Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minh Huệ Net, năm 2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thao túng công an, kiểm sát và tư pháp kết án bất hợp pháp ít nhất 622 học viên Pháp Luân Công. Trong số đó có công nhân kiểu mẫu thành phố, tỷ phú, giáo sư đại học, bác sĩ, giáo viên xuất sắc, công chức, cảnh sát, phóng viên, kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông tin, kế toán, dịch giả và các giới nhân sĩ tinh anh trong xã hội.
Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tiêu chuẩn đạo đức, gồm 5 bài công pháp nhẹ nhàng, giúp cải biến sức khỏe và nâng cao đạo đức cho người tu luyện.
Trước năm 1999, phía ĐCSTQ ước tính có khoảng 70 đến 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc, những người tu luyện này thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Vì lo sợ Pháp Luân Công được hoan nghênh rộng rãi, cùng việc học viên Pháp Luân Công kính sợ Thiên Địa Thần minh đi ngược lại với chủ nghĩa vô thần và tư tưởng đấu tranh của ĐCSTQ, nên ĐCSTQ đã thẳng tay đàn áp.
Theo ghi chép của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, kể từ năm 1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam cầm trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở giam giữ khác.
Theo thống kê từ Minh Huệ Net, nhiều nhân tài kiệt xuất của Trung Quốc vì tín ngưỡng “Chân, Thiện, Nhẫn” đã bị ĐCSTQ bắt cóc, tra tấn đến tàn phế hoặc đến chết.
Một trong số đó là ông Đường Hải Hải tốt nghiệp Đại học Sư phạm Nam Kinh. Vì có kỹ năng lãnh đạo xuất chúng và thành tích học tập cực kỳ tốt tại trường Trung học phổ thông thành phố Thâm Quyến, nên năm 2003 ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Giáo dục thành phố.
Ở Thâm Quyến, ông được truyền thông ca tụng là nhân vật truyền kỳ đáng được ghi vào sử sách giáo dục. Ông từng nói: Không nhất thiết phải thi đỗ đại học mới có thể nâng cao giá trị của con người. Giá trị của con người không chỉ là việc có thành tích ưu tú, mà còn phải có đầy đủ sự tu dưỡng nhân cách và tinh thần tín ngưỡng phong phú.
Theo Minh Huệ Net, trong công việc Đường Hải Hải luôn kiên trì với nguyên tắc nên đã bị giáng chức xuống làm Phó trưởng khoa Công nghệ Thông tin trường Cao đẳng Nghề trong 3 năm.
Vì các quan chức của hệ thống giáo dục chỉ quan tâm đến việc nịnh nọt luồn cúi chứ không chú ý đến nghiên cứu giáo dục, nên kết quả trong 2 năm đó điểm thi đại học của Thâm Quyến bị xếp cuối cùng. Điều này khiến lãnh đạo thành phố sốt ruột, mới phục hồi nguyên chức vụ cho Đường Hải Hải.
Đường Hải Hải tu luyện Pháp Luân Công, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tiêu chuẩn chỉ đạo trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Ông thông qua cách quản lý khoa học nghiêm ngặt đã giúp nâng cao chất lượng giáo dục các trường tiểu học ở thành phố. Các quan chức chính quyền cũng tán đồng với năng lực chuyên môn và nhân cách cao quý của ông.
Sau khi nghỉ hưu, Đường Hải Hải không đòi hỏi tiền lương và thù lao mà tình nguyện làm phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác Hải quan thành phố, thường xuyên được mời giảng miễn phí cho giáo viên và học sinh của các trường.
Tháng 3/2020, Đường Hải Hải và vợ là Tôn Tuyết Tân – phó giám đốc điều hành Ủy ban công tác hải quan thành phố vừa trở về Thâm Quyến từ Hoa Kỳ để thăm người thân, thì bị ĐCSTQ giam giữ và kết án bất hợp pháp. Được biết, Đường Hải Hải bị kết án bất hợp pháp 1 năm 2 tháng, còn Tôn Tuyết Tân bị kết án bất hợp pháp 3 năm.
Sau đây là một số trường hợp khác:
Ngụy Tại Hâm – một chuyên gia nổ mìn nổi tiếng ở Trung Quốc, cựu kỹ sư cao cấp của Học viện Khoa học và Công nghệ tỉnh Liêu Ninh, đã bị bức hại đến chết tại Trại giam vào ngày 15/11/2002, ở tuổi 62. Trong thời gian bị giam cầm phi pháp, Ngụy Tại Hâm bị đánh đập, tra tấn, cưỡng chế tiêm thuốc không rõ nguồn gốc và liên tục bị xúc phạm nhân cách bằng những lời lẽ thô tục.
Trịnh Ngải Hân – họa sĩ nổi tiếng ở Quảng Đông, vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công, cự tuyệt cái gọi là “Chuyển hóa”, nên cô bị trại giáo dục lao động chuyển đến trung tâm tẩy não. Trong gần 4 năm cô liên tục bị tẩy não và ngược đãi, và qua đời lúc 45 tuổi.
Vu Trụ – tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh và thông thạo nhiều ngôn ngữ. Anh và những người bạn của mình đã thành lập ban nhạc dân gian “Valley Children”, ban nhạc được mệnh danh là số một trong những nhóm nhạc ballad không thể bỏ qua ở Trung Quốc vào năm 2007. Một số tác phẩm gốc của họ đã được kênh âm nhạc quốc tế nổi tiếng Channel V quảng bá sang các nước châu Á. Một nghệ sĩ tài năng như vậy đã bị bắt cóc vào ngày 26/1/2008, chỉ trong 10 ngày, anh bị tra tấn đến chết.
Luật sư nhân quyền đại lục Dư Văn Sinh từng nói: ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công là “sai lầm rõ ràng, nghiêm trọng, tác hại to lớn, phạm vi rộng. Nếu cứ tiếp tục lâu dài thì sẽ liên lụy vô số người thiện lương vô tội, e rằng nó sẽ là tội ác xưa nay chưa từng có!”
Luật sư Tạ Yến Ích và Tạ Dương đã viết trong một bức thư ngỏ gửi Liên minh Châu Âu: “Vấn đề nhân quyền lớn nhất ở Trung Quốc là vấn đề Pháp Luân Công.”
VIDEO: Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm ở Trung Quốc
Theo Tinh Hoa