảng và chính phủ là song tuyến, mỗi phe chỉ định nhân sự riêng, không tín nhiệm nhau, tranh luận với nhau và giám sát lẫn nhau. Do đó, hiệu quả là cực kỳ thấp. Đây là sự bế tắc của hệ thống ĐCSTQ.
Có một so sánh dữ liệu trong tạp chí "Tranh minh” của Hong Kong vào tháng 4 năm 2016. Năm 2012, chi phí hành chính của các chính phủ trên thế giới chiếm tổng doanh thu tài chính là : Đức 2,7%, Ai Cập 3,1%, Ấn Độ 6,3%, Canada 7,1%, Nga 7,6% và Trung Quốc 30%. Riêng Trung Quốc gần gấp 10 lần Ai Cập và 5 lần so với Ấn Độ!
Vào năm 2012, số lượng quan chức địa phương được chính quyền địa phương ở Trung Quốc hỗ trợ (không bao gồm các quan chức trung ương) là khoảng 60 triệu người ở 2.000 quận và thành phố, và sẽ thêm 2,5 triệu người mỗi năm kể từ năm nay.
Với mỗi 1 triệu USD GDP Trung Quốc cần cấp dưỡng cho 10,8 quan chức, còn Hoa Kỳ: 1,56; Nhật Bản: 0,95; Đức: 1,33 và Anh: 2,8. Con số của Trung Quốc gấp 10 lần Nhật Bản, 7 lần so với Hoa Kỳ, 8 lần so với Đức và 4 lần so với Vương quốc Anh.
So sánh tỷ lệ chi phí hành chính so với GDP ở các quốc gia khác nhau: Trung Quốc là 25,6%, Ấn Độ là 6,3%, Hoa Kỳ là 3,4% và Nhật Bản là 2,8%. Dân số Trung Quốc và Ấn Độ tương tự nhau, nhưng chi phí hành chính khác nhau 4 lần.
Trên thực tế, các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức của ĐCSTQ, cũng như các quan chức đã nghỉ hưu trong những năm qua, có mức lương đáng kinh ngạc, dẫn đến khoản chi tiêu rất lớn. Tất cả đều đè nặng lên người dân.
Giáo sư Dương Thiệu Chính (Yang Shaozheng) của Đại học Quý Châu, người đã bị khai trừ khỏi đảng vì những ngôn luận trên mạng vào năm 2018, ông đã trực tiếp động chạm tới chính quyền vì ông đã công khai chỉ trích ĐCSTQ "dùng quỹ công nuôi dưỡng đảng".
Trong bài viết của mình, ông Dương chỉ trích rằng ĐCSTQ đã sử dụng thuế và tài sản thuộc sở hữu nhà nước để hỗ trợ cho tất cả công chức chuyên trách công tác đảng và một số nhân viên công tác đoàn thể phi chính đảng với tổng trị giá khoảng 20 triệu Nhân dân tệ mỗi năm, gây hao tổn cho xã hội ước tính khoảng 20 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Nếu tình hình không thay đổi, xã hội cuối cùng sẽ sụp đổ.
Ông nói: “Sự mất mát của cải cho toàn xã hội do các quỹ công gây ra để hỗ trợ cho đảng và các hiệp hội ở Trung Quốc đại lục là 20 nghìn tỷ nhân dân tệ mỗi năm, gánh nặng bình quân đầu người là 15.000 nhân dân tệ. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới hầu như không cung dưỡng cho nhóm người này và gánh nặng bình quân đầu người bằng không".
VIDEO CHỌN LỌC - SÓNG GIÓ ĐẠI LIÊN
Minh Thanh
Theo SOH
Đăng theo NTDVN