Ngày 6 tháng 1 vừa qua, Phó tổng thống Mike Pence đã tuyên bố Joe Biden giành được 306 tấm phiếu của đại cử tri và được đắc cử tổng thống Mỹ. Trước và sau cuộc bỏ phiếu lần này, phó tổng thống Pence luôn ở trong vị trí tâm bão, rất nhiều bạn bè của phe bảo thủ gửi gắm hy vọng rằng Pence có thể hủy bỏ sự công nhận đối với kết quả bầu cử lần này, nhưng cuối cùng Phó tổng thống Pence lại cho rằng bản thân ông không có quyền lực đó…
Nhà tiên tri Nostradamus nổi tiếng của Pháp thế kỉ XVI vào hơn 400 năm trước đã tiên tri được những chuyện xảy ra trong quốc hội Mỹ vào ngày 6 tháng 1, cũng như vai trò của Phó tổng thống Pence trong sự vụ này. Chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc với nhà tiên tri Nostradamus rồi, trong tập thơ tiên tri “Các Thế Kỷ”, ông từng tiên tri chính xác về rất nhiều sự kiện lớn trong lịch sử, ví dụ như sự bùng phát Chiến tranh thế giới, sự ra đời của bom nguyên tử, Hitler lên nắm quyền, thậm chí là vụ tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng 9 tại Mỹ.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem Nostradamus đã tiên tri về Pence như thế nào? (9:47 trong bài thơ 47, quyển 9) viết:
Les soubz signez d’indigne deliurance,
Et de la multe auront contre aduis:
Change monarque mis en perille pence,
Serrez en cage le verront vis à vis.
Phiên dịch:
The council signed an infamous delivery: Nghị viện đã ký một nghị án không vẻ vang.
And having contrary advice from most people: Và họ làm những chuyện trái với quan điểm của số đông. (Multe trong tiếng Pháp có nghĩa là hình phạt, cũng có nghĩa là hầu hết, nhiều).
Monarch changes, put in danger, Pence: (Ý nghĩa của câu nói này sẽ giải thích ở phía bên dưới).
Shut up in a cage they will see each other face to face: Họ sẽ mặt đối mặt khi bị nhốt ở trong lồng.
Phân tích lời tiên tri:
Câu đầu tiên: Nghị viện ký kết một nghị án không vẻ vang. ‘Không vẻ vang’ ở đây có nghĩa là mang tiếng xấu. Nghĩa gốc của từ Les soubz là muốn nói đến đội ngũ cố vấn ở bên cạnh quốc vương, Nostradamus sống trong thời đại không có chế độ chính trị như ngày nay, không có Hạ viện, cũng không có cuộc bầu cử tổng thống. Vì vậy Nostradamus dùng từ ngữ có ý nghĩa gần nhất của thời bấy giờ để miêu tả những sự việc mà ông nhìn thấy trước, ở đây được dùng để chỉ Nghị viện của thời hiện đại.
Vậy thì rốt cuộc Nghị viện Mỹ đã ký kết một nghị án không vẻ vang gì? Chúng ta biết là ngày 6 tháng 1, Nghị viện Mỹ bỏ phiếu xác nhận kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn, không quan tâm đến sự gian lận trong bầu cử, vẫn xác nhận Biden giành được đủ số phiếu bầu.
Ở đây người viết sử dụng từ “nghị án” là không phù hợp cho lắm, trong tiếng Pháp và tiếng Anh, nguyên văn là delivery, nếu phiên dịch ra tiếng Trung thì có nghĩa là hoàn thành một sự việc. Thật ra nguyên văn của Nostradamus là phù hợp nhất, bởi vì quốc hội bỏ phiếu cho cử tri đoàn vốn dĩ không phải là nghị án, chỉ là xác nhận.
Xem tiếp câu thứ hai: “Và họ làm những chuyện trái với quan điểm của số đông (rất nhiều người)”, chúng ta nhìn thấy rằng vào ngày 6 tháng 1, hàng trăm nghìn người đã tụ tập trên khắp Washington DC, kêu gọi chấm dứt gian lận, những người dân Mỹ này phản đối Quốc hội không thông qua điều tra đã tiến hành công nhận kết quả của cử tri đoàn. Thậm chí có rất nhiều người đã hô khẩu hiệu USA và “chấm dứt gian lận” ở bên ngoài Capitol Hill. Mà từ ngày 3 tháng 11 đến nay, chúng ta nhìn thấy ở khắp nước Mỹ, thậm chí là trên toàn thế giới đều có các cuộc biểu tình ủng hộ Trump, kêu gọi chấm dứt ăn cắp phiếu bầu.
Câu thứ ba là câu thú vị nhất, cũng là câu khó giải thích nhất. Bởi vì trong câu này có một từ Pence. Trong tiếng Pháp từ Pence có nghĩa là tiền, vậy thì ý nghĩa của câu này sẽ thành là: Thay đổi quốc vương, rơi vào trong nguy hiểm, tiền (Monarch changes, put in danger, Pence).
Câu này là có ý nghĩa gì đây? Không có bất cứ ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu như từ Pence ở đây không phải nói về tiền, mà là đang nói đến tên của một người, tức là phó tổng thống Pence của nước Mỹ, vậy thì toàn bộ ý nghĩa đều được sáng tỏ.
Vậy thì ý nghĩa của câu thứ ba này sẽ trở thành: Quốc vương bị thay thế, còn Pence đẩy mọi thứ vào trong nguy hiểm. Đương nhiên là câu nói này cũng có một cách giải thích khác, tức là: Quốc vương bị thay thế, còn Pence rơi vào trong tình cảnh nguy hiểm. Hai cách nói này đều có thể chấp nhận được. Vào thời của Nostradamus vẫn chưa có danh từ ‘tổng thống’, vì vậy quốc vương ở trong bài thơ này chính là nói về tổng thống Mỹ, bài thơ này nói về việc xảy ra trong ngày 6 tháng 1.
Vậy trước và sau ngày 6 tháng 1, tại Mỹ xảy ra chuyện gì?
Cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 là cuộc bầu cử phức tạp chưa từng có trong lịch sử, vào ngày 4 tháng 12, khi cử tri đoàn của các bang bỏ phiếu, xuất hiện hai bộ phiếu bầu tại 7 bang tranh cử, chính phủ bang chứng nhận rằng cử tri bỏ phiếu cho Biden, còn các cử trị được các nghị viên của Đảng Cộng Hòa đưa ra thì bỏ phiếu cho Trump, để đảm bảo cho thách thức pháp lý của Trump được tiếp tục.
Pence là Phó tổng thống của nước Mỹ, cũng là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ. Pence được xem là người có quyền lực để lựa chọn bộ phiếu bầu nào để Nghị viện bỏ phiếu. Tổng thống Trump từng nói rằng, “căn cứ theo Hiến Pháp Mỹ, Phó tổng thống của chúng ta có một số lựa chọn. Ông ấy có thể hủy bỏ sự công nhận kết quả (bầu cử), hoặc đem phiếu bầu gửi về bang sở tại để tiến hành sửa đổi và chứng nhận. Ông ấy còn có thể hủy bỏ chứng nhận kết quả (bầu cử) phi pháp và tham nhũng, sau đó gửi chúng đến Hạ viện, tiến hành biểu quyết bằng một bang một phiếu”.
Tổng thống Trump từng nhiều lần công khai kêu gọi Pence, trong buổi mít-tinh tại bang Georgia vào thứ hai (ngày 4), Trump khẩn cầu Pence “dũng cảm đứng ra vì chính nghĩa”. Trong bài phát biểu gần trưa ngày 6 tháng 1, Trump đứng trước hàng trăm ngàn người ủng hộ ông, Trump nhấn mạnh một lần nữa rằng: ông hy vọng Pence có thể vì người dân nước Mỹ mà đưa ra lựa chọn chính xác, nhưng Trump cũng nói rằng, “điều mà tôi nghe được không phải tin tốt lành”.
Trước ngày 6 tháng 1, phó tổng thống Pence trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Vào sáng thứ tư (6/1), với tư cách là phó tổng thống của nước Mỹ, Pence đã phát biểu rằng: ông cho rằng mình không có quyền lực đưa ra quyết định đối với phiếu bầu, và nói rằng vai trò của mình chẳng qua chỉ mang “tính nghi thức” mà thôi.
Chúng ta xem lại câu tiên tri của Nostradamus, đầu tiên ông nói rằng sẽ có sự thay đổi tổng thống, và Pence đẩy mọi thứ vào chỗ nguy hiểm.
Câu thứ tư cũng rất thú vị: “Họ sẽ mặt đối mặt khi bị nhốt ở trong lồng”. Đối với câu này, cá nhân người viết có hai cách giải thích: cách thứ nhất chính là vào ngày 6 tháng 1 đến rạng sáng hôm sau, tất cả nghị viên đều bị nhốt ở bên trong Capitol Hill để họp, mặt đối mặt. Cách giải thích thứ hai chính là những điều này là chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, tất cả bọn họ đều bị nhốt trong một cái lồng. Còn về việc tại sao họ lại bị nhốt ở trong lồng, vậy thì mỗi người sẽ có một cách lý giải khác nhau theo hiểu biết của mình.
Chúng ta cùng đọc lại bài thơ tiên tri của Nostradamus một cách trọn vẹn:
Nghị viện đã ký một nghị án không vẻ vang.
Và họ làm những chuyện trái với quan điểm của số đông (rất nhiều người).
Quốc vương bị thay thế rồi, còn Pence đẩy mọi thứ vào chỗ nguy hiểm (hoặc là Pence rơi vào tình cảnh nguy hiểm).
Họ sẽ mặt đối mặt khi bị nhốt ở trong lồng.
Trước đây bài thơ tiên tri này từng có rất nhiều bản phiên dịch, câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư thì hầu hết mọi người đều có lý giải tương đồng, nhưng đến câu thứ ba thì lại rất khó giải thích về từ Pence.
Ví dụ, Sieburth, tác giả của ấn bản tiếng Anh năm 2012 của cuốn “Các Thế Kỷ” cho rằng, Pence ở trong câu thơ thứ ba mang nghĩa đen, nghĩa là tiền, ông phiên dịch thành “những người đã ký điều ước không vẻ vang, sẽ phát hiện mọi người ở đối diện bạn. Quốc vương thay đổi sẽ tiêu rất nhiều tiền, họ bị nhốt trong lồng mặt đối mặt”.
Tại sao đột nhiên lại nói quốc vương thay đổi tiêu tốn rất nhiều tiền? Đây rõ ràng là điều không hợp lý. Hơn nữa cách phiên dịch này hoàn toàn bỏ qua ý nghĩa của câu “mis en perille”, nghĩa là “ở trong sự nguy hiểm”.
Nếu bạn phiên dịch từ “pence” thành “tiền” thì bạn sẽ phát hiện ra rằng dù có lý giải kiểu gì đi nữa vẫn sẽ không hợp lý. Nhưng khi bạn ý thức được, thật ra chữ “pence” ở đây đang muốn nói đến phó tổng thống Pence, là sẽ sáng tỏ mọi chuyện. Điều tuyệt vời nhất trong toàn bộ bài thơ tiên tri này chính là trước khi sự việc xảy ra, không ai có thể giải mã được nó cả, chỉ khi sự việc xảy ra rồi chúng ta mới phát hiện: “Ồ! Thì ra là đang nói về Pence!”.
Ở đây người viết xin nhấn mạnh một chút, tác giả không phải muốn ám chỉ rằng: Pence là kẻ phản bội, hoặc là Pence không tốt, chỉ đơn thuần là giải mã lời tiên tri của Nostradamus mà thôi, dựa theo bài thơ tiên tri này, có thể giải mã rằng: chính cách làm của Pence đã đẩy mọi chuyện vào trong sự nguy hiểm, còn một cách giải mã khác là bản thân Pence đang ở trong tình cảnh nguy hiểm.
Theo Epoch Times
Châu Yến biên dịch
Đăng theo ĐKN