Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, trái đất từng giống “Trung Địa” của Tolkien?

Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, trái đất từng giống “Trung Địa” của Tolkien?

Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, trái đất từng giống “Trung Địa” của Tolkien?

Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, trái đất từng giống “Trung Địa” của Tolkien?

Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, trái đất từng giống “Trung Địa” của Tolkien?
Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, trái đất từng giống “Trung Địa” của Tolkien?
Thứ sáu, 27-12-2024 08:02, (GMT+07:00)
Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, trái đất từng giống “Trung Địa” của Tolkien?
18-10-2021 15:14

Chỉ trong năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện được ba chủng loài người hominids cổ đại mới, trong đó một loài mới nhất xuất hiện chỉ trong tuần trước. Các nhà khoa học cũng tin rằng còn có nhiều tộc người nữa chưa được phát hiện. Điều này cho thấy rằng đã tồn tại rất nhiều chủng loài người cổ đại mà chúng ta chưa biết đến. Hiểu biết về lịch sử nhân loại của chúng ta còn rất hạn chế.

Phát hiện hóa thạch các chủng người mới, Trái đất từng giống ‘Trung Địa’ của Tolkien?

Các diễn viên chính trong Chúa tể những chiếc nhẫn của tác giả Tolkien. Bộ phim nói về thời đại của rất nhiều các chủng loài người khác nhau đã cùng tồn tại trên Trái đất. (Ảnh: Wikipedia)

Năm 1937, giáo sư Oxford J.R.R. Tolkien xuất bản tác phẩm The Hobbit, và đến năm 1954, ông tiếp tục chuyển thể tác phẩm đó thành bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” với 3 phần:"The Fellowship of the Ring", "The Two Towers" và "The Return of the King".

Bối cảnh bộ phim diễn ra ở vùng "Trung Địa", được coi là lục địa chính, nơi xuất hiện một quá khứ thần thoại trên Trái đất khoảng 6.000 năm trước. "Trung Địa" không chỉ có con người, mà còn có Yêu tinh, Người lùn, Người kiến và Người Hobbit, tất cả đều bị lũng đoạn bởi người Trung Địa và quái vật Rồng, Troll và Orc. Cuối cùng, trong tác phẩm của Tolkien, Yêu tinh, Người lùn, Người kiến và Người Hobbit giảm dần, chỉ còn lại con người.

Hiện nay, Trái Đất ngày càng giống với những gì Tolkien biết trước.

Các nhà khoa học tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck của Đức, Đại học Tübingen và Đại học Griffith ở Úc cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng về một nhóm người cổ đại mới, sống cách đây hơn 7.200 năm trên đảo Sulawesi của Indonesia. Sulawesi là một phần của một nhóm các đảo được gọi là Wallacea, nằm giữa phía tây Indonesia và Papua New Guinea.

Trong hang động Leang Panninge nằm trên bờ biển phía nam của hòn đảo, bộ xương của một cô gái từ 17 đến 18 tuổi được chôn ở độ sâu khoảng 190 cm. Ngày chôn cất được xác định thông qua niên đại Carbon-14 của một cây Canarium sp bị cháy, hạt giống được chôn cùng với cô ấy.

Hình a: Sulawesi và Wallacea. Hình chữ nhật màu đỏ cho biết khu vực được hiển thị trong b. Hình b: Leang Panninge. Đường chấm cho biết phân bố người Toalean. (Ảnh: Nature)
Hình a: Đảo Sulawesi và Wallacea. Hình chữ nhật màu đỏ cho biết khu vực được hiển thị trong b. Hình b: Leang Panninge. Đường chấm cho biết phân bố người Toalean. (Ảnh: Nature)

Các nhà khoa học đã có thể trích xuất DNA của cô gái từ xương sọ, và sau đó họ lập bản đồ toàn bộ bộ gen của cô ấy. Cho thấy rằng cô gái thuộc về một dòng dõi người chưa từng được biết đến trước đây xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới và dòng dõi của cô gái đã biến mất. Ngày nay không còn hậu duệ của dòng dõi này ở Indonesia.

Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng cô gái là một phần của người Toalean, một nhóm săn bắn hái lượm sống trong một khu vực rộng khoảng 10.000 km2, phía nam đảo Sulawesi. Người Toaleans săn bắt bằng những mũi tên có đầu bằng đá được gọi là điểm Maros, và họ có thể đã tạo nên những hang động cổ đại được tìm thấy trên đảo.

Đáng ngạc nhiên, bộ gen của cô gái cũng chứa các đoạn DNA chung với người Denisovan bí ẩn, là một loài người đã tuyệt chủng hoặc phân loài của người cổ đại sống trong thời kỳ Đồ Đá giữa và hạ, có nghĩa là người Denisovan có khả năng phân tán rộng rãi hơn so với dự đoán trước đây. Bộ gen của cô gái cũng cho thấy rằng cô là hậu duệ của nhóm người hiện đại đầu tiên đến khu vực này vào khoảng 50.000 năm trước, điều này khiến Wallacea có thể là điểm gặp gỡ quan trọng giữa người cổ đại và hiện đại.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Giáo sư Cosimo Posth của Đại học Tubingen ở Đức, cho biết trên studyfinds.org, "Sự phân bố địa lý của người Denisova và người hiện đại có thể đã trùng lặp ở vùng Wallacea. Đây có thể là nơi quan trọng mà người Denisova và tổ tiên của người Úc bản địa và người Papuans đã lai tạo".

Chủng Người Denisovan

Năm 2010, các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học và Dân tộc học Novosibirsk của Nga đang khai quật tại Hang Denisova ở dãy núi Altai, miền trung nam Siberia thì họ phát hiện thấy xương ngón tay nhỏ bé của một đứa trẻ. Khi các nhà khoa học từ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck phân tích ADN của xương, họ phát hiện ra rằng nó thuộc về một tộc người hoàn toàn mới (nhóm bao gồm người hiện đại, loài người đã tuyệt chủng và tất cả tổ tiên trực tiếp của chúng ta), mà họ đặt tên theo hang động mà xương đã được tìm thấy.

Người Denisovan và người Neanderthal xuất hiện cách nhân loại hiện nay khoảng 804.000 năm trước, sau đó họ tách khỏi nhau khoảng 640.000 năm trước. Điều này có nghĩa là người Denisovan phải là hậu duệ của một cuộc di cư rời khỏi châu Phi trước đó của người Homo erectus và họ hoàn toàn khác biệt với cả người hiện đại và người Neanderthal. Một số đặc điểm của người Denisovan, chẳng hạn như răng hàm cực lớn của họ, giống với người Australopithecines hơn là với người hiện đại.

Tái hiện người Neanderthal với quần áo nhẹ của Adrie và Alfons Kennis. (Ảnh: Bảo tàng Neanderthal)
Tái hiện người Neanderthal với quần áo nhẹ của Adrie và Alfons Kennis. (Ảnh: Bảo tàng Neanderthal)

Những chủng Người cổ đại khác

Năm 2003, các nhà khoa học khai quật hang động Liang Bua trên đảo Flores của Indonesia đã tìm thấy hài cốt của một tộc người nhỏ bé cao khoảng 1,1 m, khi đào sâu hơn họ đã phát hiện thêm 15 bộ xương.

Các nhà khoa học đã mất nhiều năm để xác định rằng những bộ xương không phải là người hiện đại bị bệnh, mà là loài người nhỏ bé riêng biệt, Homo floresiensis, biệt danh "Người Hobbit". Thật đáng kinh ngạc, "The Hobbit" sống trên Flores từ 190.000 đến 60.000 năm trước.

Ngày nay, người ta cho rằng Homo floresiensis đã đến Flores cách đây đến một triệu năm, và rất có thể là hậu duệ của một quần thể Homo erectus, trước khi họ thu nhỏ về kích thước vật lý. Điều đó làm cho Homo floresiensis trở thành một loài chị em với Homo habilis, và nó cho thấy một cuộc di cư sớm chưa từng biết trước đây ra khỏi châu Phi.

Vào tháng 6 năm 2021, hai tộc người mới đã được phát hiện. Theo Interesting Engineering, vào năm 1933 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân nằm ở cực bắc của Trung Quốc, một người đàn ông Trung Quốc đã phát hiện ra một hộp sọ bất thường. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đang bị quân xâm lược Nhật Bản tràn ngập, và người đàn ông không muốn chiếc đầu lâu rơi vào tay họ. Thay vào đó, ông giấu nó trong một cái giếng bỏ hoang, nó đã nằm ở đó trong 85 năm, đến khi người đàn ông tiết lộ vị trí của nó cho người thân trước khi chết.

Người thân của người đàn ông này ã hiến tặng hộp sọ cho Bảo tàng Khoa học Địa chất của Đại học Hà Bắc GEO, các nhà khoa học ngay lập tức nhận ra rằng hộp sọ cho thấy sự kết hợp của cả hai đặc điểm cổ xưa và hiện đại và nó có một hộp sọ đủ lớn để chứa não người hiện đại.

Các nhà nghiên cứu xác định niên đại của hóa thạch là 146.000 năm trước và đặt tên cho nó là Homo longi. Họ cũng cho biết rằng đây là loài người mới được phát hiện, chứ không phải người Neanderthal, là họ hàng gần nhất với chúng ta, Homo sapiens.

Vào tháng 6 năm 2021, Interesting Engineering cũng đã đưa tin về một thông báo của các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv của Israel về một phát hiện tại địa điểm Nesher Ramla gần thành phố Ramla, Israel về một phần hộp sọ và xương hàm từ một tộc người hoàn toàn mới. Khám phá này được đặt tên là "Nesher Ramla Hominin", đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về người Neanderthal, những người được cho là có nguồn gốc từ châu Âu trước khi đến vùng đất ngày nay là Israel vào khoảng 70.000 năm trước.

Phát hiện về Nesher Ramla Homo này cho thấy rằng người Neanderthal sống ở khu vực của Israel hiện đại cách đây tới 400.000 năm, và sau đó di cư sang châu Âu và châu Á. Chính quần thể người Neanderthal này đã lai giống với người Homo sapiens khi họ đến Israel khoảng 200.000 năm trước.

Kết quả phân tích gen của người Neanderthal, Denisovan và người châu Phi (gốc người ngày nay)

Các nhà khoa học tại Đại học Cornell và Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor đã phân tích về bộ gen của hai người Neanderthal, một người Denisovan và hai người châu Phi. Kết quả cho thấy 3% bộ gen của người Neanderthal đến từ người cổ đại ngày nay và hai loài này phải có sự lai tạo cách đây khoảng 200.000 và 300.000 năm trước.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy 1% bộ gen Denisovan cũng đến từ "tổ tiên loài người cổ xưa" không phải là người Neanderthal hay Denisovan. Các nhà khoa học cũng ước tính rằng con người hiện đại chúng ta mang khoảng 15% bộ gen của tộc người "siêu cổ xưa" này trong bộ gen của chúng ta. Nhưng nếu DNA không đến từ người Homo sapiens, người Neanderthal hay người Denisovan, thì nó đến từ đâu?

Những khám phá mới này của con người cổ đại dẫn đến kết luận không thể chối cãi rằng hàng chục nghìn năm trước, nhiều tộc người đã tồn tại trên Trái đất và lai tạo với nhau. Trong số năm mẫu vật Denisovan được tìm thấy trong hang Denisova, một mẫu vật là một thiếu nữ lai Denisovan/Neanderthal, có cha là người Denisovan và mẹ là người Neanderthal.

Các nhà khoa học tin rằng có thể còn nhiều tộc người nữa chưa được phát hiện và điều này cho thấy J.R.R. Tolkien hiểu biết rất nhiều về lịch sử nhân loại chúng ta.

Xem thêm:

VIDEO: 4 Bằng Chứng Kinh Ngạc Cho Thấy: Lò Phản Ứng Hạt Nhân 2 Tỷ Năm Là ‘Sản Phẩm Nhân Tạo’ | Ngẫm Radio

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP