Viện nghiên cứu Hoa Kỳ (USRT) cho biết chính quyền Trung Quốc đang buộc những người chăn nuôi và nông dân Tây Tạng tham gia các chương trình lao động cưỡng bức tương tự như những gì được áp dụng ở khu vực Tân Cương.
Báo cáo hôm thứ Ba (22/9) của USRT nhận định: các động thái này của chính quyền Trung Quốc có nguy cơ làm “mất di sản văn hóa” ở khu vực nhạy cảm về chính trị.
Trong khi đó, giới chức Tây Tạng quảng cáo rằng kế hoạch đưa công nhân nông thôn vào làm việc trong các nhà máy chính là một phương thức để xóa đói giảm nghèo.
Báo cáo của USRT cho biết hơn 500.000 lao động nông thôn, chủ yếu là người chăn nuôi và các nông dân vốn trước này sinh sống theo cách tự cung tự cấp, đã được đào tạo trong bảy tháng đầu năm 2020. Mỗi huyện trong khu vực Tây Tạng đều được giao chi tiêu “công nhân hóa nông dân”.
Các chương trình đào tạo nhằm mục đích tăng cường “kỷ luật làm việc, tiếng phổ thông Trung Quốc và đạo đức trong công việc”, theo một kế hoạch hành động khởi xướng vào năm 2019 của chính phủ Trung Quốc.
Những nông dân trước khi đi học nghề để trở thành “công nhân” được yêu cầu giao lại gia súc và đất đai của họ cho hợp tác xã.
Gần 50.000 nông dân đã bị chuyển đến các khu vực khác của Tây Tạng để học nghề, và hơn 3.000 người được đưa đến các khu vực khác của Trung Quốc, báo cáo cho biết.
“Trong bối cảnh Bắc Kinh thúc đẩy mạnh chính sách đồng hóa dân tộc thiểu số, có khả năng gây ra sự mất mát lâu dài của các di sản ngôn ngữ, văn hóa và tinh thần”, Adrian Zenz tác giả của báo cáo, và cũng là nhà nghiên cứu tại Tổ chức Nạn nhân có trụ sở tại Mỹ, viết.
Theo ĐKN