Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp, thừa nhận 6 vấn đề lớn

Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp, thừa nhận 6 vấn đề lớn

Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp, thừa nhận 6 vấn đề lớn

Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp, thừa nhận 6 vấn đề lớn

Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp, thừa nhận 6 vấn đề lớn
Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp, thừa nhận 6 vấn đề lớn
Thứ năm, 09-01-2025 14:27, (GMT+07:00)
Ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp, thừa nhận 6 vấn đề lớn
27-08-2020 16:34

Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì một hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Ông Tập đã thừa nhận rằng xã hội Trung Quốc phải đối mặt với 6 vấn đề lớn.

Ông Tập đã tổ chức một hội nghị chuyên đề kinh tế, thừa nhận sáu vấn đề lớn và nhấn mạnh rằng ông sẽ không tách khỏi thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng việc Hoa Kỳ tách rời hoàn toàn khỏi ĐCSTQ là không thể đảo ngược. (Epoch Times)

Các chuyên gia cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang đối mặt với sự tách rời hoàn toàn khỏi Hoa Kỳ và không thể đảo ngược. ĐCSTQ hiện đang bị thế giới phản đối, các nhân tố dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ đều đã chín muồi, và sự sụp đổ là không thể tránh khỏi.

Nhóm chuyên gia Kinh tế Quốc gia của ông Tập cho thấy Lý Khắc Cường bị gạt ra ngoài lề

Hội nghị chuyên đề được tổ chức tại Trung Nam Hải vào chiều ngày 24/8. Các kênh truyền thông ĐCSTQ cho biết nội dung hội nghị về "các vấn đề lớn liên quan đến tương lai của Trung Quốc", hoạch định "Kế hoạch 5 năm lần thứ 14" và đưa ra một kế hoạch mới.

Những người tham gia này được coi là "các nhà chính sách cao cấp", trong đó có 9 chuyên gia phát biểu tại hội nghị, được ngoại giới coi là "Nhóm Quốc sư Kinh tế" của ông Tập Cận Bình. Những người tham gia khác cũng gửi ý kiến ​​bằng văn bản.

Trong số các diễn giả, có ông Lục Minh (Lu Ming) - là một giáo sư tiến sĩ giám sát ưu tú của Trường Cao đẳng Kinh tế và Quản lý An Thái, Đại học Giao thông Thượng Hải, và là hiệu trưởng điều hành trẻ tuổi nhất của Viện Nghiên cứu Phát triển Đại lục. Ngoài ra còn có ông Lâm Nghị Phu (Lin Yifu) người Đài Loan, ông Phàn Cương (Fan Gang) - Phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Cải cách Hệ thống Kinh tế Đại lục, ông Chu Dân (Zhu Min)- Hiệu trưởng Viện Tài chính Quốc gia, Đại học Thanh Hoa, ông Trương Vũ Yên (Zhang Yuyan), Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc... Họ được ngoại giới coi là “những Quốc sư về kinh tế” của ông Tập Cận Bình.

Điều đáng chú ý là Tân Hoa xã - kênh truyền thông của đảng đã đưa tin về sự kiện này với tiêu đề “Hội nghị chuyên đề của Tổng Bí thư”. Vì vậy, hội nghị được coi là được tổ chức dưới danh nghĩa của ông Tập Cận Bình. Từ các thành viên tham gia hội nghị, có thể thấy thiếu vắng sự có mặt của Thủ tướng Lý Khắc Cường, người phụ trách về kinh tế. Ngoại giới cho rằng ông Lý ngày càng bị gạt ra ngoài lề.

6 vấn đề lớn trong nền kinh tế Trung Quốc

Tại hội nghị chuyên đề, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng có 6 vấn đề kinh tế và xã hội lớn trong ĐCSTQ.

Sáu vấn đề chính bao gồm những nguy cơ và cơ hội do những thay đổi sâu sắc của môi trường trong nước và quốc tế mang lại. Khả năng nhận biết chính xác những thay đổi, ứng biến một cách khoa học và chủ động tìm kiếm thay đổi là những vấn đề được đặt ra để có thể tìm thấy cơ hội trong khủng hoảng và mở ra những cuộc chơi mới.

Năm khía cạnh còn lại là xây dựng mô hình phát triển mới dựa trên sự lưu thông thông suốt của nền kinh tế quốc dân; tạo động lực phát triển mới thông qua đổi mới công nghệ; khơi dậy sức sống phát triển mới thông qua cải cách sâu rộng; tạo lợi thế mới trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế thông qua mở cửa ở mức độ cao; đồng xây dựng, đồng quản trị và chia sẻ để mở rộng cục diện phát triển xã hội mới.

Tại hội nghị chuyên đề, ông Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh đến mô hình kinh tế vòng tròn kép.

Bản báo cáo cũng phải thừa nhận rằng trong cơn sóng gió kinh tế thế giới, liệu có thể chèo lái tốt con tàu lớn nền kinh tế hay không là một thách thức lớn đối với đảng cầm quyền.

ĐCSTQ phải đối mặt với sự phân tách Mỹ - Trung toàn diện

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Yến Minh (Li Yanming) trao đổi với phóng viên Epoch Times rằng cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước Trung Quốc hiện nay rất nghiêm trọng, chủ yếu là do tình trạng tháo chạy vốn ồ ạt và tình trạng thất nghiệp cao. Cuộc khủng hoảng kinh tế của ĐCSTQ cũng làm bùng phát các cuộc đấu đá trong nội bộ, liên quan đến sự phân chia quyền lực và tài sản, và đứng đằng sau đó đều là giới cao cấp quyền lực của ĐCSTQ.

Ông đưa ra một ví dụ: vụ việc Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin) ‘ngã ngựa’ gần đây, sau khi điều tra đã bị cưỡng chế truy nộp khối tài sản trị giá 1,8 tỷ nhân dân tệ. Sau khi cháu rể của Đặng Tiểu Bình là Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) bị tòa án tịch thu tài sản 10,5 tỷ nhân dân tệ, hai tháng sau phải truy nộp 75,2451 tỷ nhân dân tệ thu nhập bất hợp pháp.

Ông cho biết rằng gần đây Tổng thống Trump cũng đã nói rằng ông sẽ không loại trừ việc tách rời hoàn toàn kinh tế khỏi ĐCSTQ. Hiện Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vẫn đang mua số lượng lớn nông sản Mỹ để duy trì quan hệ. Tuy nhiên, lợi thế cơ bản nhất của Trung Quốc về nhân khẩu đã không còn. Vấn đề lão hóa ở Trung Quốc khá nghiêm trọng, đồng thời không có những nhân tài sáng tạo và công nghệ tốt để tạo ra của cải. Mặt khác, các nguồn lực tài nguyên của Trung Quốc đã cạn kiệt, việc phát triển trong vài thập kỷ qua đều là các mô hình lao động tàn phá sinh thái. Vì vậy, là một nước lớn, không thể đứng đầu thế giới nếu không có nhân lực và tài lực.

Ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với cuộc tấn công toàn cầu, cấu trúc kinh tế và chính trị của nó đều đang thay đổi.

Ông Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một nhà hoạt động chính trị và luật gia tự do nổi tiếng ở Trung Quốc, nói với phóng viên Epoch Times rằng Hoa Kỳ hiện sẽ toàn diện chống lại chính quyền ĐCSTQ và sự xâm nhập của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế trong những năm qua. Tóm lại, Hoa Kỳ muốn hoàn toàn tách khỏi ĐCSTQ. Điều này phù hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

Ông Viên phân tích thêm: “Trong các chính quyền nhiệm kỳ trước của Mỹ, đặc biệt là chính sách ‘thỏa hiệp cầu an’ của chính quyền Obama, đã tạo điều kiện cho ĐCSTQ không ngừng thu lợi và bành trướng chủ nghĩa cực quyền, đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia và an ninh của Hoa Kỳ. Đồng thời, nó cũng khiến lợi ích của các nước dân chủ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, Tổng thống Trump đã đề xuất một quốc sách tách rời hoàn toàn khỏi ĐCSTQ".

Gần đây, ĐCSTQ, từ các nhà ngoại giao, tới lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả chính ông Tập Cận Bình, đều đang tuyên truyền một khái niệm rằng 'ĐCSTQ sẽ không bao giờ tách khỏi Hoa Kỳ', rằng hòa bình sẽ có lợi cho cả hai và đấu tranh sẽ dẫn đến bại trận. Ông Viên Hồng Thủy cho rằng đây là mong muốn của ĐCSTQ hòng tiếp tục duy trì quan hệ Mỹ-Trung như trong quá khứ, để ĐCSTQ vẫn được tiếp tục thu lợi và kéo dài cái gọi là thời cơ chiến lược của họ.

Ông mô tả rằng trong vài thập kỷ qua, dưới sự bảo vệ của 'Bức màn Sắt', ĐCSTQ đã tương tác với thế giới hoàn toàn mở và tự do, giống như một chiến binh mặc áo giáp đối đầu với một bên không trang bị gì. Điều này hoàn toàn không công bằng. Tất nhiên, chịu tổn hại chính là các lực lượng của nền dân chủ tự do phương Tây và đương nhiên có cả Hoa Kỳ.

Ông Viên Hồng Thủy nhấn mạnh: “Tổng thống Trump thấy rõ tình trạng này, vì vậy ông ấy phải nhanh chóng chấm dứt nó. Hoa Kỳ và Trung Quốc phải hoàn toàn tách rời. Việc tách rời không có nghĩa là bế quan tỏa cảng. Hoa Kỳ sẽ thay đổi hình thức qua lại với ĐCSTQ, tham gia đối thoại với chính quyền chuyên chế này theo cách mà nó hiểu".

Ông Viên trước đây cũng nhiều lần cho rằng tất cả các nhân tố dẫn tới sụp đổ của ĐCSTQ đã chín muồi, chỉ cần có cơ hội sẽ bùng lên, lúc đó sẽ xuất hiện Trung Quốc tự do, và sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều tất nhiên.

Minh Thanh
Theo Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP