Nội chiến trong ĐCSTQ gia tăng sau khi Tập Cận Bình bị ám sát hụt

Nội chiến trong ĐCSTQ gia tăng sau khi Tập Cận Bình bị ám sát hụt

Nội chiến trong ĐCSTQ gia tăng sau khi Tập Cận Bình bị ám sát hụt

Nội chiến trong ĐCSTQ gia tăng sau khi Tập Cận Bình bị ám sát hụt

Nội chiến trong ĐCSTQ gia tăng sau khi Tập Cận Bình bị ám sát hụt
Nội chiến trong ĐCSTQ gia tăng sau khi Tập Cận Bình bị ám sát hụt
Chủ nhật, 29-12-2024 06:11, (GMT+07:00)
Nội chiến trong ĐCSTQ gia tăng sau khi Tập Cận Bình bị ám sát hụt
14-10-2021 21:16

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ít lần phải đối mặt với âm mưu ám sát của phe cánh Giang Trạch Dân. Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã công khai thừa nhận một âm mưu nhắm vào Tập Cận Bình vào năm 2020, cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên rất khốc liệt.

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ít lần phải đối mặt với âm mưu ám sát của phe cánh Giang Trạch Dân. (Ảnh: WANG ZHAO / AFP)

Phe Giang mưu sát Tập Cận Bình thất bại, bị Tập phản công

Có nhân sĩ tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng, vào tháng 3/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân (Sun Lijun), dưới sự uy hiếp của Giang Miên Hằng – con trai của Giang Trạch Dân, đã lên kế hoạch ám sát Tập Cận Bình ở Vũ Hán, nhưng kế hoạch đã thất bại.

Vị nhân sĩ này giải thích rằng, vụ ám sát thất bại vì “sát thủ” Tôn Lực Quân cảm thấy không chắc chắn về kế hoạch trốn thoát của mình. Trong khi đó, một người tham gia khác – Tư lệnh Quân khu tỉnh Hồ Bắc là Mã Đào, cũng đã báo cáo kế hoạch ám sát này cho ông Tập Cận Bình. Bởi theo nhận định của Mã Đào, việc ám sát này có thể sẽ khiến ông ta “chết không có chỗ chôn”, còn nếu đầu hàng thì với địa vị là một cán bộ cấp tỉnh như ông vẫn có thể giữ lại được mạng sống.

Nhân sĩ giấu tên tiết lộ, Tôn Lực Quân đã bị bắt giữ vào một ngày nào đó từ 16 đến 19/3/2020. Tập Cận Bình sau khi xem xong tất cả tài liệu khai báo của Tôn Lực Quân, liền phái Vương Hỗ Ninh đến gặp Giang Trạch Dân, nói cho ông ta biết: hoặc là giao ra con trai Giang Miên Hằng, hoặc là nanh vuốt của phe cánh Giang sẽ bị tiêu diệt toàn bộ. Lúc này phe Giang lại quay sang nói rằng đây chỉ là hiểu lầm, Tôn Lực Quân mới là kẻ đang khích bác.

Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) và Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu) đáng lẽ đã có thể bình an trải qua chuyện này, nhưng Giang Trạch Dân lại không biểu lộ thái độ, khiến Tập Cận Bình lập tức động thủ. Tập Cận Bình liền bổ nhiệm Đường Nhất Quân thay thế Phó Chính Hoa làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, bổ nhiệm thân tín Hạ Tiểu Vinh làm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao. Mà trước khi Đường Nhất Quân được bổ nhiệm, Phó Chính Hoa đã bị Cục Cảnh vệ Trung ương bắt giữ.

Dù vậy, Giang Trạch Dân vẫn không có phản ứng, kết quả là vào ngày 3/5/2020, một nhân vật quan trọng khác của phe Giang, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, Bộ trưởng Bộ Công an Mạnh Kiến Trụ, đã bị Cục Cảnh vệ Trung ương bắt giữ tại nhà riêng ở Thượng Hải, nhà cửa của ông này cũng đã bị thu hồi.

Cuộc đấu đá trong nội bộ ĐCSTQ đang ngày càng trở nên khốc liệt. (Ảnh: Alami)

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tiết lộ vụ mưu sát

Vào ngày 30/9/2021, Ủy ban Giám sát Quốc gia và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ ra thông báo: Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an bị khai trừ đảng và công chức, bãi bỏ tư cách đại biểu Đại hội đảng lần thứ 19, lập hồ sơ nghi ngờ phạm tội chuyển sang cơ quan kiểm sát để xem xét, truy tố theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã đưa ra tuyên bố về sai phạm của Tôn Lực Quân lên đến 700 từ, điều này rất khác biệt so với trước đây. Thông thường, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ bị “ngã ngựa”, chính quyền thường sử dụng các cụm từ như “bỏ bê nhiệm vụ”, “tham nhũng hủ bại” hay “lập trường chính trị không vững chắc” để tóm tắt tội trạng. Nhưng lần này, tội danh của Tôn Lực Quân được miêu tả vô cùng gay gắt.

Bản thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chỉ ra, Tôn Lực Quân “chưa bao giờ thực sự có lý tưởng và niềm tin; có tham vọng chính trị rất lớn, phẩm chất chính trị cực kỳ xấu xa, quan điểm về quyền lực và thành tích chính trị cực kỳ lệch lạc; không chỉ tùy tiện bàn luận về các phương châm chính sách lớn của Trung ương Đảng, còn ngụy tạo và lan truyền các tin đồn chính trị, ngoài thuận trong nghịch, dối trên lừa dưới”…

Thông báo cũng cáo buộc Tôn Lực Quân “ra sức bán chức tước, cài cắm thân tín, phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái chính trị của hệ thống chính pháp công an; có lối sống sa đọa trụy lạc, đã nhận số lượng lớn đồ vật có giá trị trong một thời gian dài; nhận lời mời tiệc tùng và hoạt động tiêu dùng cao cấp ảnh hưởng đến việc thực thi công bằng công vụ trong thời gian dài; sắp xếp cho các chủ doanh nghiệp tư nhân thuê sử dụng văn phòng cao cấp trong thời gian dài; chìm đắm trong sự sa đọa hưởng lạc, không giữ ranh giới đạo đức, tham gia đổi quyền lấy sắc, đổi tiền lấy sắc; cực kỳ tham lam, ra sức đổi quyền lấy tiền, nhận bất hợp pháp số lượng tài sản khổng lồ”.

Giới phân tích nhận xét, Tôn Lực Quân sau khi bị bãi chức 17 tháng mới bị khai trừ và chuyển hồ sơ truy tố; từ ngữ sử dụng trong thông báo cực kỳ nghiêm khắc, cho thấy rằng Tôn Lực Quân đã phạm 2 trọng tội: thứ nhất, “bí mật chiếm giữ cất giấu một lượng lớn tài liệu mật”; thứ hai, liên quan đến âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình.

Tôn Lực Quân, Thứ trưởng Bộ Công an bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TRung ương Trung Quốc tuyên bố điều tra vì “vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”. (Ảnh: Sina)

Theo tư liệu chính thức, Tôn Lực Quân sinh năm 1969, tốt nghiệp khoa Anh Văn Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải, Thạc sĩ chuyên ngành quản lý đô thị và Y tế công ở Đại học New South Wales, Australia. Trong Bộ Công an, Tôn Lực Quân là Thứ trưởng kiêm Cục trưởng Cục 1 phụ trách An ninh nội bộ và Bảo vệ Chính trị có quyền lực lớn hơn cả Cục An ninh Quốc gia. Trách nhiệm thu thập thông tin tình báo, tôn giáo dân tộc, chống phá hoại lật đổ và tổ chức ở nước ngoài đều do Cục 1 kiểm soát.

Đến ngày 2/10/2021, trang web chính thức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát quốc gia của Trung Quốc ra thông báo: “Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội và Pháp luật của Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc (CPPCC), đang bị xem xét kỷ luật và giám sát điều tra vì bị tình nghi vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”. Đây là quan chức thứ 23 thuộc cấp sở, cục đã bị ngã ngựa trong năm nay. 

Phó Chính Hoa là một nhân vật rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Khi làm Giám đốc Sở Công an thành phố Bắc Kinh vào năm 2010, ông ta đã trở nên nổi tiếng vì cho dẹp bỏ hộp đêm “Thiên thượng nhân gian” (hay “Heaven on Earth”) nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Phó Chính Hoa bị điều tra lần này, được cho là có liên quan đến vụ Tôn Lực Quân vừa bị khai trừ đảng, truy tố trước đó hai ngày. Ngoài ra, Tôn Lực Quân và Phó Chính Hoa còn có một điểm chung, chính là bọn họ đều từng đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Phòng 610, tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Cựu bộ trưởng tư pháp Trung Quốc Phó Chính Hoa. (Ảnh: REUTERS)

Bên cạnh đó, việc chấn chỉnh cán bộ trong hệ thống Chính trị và Pháp luật bắt đầu vào tháng 2/2020 vẫn đang được tiến hành. Vào tháng 9, Tổ Thanh tra Trung ương đã tiến hành điều tra nhắm vào các cơ quan thuộc cơ cấu của Ủy ban Chính trị Pháp luật như Bộ Công an, Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp, cùng với 31 cơ quan Chính trị và Pháp luật địa phương, tập trung vào việc thanh lý 2 nhóm người “trung thành không tuyệt đối, tuyệt đối không trung thành”.

Theo thống kê, kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 năm 2017 đến nay, ít nhất 8 quan chức cấp cao cùng hơn 150 cán bộ cấp sở, cục trong hệ thống Chính trị và Pháp luật Trung Quốc đã bị thanh trừ.

Riêng năm 2020, trong hệ thống Chính trị và Pháp luật đã có Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân, Giám đốc Công an Thượng Hải Củng Đạo An, Giám đốc Công an Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh ủy Giang Tô Vương Lập Khoa, cựu Thứ trưởng CA, Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa bị điều tra. Nếu tính ngược trở lại từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm 2012, đã có 5 cựu và thứ trưởng Bộ Công an đương chức là Lý Đông Sinh, Dương Hoán Ninh, Mạnh Hồng Vĩ, Tôn Lực Quân và Phó Chính Hoa bị ngã ngựa.

Tính đến nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không rời khỏi Trung Quốc trong 20 tháng, kỷ lục dài nhất trong số các nhà lãnh đạo G20 không đi ra nước ngoài. Ngoại giới tin rằng, ông Tập không rời khỏi Trung Quốc vì ông lo lắng rằng một khi ông đi ra nước ngoài, trong nước sẽ có sự thay đổi chế độ.

Xem thêm:

VIDEO: ‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này | Trí Thức VN

 

Tuệ Tâm (Theo Vision Times)

Theo Tinh Hoa

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP