“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn

“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn

“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn

“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn

“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn
“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn
Thứ bảy, 28-12-2024 01:30, (GMT+07:00)
“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn
26-02-2022 14:58

Chưa khi nào nước Mỹ lại trở nên yếu nhược trong mắt thế giới như thời điểm hiện nay. Lời cam kết của Tổng thống Joe Biden sẽ “bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO” trở nên vô nghĩa với Ukraine, một quốc gia không thuộc khối liên minh này. Cũng không phải ngẫu nhiên khi Trung Quốc điều 9 máy bay xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan cùng ngày Nga khai hỏa tấn công Ukraine.

Phải chăng cuộc khủng hoảng Ukraine là "phép thử" của Tổng thống Putin gửi tới ông chủ Nhà Trắng, và là tiền đề để Trung Quốc ngày càng táo tợn hơn trong việc thôn tính Đài Loan? 

 

“Phép thử” Ukraine: Một nước Mỹ yếu nhược khiến nước Nga càng quyết đoán và Trung Quốc thâm hiểm hơn?

Trung Quốc đang theo dõi sát sao diễn biến tại Ukraine, cũng như lưu ý bất kỳ dấu hiệu yếu kém nào của Mỹ và các đồng minh trước các hoạt động quân sự của Nga. (Ảnh tổng hợp)

Khai hỏa 

Trước khi những quả tên lửa đầu tiên được khai hỏa mở màn chiến dịch quân sự ở Ukraine vào lúc 5h sáng ngày 24/2, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu tuyên bố rằng tình thế đã buộc Nga phải đưa ra hành động quyết liệt, và khẳng định hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine đã kêu gọi Moskva hỗ trợ. 

 

Quân nhân Ukraina cưỡi xe tăng tiến về chiến tuyến với lực lượng Nga ở vùng Lugansk, 25/02/2022. (Anatolii Stepanov / AFP, qua Getty Images)

Chỉ tích tắc sau bài phát biểu của Putin, hàng loạt thành phố ở Ukraine trong đó có thủ đô Kiev đã rung chuyển bởi các vụ nổ lớn. Nhiều cơ sở quân sự của Ukraine, trong đó có sở chỉ huy, trận địa phòng không và sân bay được xác nhận bị tập kích bằng tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao.

Nhiều chuyên gia tin rằng các vụ tấn công tên lửa của quân đội Nga vào Kiev và các thành phố khác vào ngày 24/2 là làm suy giảm khả năng phòng không, và cho phép người Nga tạo ra một vành đai an ninh rộng lớn xung quanh khu vực Donbass mà nước này hiện đã tuyên bố là hai quốc gia độc lập. Mục tiêu cơ bản theo lời của Tổng thống Nga Putin là nhằm "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine” .

 

Lời cam kết rỗng tuếch 

 

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Joe Biden đã trải qua 2 cuộc khủng hoảng tại Afghanistan và giờ đây là chảo lửa Ukraine, mà cả 2 đều mang dấu ấn “khét lẹt”. 

Tờ Slate - một trong những trang mạng dòng chính nổi tiếng nhất nước Mỹ  đã giật tít: "Biden đã phạm phải sai lầm lớn như thế nào ở Ukraine?"

Liệu các vụ tấn công vừa qua của Nga vào Ukraine có phải do tuyên bố sai lầm của Tổng thống Joe Biden, đã vô tình cấp “giấy phép” cho Putin mở màn  chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass, miền đông Ukraine?  

Trở lại cuộc họp báo ngày 19/1, Joe Biden dường như ám chỉ rằng Mỹ và đồng minh có thể sẽ không phản ứng mạnh nếu Moscow tiến hành một cuộc “tấn công nhỏ” vào Ukraine.

Ông Biden nói: “Có sự khác biệt trong NATO về những gì các nước sẵn sàng làm, tùy thuộc vào điều gì xảy ra. Là một chuyện khác nếu đó là “một cuộc xâm lược nhỏ vào Ukraine. Nếu đó là “một cuộc xâm lược lớn”, thì sẽ có “chi phí nặng nề” và “tổn hại đáng kể” đối với “nước Nga và nền kinh tế Nga”.

Bản thân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phải lên tiếng đính chính về tuyên bố của ông Biden không phải là “bật đèn xanh” cho Moscow thực hiện hành vi “gây chiến”. 

Tiếp đến, trong bài phát biểu ngày 22/2, Tổng thống Joe Biden dường như có phần “xuống nước” với Nga chỉ 1 ngày sau khi Putin tuyên bố công nhận chủ quyền của 2 hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk.

Ông Biden tuyên bố: "Chúng tôi không có ý định chống lại Nga… Tuy nhiên, chúng tôi muốn gửi một thông điệp không thể nhầm lẫn rằng Mỹ  cùng với các đồng minh của chúng ta sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO và tuân thủ các cam kết mà chúng tôi đã thực hiện với NATO."Đối với người Mỹ ở bên kia bán cầu, tuyên bố của Joe Biden đã làm “yên lòng” đa số người dân, vốn không màng đến khủng hoảng Ukraine và đang quay cuồng với giá cả lạm phát tăng cao chưa từng có ở trong nước. 

Tuyên bố trên của Joe Biden cũng đã mang lại sự “đảm bảo” cho các nước láng giềng là thành viên NATO như Cộng hòa Séc và Ba Lan. Nhưng với người Ukraine, họ coi đó là sự yếu nhược của nước Mỹ trước “gấu” Nga, cũng như đặt dấu chấm hết cho kỳ vọng có được sự hỗ trợ quân sự từ bên ngoài.

Ukraine phải đối diện một thực tế: Họ chính thức bị bỏ rơi. 

Đối với giới quan sát, lời cam kết của Joe Biden hoàn toàn rỗng tuếch, xa rời thực tế địa chính trị đến mức khiến người Nga sửng sốt khó tin trước một “cơ hội” hiếm có: Nó chẳng khác gì “bật đèn xanh” cho Putin có thể tiến hành quân sự mà Mỹ sẽ không “động binh”. 

Hẳn nhiên Ukraine không phải là thành viên của NATO, nên Mỹ và các đồng minh không có nghĩa vụ phải bảo vệ. Nhưng chính quyền Biden quên mất rằng, vào năm 1994, Ukraine đã đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy lời hứa đảm bảo an ninh từ Mỹ tại cuộc họp lịch sử ở thủ đô Budapest (Hungary).

Chẳng thế mà Tổng thống Ukraine Volodmyr Zelensky đã có nhiều động thái đối với chính quyền Joe Biden trong Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 58 vào ngày 19/2 tại Munich ( Đức), khi ông  gợi ý rằng Ukraine có thể cần phải có vũ khí hạt nhân bằng cách chấm dứt Bản ghi nhớ Budapest.

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra một tuyên bố trong Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 58 vào ngày 19/2/2022 tại Munich, Đức. (Ảnh Getty Images)

 

Ông nói:  “Tôi hy vọng không ai nghĩ Ukraine là vùng đệm thuận tiện và vĩnh cửu giữa phương Tây và Nga…. Tôi muốn tin rằng Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Điều 5 sẽ hiệu quả hơn Bản ghi nhớ Budapest.

Ukraine đã nhận được sự đảm bảo an ninh cho việc từ bỏ vị trí  hạt nhân thứ ba trên thế giới. Chúng tôi không có thứ vũ khí đó…. Do đó, chúng tôi cần… Quyền yêu cầu chuyển từ chính sách xoa dịu sang bảo đảm an ninh và bảo đảm hòa bình”.

Khát vọng đòi hỏi "quyền được đảm bảo an ninh" bằng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Zelensky có lẽ khá xa vời, nhưng phần nào đã phản ánh thực tế sự thiếu niềm tin của quốc gia nhỏ bé này trước cách xử lý khủng hoảng của chính quyền Joe Biden. 

Như Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ron Johnson (bang Wisconsin) cho biết: “Những hành động mà Tổng thống Biden thực hiện đều khiến nước Mỹ suy yếu và khuyến khích kẻ thù của chúng ta”.  “Họ rất lạc quan. Họ rất hung dữ. Khi họ cảm thấy (nước Mỹ) yếu đuối, họ sẽ hành động, và đó là những gì chúng ta đang thấy ngay bây giờ". 

 

Sai lầm nối tiếp sai lầm

 

Trước khi xem xét các dẫn chứng sinh động về những gì chính quyền Joe Biden đã làm nước Mỹ suy yếu,  và “vô tình” giúp kẻ thù của nước Mỹ táo tợn hơn chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi ông lên nắm quyền, hãy nhớ lại những gì mà Tổng thống Donald Trump đã mang lại vị thế chủ động cho nước Mỹ.  

  • Dưới thời chính quyền Donald Trump, ông đã khiến Nga lo ngại khi trao cho Ba Lan và Ukraine những thỏa thuận vũ khí hiện đại, như hệ thống tên lửa Patriot để đối phó hiệu quả với Nga trị giá tới 4,75 tỷ đô la và chấp thuận bán vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
  • Tổng thống Trump đã trừng phạt ngay cả khi người Nga chưa có bất kỳ động thái uy hiếp các nước Đông Âu trong thời kỳ ông nắm quyền, như ký sắc lệnh trừng phạt đối với bất kỳ công ty nào giúp công ty khí đốt Gazprom của Nga hoàn thành  đường ống Nord Stream 2 cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang Đức. 
  • Tổng thống Trump cũng rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris và đưa nước Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2018. Điều này làm suy giảm “quyền” định giá dầu của Nga và tổ chức OPEC, giúp người Mỹ được hưởng lợi từ việc giá xăng dầu thấp.  
  • Ông Trump cũng rút khỏi thỏa thuận với Iran - một trong những đồng minh và là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, và trừng phạt Iran bằng nhiều biện pháp cứng rắn. 
  • Và tháng 5/2020, Viện Nghiên cứu Năng lượng (IER) tuyên bố:  "Lần đầu tiên Mỹ đã độc lập về năng lượng vào năm 2019 kể từ năm 1957". 

Hẳn nhiên việc Joe Biden lên làm ông chủ Nhà Trắng đã khiến nước Nga và kẻ thù của nước Mỹ khấp khởi mừng thầm. 

Bởi dưới thời chính quyền Joe Biden, nước Mỹ đã quay trở lại vạch đích của một cường quốc phụ thuộc năng lượng của nước ngoài, khi tờ Daily Caller vào ngày 18/2 vừa qua giật tít: “Mỹ chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu ròng dầu trở lại”.

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề chương trình nghị sự chính thức vào ngày thứ hai của hội nghị G7 tại Charlevoix, Canada vào ngày 9/6/2018 (Ảnh: Jesco Denzel /Bundesregierung via Getty Images)
Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ được nể trọng trên trường quốc tế. Ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị G7 2018 (Ảnh: Jesco Denzel /Bundesregierung via Getty Images)
 

Việc xử lý cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine của Joe Biden đã gây ra nhiều lời chỉ trích, bắt đầu từ quyết định trong những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống,  khi ông Biden đã thu hồi giấy phép đối với đường ống Keystone XL. Quyết định này không chỉ phá hủy ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của đất nước, đưa Mỹ từ nhà xuất khẩu lớn nhất trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, mà còn giết chết hàng chục nghìn công ăn việc làm vào thời điểm mà nước Mỹ cần vực dậy sau khi nền kinh tế bị phá hủy bởi đại dịch Covid-19. 

 

Hẳn nhiên việc Joe Biden lên làm ông chủ Nhà Trắng sẽ khiến nước Nga và kẻ thù của nước Mỹ khấp khởi mừng thầm.(Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Hẳn nhiên việc Joe Biden lên làm ông chủ Nhà Trắng sẽ khiến nước Nga và kẻ thù của nước Mỹ khấp khởi mừng thầm.(Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Trong khi đó, chính quyền Joe Biden lại "tặng" cho nước Nga một món quà “vô giá”, với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với dự án “huyết mạch” Nord Stream 2 của nước này,  trao cho Putin một cơ hội “vàng ròng”. 

Quyết định này đã đẩy các đồng minh châu Âu và các đối tác của Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng của Nga, và giúp nền kinh tế Nga - vốn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu - bỗng dưng trở nên sung túc nhờ giá dầu tăng.

Chính quyền Joe Biden cũng đưa nước Mỹ trở lại Hiệp định khí hậu Paris, khiến nước Mỹ ngày càng suy yếu và đẩy giá dầu càng tăng cao.

Thậm chí Joe Biden và các đồng minh phương Tây đã liên tiếp “cảnh báo” Putin trong nhiều tuần về các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt nếu Nga xâm lược Ukraine. Điều này càng giúp Nga xích lại gần hơn với “đối tác” Trung Quốc” - vốn là quốc gia chưa bao giờ màng đến các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Triều Tiên hay bất kỳ quốc gia đối địch nào với Mỹ. 

Hệ quả nhãn tiền là, trong khi nhiều quốc gia đang tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, thì chính quyền Bắc Kinh lại làm ngược lại, dỡ bỏ các hạn chế thương mại với Nga. 

Liệu các đòn trừng phạt còn khởi tác dụng? Và vì sao Nga và Trung Quốc chỉ hung hăng dưới thời chính quyền Barack Obama và Joe Biden?

 

Các đòn trừng phạt liệu còn khởi tác dụng?

 

Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Joe Biden về "đợt trừng phạt đầu tiên" vốn tương đối nhỏ và chỉ khoanh vùng ở một số ngân hàng và cá nhân Nga, thì đại sứ Nga Anatoly Antonov  tại  Mỹ lại cảnh báo rằng, những người dân Mỹ bình thường sẽ cảm nhận nỗi đau. 

Qua một bài đăng trên Facebook của Đại sứ quán Nga hôm thứ 23/2, đại sứ Anatoly Antonov cho rằng nền kinh tế Nga đã có thể chịu đựng bất cứ điều gì mà Washington áp đặt trong một thời gian dài. Ông cũng đặt câu hỏi liệu những người Mỹ bình thường có thể chịu đựng  được giá xăng sẽ tăng cao trong bối cảnh lạm phát đang gia tăng đáng kể? 

Ông viết: “Chắc chắn rằng các lệnh trừng phạt áp đặt đối với chúng tôi sẽ làm tổn hại đến thị trường tài chính và năng lượng toàn cầu… Nước Mỹ sẽ không ngoại lệ,  nơi mà  những công dân bình thường sẽ cảm nhận toàn bộ hậu quả  của việc giá cả tăng cao.” 

 

MANDEL NGAN/AFP via Getty Images
Đường, xăng, lạm phát, kinh tế đình trệ và các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, Đông Âu đã khiến một số người ví những ngày đầu nhiệm kỳ của ông Biden với nhiệm kỳ của Tổng thống Jimmy Carter. (Ảnh: MANDEL NGAN/AFP via Getty Images)
 

Trong khi đó, hôm 23/2, Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ đang chuẩn bị các biện pháp để đáp trả các lệnh trừng phạt bước đầu của chính quyền Joe Biden: “Không có gì phải nghi ngờ - các lệnh trừng phạt sẽ dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ, không nhất thiết là đối xứng, nhưng được tính toán kỹ lưỡng và gây đau đớn cho phía Hoa Kỳ”.  

Thực tế, nước Mỹ đang chứng kiến lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm, đạt mức 7% so với năm 2020, khiến giá cả mọi thứ từ ôtô, xăng dầu cho đến thực phẩm, quần áo ở Mỹ đều đang tăng với tốc độ phi mã. Theo AP, đây là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Joe Biden và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khi lạm phát đã và đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ . 

Thêm nữa, với động thái cả Đức và giờ đây chính quyền Joe Biden ban hành lệnh trừng phạt dự án Nord Stream 2 (mà theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023), càng làm cho giá khí đốt tăng cao trong thời gian tới. 

Nguy hiểm là, châu Âu đang trong mùa đông lạnh giá, với một nước Đức “trót” cùng đổ 11 tỷ đô la vào Nord Stream 2 không phải một sớm một chiều có thể hủy bỏ, một nước Mỹ đang phải vật lộn với lạm phát và phải nhập khẩu dầu khí trong khi Nga lại là nước sản xuất năng lượng lớn thứ 2 thế giới.

Tất cả đã khiến mọi lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh dường như vào thời điểm này không còn hiệu nghiệm với Nga nữa.

 

Nga và Trung Quốc đều hung hăng dưới thời Obama và Biden

 

Thực chất, sự thất bại của chính quyền Joe Biden trong việc ngăn chặn sự hung hăng của Tổng thống Putin, đơn giản chỉ là phản ánh sự “kế thừa” di sản đối ngoại yếu kém của chính quyền Barack Obama và loại bỏ chính sách làm lợi cho nước Mỹ của Donald Trump. 

  • Không có gì ngạc nhiên khi Putin xâm chiếm Ukraine trong nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama và Joe Biden thay vì dưới thời Tổng thống Donald Trump, bởi lẽ:Ngay sau khi nhậm chức vào năm 2009, chính quyền Obama đã nhượng bộ Nga khi ra lệnh loại bỏ kế hoạch đặt lá chắn tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Séc của Tổng thống G.Bush. 
  • Năm 2013, Obama cũng làm “bẽ mặt” nước Mỹ, thể hiện sự yếu nhược thảm bại khi vạch ra lằn ranh đỏ cho Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học sát hại dân thường. Bất chấp việc nhà độc tài Bashar al-Assad vượt qua lằn ranh đỏ mà Obama đã cảnh cáo, vị Tổng thống sở hữu quân đội mạnh nhất giới đã không trừng phạt Syria mà lại “dựa” vào Tổng thống Putin - đồng minh của Syria để thuyết phục Assad từ bỏ thứ vũ khí mạnh nhất của mình. 
  • Chính quyền Obama đã ký vào thỏa thuận khí hậu Paris vô giá trị, khiến Nga và OPEC có quyền kiểm soát giá dầu nhiều hơn, phá hủy nền kinh tế Mỹ bằng cách thủ tiêu ngành công nghiệp dầu khí trong nước.
  • Khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2014, Obama cũng đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine. 

Với sự yếu nhược của chính quyền Obama trong việc không răn đe chế độ độc tài Assad (dẫn đến hơn nửa triệu người chết và cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất thế kỷ), Barack Obama đã “giúp” nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin trở nên quyết đoán hơn trong việc việc sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea của Ukraine (2014), thúc đẩy một Trung Quốc ngày càng hung hăng dữ tợn tại Châu Á-Thái Bình Dương. 

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) và cựu Phó Tổng thống Joe Biden sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017 tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, DC. (Ảnh của Mark RALSTON / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) và cựu Phó Tổng thống Joe Biden sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017 tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, DC. (Ảnh của Mark RALSTON / AFP qua Getty Images)

 

Có thể nói, trong vòng ba năm, từ 2013-2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động xây đảo phi pháp một cách điên cuồng nhất trên các rạn san hô và đảo san hô trong chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên bố có chủ quyền. 

Ngày 24/2, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động một chiến dịch quân sự đặc biệt vào miền đông Ukraine, thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Nga "không xâm lược Ukraine" và cho biết "Moscow có quyền đưa ra quyết định trên cơ sở lợi ích của họ".

Cũng cùng ngày hôm đó, Reuters dẫn lời Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo lực lượng phòng không của hòn đảo đã phát đi cảnh báo khi 9 máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. 

Các vụ xâm nhập của Trung Quốc vào ADIZ của Đài Loan không có gì lạ, nhưng việc nước này điều máy bay áp sát Đài Loan diễn ra cùng ngày Nga triển khai "chiến dịch đặc biệt" tại miền đông Ukraine đã làm dấy lên các suy đoán rằng, Bắc Kinh có thể phát động một cuộc tấn công quân sự chống lại Đài Loan

Hẳn nhiên, Trung Quốc đang theo dõi sát sao diễn biến tại Ukraine, cũng như lưu ý bất kỳ dấu hiệu yếu kém nào của Mỹ và các đồng minh trước các hoạt động quân sự của Nga.

Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Heino Klinck cho biết: “Họ (Trung Quốc) đã tính toán chi phí sẽ 'phải trả' nếu họ có hành động thôn tính Đài Loan. Hiện họ có thêm dữ liệu về những gì phương Tây đang làm với Nga, và bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào (phản ứng của Mỹ ở Đông Âu) ... đều sẽ được phía Trung Quốc tính đến". 

Cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng việc không ngăn chặn được một cuộc xâm lược của Nga sẽ "khuyến khích" Bắc Kinh có hành động tích cực hơn đối với Đài Loan.

Với nước Mỹ, thể diện của một siêu cường đã bị mất sạch với kế hoạch rút quân hỗn loạn tại Afghanistan, nhường lại “sân chơi” cho Taliban và Trung Quốc, cũng như “khoanh tay đứng nhìn" tên lửa Nga dội xuống Ukraine trong mấy ngày vừa qua. 

13 tháng Joe Biden lên nắm quyền, nước Mỹ bị xới tung và suy yếu trước một nước Nga ngày càng quyết đoán, và một Trung Quốc ngày càng thâm hiểm hơn. 

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của ntdvn.net)

Xuân Trường 

Đăng theo NTDVN

 

Tham khảo:

1.https://asia.nikkei.com/Politics/Ukraine-conflict/Biden-unveils-sanctions-on-Russia-for-beginning-Ukraine-invasion
2.https://www.theguardian.com/us-news/video/2022/feb/22/biden-announces-sanctions-over-russian-invasion-video.
3.https://slate.com/news-and-politics/2022/01/biden-putin-russia-ukraine-minor-incursion.html
4.https://www.cbsnews.com/news/ukraine-president-volodymyr-zelensky-sanctions-against-russia-before-5.possible-invasion-not-after/
6.https://kyivindependent.com/national/zelenskys-full-speech-at-munich-security-conference/
7.https://www.bbc.com/news/world-europe-50875935
8.https://www.bbc.com/news/world-us-canada-57180674
9.https://www.bbc.com/news/world-europe-50875935
10.https://apnews.com/article/consumer-prices-inflation-c1bfd93ed1719cf0135420f4fd0270f9
11.https://sputniknews.com/20220223/moscow-vows-strong-response-to-us-sanctions-that-will-be-sensitive-for-washington-1093303721.html
12.https://abcnews.go.com/Politics/obama-scraps-bush-missile-defense-plan/story?id=8604357
13.https://www.washingtonpost.com/opinions/provide-ukraine-with-the-military-aid-it-needs-to-deter-russias-aggression/2014/09/19/dd4bba46-400f-11e4-9587-5dafd96295f0_story.html
14.https://www.secretchina.com/news/gb/2022/02/24/998807.html

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP