Thời gian gần đây các núi núi lửa ở khắp nơi đang lần lượt ‘thức giấc’, đây là điều con người không hề mong muốn. Nhưng tại sao càng ngày tần suất núi lửa phun trào lại càng nhiều? Điều gì đang xảy ra bên trong Trái Đất?
Núi lửa phun trào ở nhiều nơi
Vào đêm ngày 19/3/2021 ngọn núi lửa Fagradalsfjall, ở bán đảo Reykjanes, Iceland đã phun trào sau 6.000 năm ngủ yên. Sau vụ phun trào, nhiều chuyến bay đến và đi từ thủ đô của Iceland đã bị hủy bỏ do sân bay bay quốc tế Keflavik nằm gần khu vực núi lửa. Theo tờ AP, Đây là vụ phun trào núi lửa đầu tiên trên bán đảo Reykjavik sau 781 năm.
Ngày 20/9/2021, núi lửa trên hòn đảo La Palma, thuộc Quần đảo Canary, Tây Ban Nha đã phun trào. Theo tính toán từ ‘Dịch vụ quản lý khẩn cấp Copernicus của Châu Âu’ thì dòng dung nham từ núi lửa đã bao phủ hơn 9,08km2 hòn đảo và phá hủy ít nhất 2.162 tòa nhà nơi đây. Khoảng 7.500 người đã buộc phải rời bỏ nhà của họ.
Theo thông tin từ các nhà chức trách địa phương, bất cứ thứ gì nằm trên đường đi của dung nham chẳng hạn như: bể bơi, nông trại, nhà ở hay các tòa nhà công nghiệp… cũng đều bị thiêu rụi. Ông Ángel Víctor Torres – Chủ tịch Quần đảo Canaria cho biết: “Đây là vụ phun trào núi lửa nghiêm trọng nhất mà Liên minh Châu Âu và toàn Châu Âu phải hứng chịu trong 100 năm qua.”
Đối với thảm họa này, các nhà khoa học nói rằng ngọn núi lửa này đang hoạt động mạnh hơn bao giờ hết và vụ phun trào có thể kéo dài trong 3 tháng.
Tiếp đến vào ngày 20/10/2021, núi lửa Aso ở phía Tây Nam Nhật Bản bắt đầu hoạt động trở lại. Nó phun cột tro bụi cao tới 3.500m, khiến nhiều du khách hoảng hốt phải vội vã rời khỏi địa danh du lịch nổi tiếng này.
Mới đây nhất là ngày 4/12/2021 ngọn núi lửa Semeru nằm trên đảo Java của Indonesia đột nhiên phun trào. Các nhân chứng mô tả: những ngôi làng gần đó bị bao phủ bởi các mảnh vụn từ núi lửa, khói dày đặc bốc lên che khuất Mặt Trời, khiến người dân chìm trong bóng tối.
Ngay sau đó các hãng hàng không đã được cảnh báo về một đám mây tro bụi cao tới 15.000m. Vào ngày 6/12 cơ quan chức năng đã thống kê sơ bộ: có ít nhất 22 người chết, 27 người mất tích. Hiện tại tình hình cứu hộ vẫn rất khó khăn.
Tần suất núi lửa hoạt động ngày một nhiều, điều gì đang xảy ra bên trong Trái Đất?
Trong mấy năm gần đây việc núi lửa phun trào ở nhiều nơi không còn là hiếm, mà ngược lại tần suất ngày càng nhiều. Ngoại trừ những núi lửa đang phun trào thì còn có những núi lửa sắp hoạt động trong thời gian tới.
Theo thống kê từ tổ chức Volcano Discovery, trên thế giới hiện có tới 25 núi lửa đang phun trào, 17 núi lửa đang trong tình trạng cảnh báo phun trào và 32 núi lửa trong tình trạng bất ổn.
Theo ‘Tổ chức Thăm dò địa lý Hoa Kỳ’ (USGS), hiện tại có thứ gì đó bên trong Trái Đất đang làm cho nham thạch được đẩy lên thông qua hàng loạt núi lửa trên thế giới.
Trong quá khứ, người ta cho rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến băng tan nhanh, nước biển dâng lên, từ đó gây ra phun trào núi lửa. Tuy nhiên, những trường hợp phun trào thực tế ngày nay đã bác bỏ lý thuyết này. Cụ thể các vụ phun trào núi lửa không phải luôn xảy ra sau biến đổi khí hậu. Người ta dự tính độ trễ lên tới ít nhất 1.000 năm thì hậu quả núi lửa mới xảy ra.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao có quá nhiều núi lửa đồng loạt phun trào như vậy, nhưng có lẽ chúng ta cần tìm hiểu rõ để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và xem lại những thay đổi mà con người đã gây ra trong một vài thế kỷ qua.
Video núi lửa Kyushu ở Nhật Bản phun trào vào ngày 20/10
Có rất nhiều vụ phun trào từ những “siêu núi lửa” có thể ảnh hưởng tiêu cực và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Nhưng nhiều người đã quên mất các núi lửa có thể trở nên nguy hiểm ra sao, như vụ phun trào đã phá hủy toàn bộ thành phố Pompeii.
Khoa học hiện tại không thể lý giải cho bất thường này, nhưng nếu xem tự nhiên là một thể thống nhất thì chúng ta có thể thấy, nhân loại đã đối xử với tự nhiên tệ bạc ra sao: chúng ta đào bới để tìm tài nguyên, và thải đủ loại hóa chất ra môi trường. Từ quan điểm năng lượng mà nói, những vụ phun trào có thể là lời đáp lại cho cách chúng ta đối xử với thiên nhiên.
Theo Tinh Hoa