Năm ngoái, một nghệ sĩ người Anh tên là Michael Koropisz đã đăng hai bức ảnh cách nhau cả trăm năm lên Internet giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Anh ấy nói rằng cả hai người trong ảnh đều là anh ấy. Điều này có thể tin được hay không?
Những người hâm mộ gọi anh là “nhà du hành thời gian” kể từ khi Koropisz bắt đầu có ký ức và đã bị cuốn hút bởi thời đại Victoria. Anh cũng thường đăng những bức ảnh anh mặc phục trang của thời đại đó lên Internet và sử dụng đồ nội thất cổ, đi lại bằng một chiếc xe đạp cũ, và thậm chí dùng bút lông để viết chữ.
Những gương mặt giống nhau là chuyển thế hay trùng hợp?
Vào năm 2020, Koropisz tình cờ nhìn thấy một bức ảnh cũ cách đây hơn trăm năm, khiến anh cảm thấy bối rối và ấn tượng mạnh, bởi vị nam tử trong bức ảnh trông quá giống anh. Anh nói rằng trong tiền kiếp rất có thể mình từng là vị nam tử sống trong thời đại đó do vậy anh đã tìm thấy nguyên nhân tại sao mình lại mê đắm thời đại Victoria đến vậy.
Làn sóng chụp ảnh kiểu khuôn mặt cổ điển đã nổi lên sau khi Koropisz đăng bức ảnh và cảm nghĩ của mình lên Twitter. Cư dân mạng đã đăng tải hàng loạt bức ảnh chụp “tiền kiếp” thần kỳ, như thể một chuyến “du hành xuyên thời gian”.
Không chỉ riêng Koropisz, nhiều năm trước, một cô gái Nhật Bản trong viện bảo tàng đăng tải bức ảnh chụp mặt đối mặt với hoàng hậu triều Nguyên khiến cư dân mạng phải thốt lên rằng đây rõ ràng là tiền kiếp và hiện tại. Cô gái này và nữ nhân vật trong bức tranh nổi tiếng thế kỷ XIX “Chiếc bình bị vỡ” (The Broken Pitcher) tựa hồ như được tạc từ cùng một khuôn.
Một người đàn ông đã chia sẻ bức ảnh của mình với bức ảnh của một samurai cách đây 111 năm và nói: “Đó là tôi, hoàn toàn hợp lý”.
Một số cư dân mạng đã đăng hai bức ảnh: người bên phải ai cũng biết là cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump; người bên trái là một vị tướng nổi tiếng trong Thế chiến thứ Hai, tướng bốn sao của Lục quân Hoa Kỳ – George Smith Patton. Hai vị này liệu có phải cũng là quan hệ tiền kiếp và hiện tại?
Vị tướng Patton chinh chiến trong lịch sử
Tướng Patton, một người sùng Đạo và kiền thành với Thần, đã mang tất cả những chiến công quân sự hiển hách của mình quy về Thần. Ông đã tổng kết trong bài thơ “Thấu qua bóng tối của một viên pha-lê” như sau:
“Đôi mắt mù lòa của tôi,
Nhìn không thấu mục đích chiến đấu của mình,
Nhưng ý chỉ của Thần cao hơn sự phân tranh của con người,
Tôi tuân theo ý nguyện của Thần mà chiến đấu”…
Năm 1942, sau khi tình cờ được ghé thăm một phế tích La Mã cổ đại, tướng Patton xúc động nói: “Hai nghìn năm trước, tôi đã ở đây”.
Câu chuyện bắt đầu từ lúc ông được phái đến chiến trường Bắc phi để khảo sát tình hình quân sự, đây cũng là lần đầu tiên ông tới thành phố này. Trên đường đi, tướng Patton bất ngờ yêu cầu người lái xe rẽ phải. Người lái xe bối rối nói: “Thưa ngài, chiến trường đang ở phía trước”. Nhưng Patton nhất quyết rẽ phải, và kết quả họ đi đến một phế tích La Mã cổ đại.
Tướng Omar Nelson Bradley và người lái xe nghe xong tròn mắt ngây miệng vì choáng váng khi nghe ông nói rằng trên chiến trường này, những người Carthaginians dũng cảm đã bị bao vây bởi ba quân đoàn La Mã. Dù họ đã chiến đấu hết mình nhưng cuối cùng, vẫn không thể bảo trụ được thành phố. Tất cả họ đều bị tàn sát, và thi thể bị phơi dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
Tướng Patton có một bài thơ nổi tiếng tên là “Through a Glass, Darkly” (Thấu qua bóng tối của một viên pha-lê), trong đó mô tả ông đã nhìn thấu bản thân mình luân hồi trong các vai diễn qua hàng trăm ngàn năm. Có một lần, một vị tướng người Anh trong quân Đồng minh nói với Patton, rằng nếu ông sống ở thế kỷ XIX, Napoléon sẽ phong ông làm nguyên soái. Patton thẳng thắn trả lời: “Tôi đã từng làm nguyên soái rồi”.
Patton không nói rõ bản thân ông là vị nguyên soái nào. Trong bài thơ có một đoạn Patton viết về cảnh ông phi nước đại trên chiến trường với vị nguyên soái Murat của Napoléon (Joachim Murat), cười xòa trước sự sống và cái chết.
Ông cũng nói rằng bản thân mình từng là thuộc hạ của Alexander Đại đế, phụ trách tấn công thành Tyre và đánh bại hải quân Ba Tư của Darius. Trong kiếp đó, ông đóng quân ở Langres, Pháp.
Sau đó, ở Đế chế La Mã, cũng có hình ảnh của ông trong Quân đoàn Đệ Thập (X Legion) do Hoàng đế Caesar thành lập.
Trận Agincourt là một chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử, khi thiểu số thắng đa số. Trong trận chiến đó, quân Pháp thương vong hơn 10 vạn binh sĩ, còn quân Anh tổn thất không quá một trăm lẻ.
Trong Chiến tranh Anh-Pháp trăm năm thời cận đại, ông được tái sinh ở Anh và là người mưu hoạch sách lược cho vua Henry V trong Trận Agincourt (Battle of Agincourt).
Tổng thống Pháp De Gaulle đã so sánh những thành tựu của tướng Patton với Napoléon trong bài phát biểu của mình. Và đối thủ cũ của ông, nguyên soái Đức, người được mệnh danh là “cáo sa mạc” – Rommel cũng không thể không tán dương Patton, cho rằng ông đã đạt đến “thành tựu chấn động nhân tâm nhất trong chiến tranh cơ động”.
Trump: Nếu chúng ta kiên định bất di đối với Thần, chúng ta sẽ không thất bại
Tình cờ một người đã đăng ảnh Trump và Patton cùng nhau, mọi người mới ngạc nhiên phát hiện ra họ không chỉ giống nhau về ngoại hình mà các phương diện phong thái, tính cách đều tương hợp.
Năm 2016, Donald Trump tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Trong các bài phát biểu của mình, ông thường nói về Patton, rằng tướng Patton là hình mẫu cho cuộc đời mình. Sau khi đắc cử, khi James Mattis được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông không quên nhắc đến Patton, nói rằng Mattis “giống tướng Patton nhất”.
Sau đó, sự việc này lan truyền ra công chúng, Trump chẳng phải là tướng Patton chuyển sinh mà tới ư? Họ không chỉ giống nhau về ngoại hình mà các phương diện phong thái, tính cách đều tương hợp… Nói cách khác, nếu Hollywood muốn làm một bộ phim khác về tướng Patton và đề nghị Trump vào vai đó, thì ông ấy không diễn mà khít.
Năm 1946, Tướng Patton qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi ở Đức, 6 tháng sau, Donald Trump cất tiếng chào đời trong một dinh thự ở New York. Hai con người chưa từng gặp mặt này có mối liên hệ uyên nguyên gì với nhau?
Cả hai người đều xuất thân từ một gia đình giàu có, và thích sự sang trọng, xa hoa. Chiếc xe jeep của ông phía trước phía sau đều có biển hiệu siêu to, và gắn một cái loa to để tuyên báo từ xa rằng ông đã đến. Hơn nữa, ông luôn đội một chiếc mũ sắt sáng bóng, trang phục lộng lẫy, thường mặc quần chẽn, tay cầm roi cưỡi ngựa và đi ủng leo núi, xuất hiện trước mặt những binh sĩ với dáng vẻ dũng mãnh. Biểu tượng nổi tiếng nhất của Tướng Patton là chiếc tay cầm bằng ngà lạ mắt trên khẩu súng lục của ông. Và Trump luôn xuất hiện trước mặt mọi người với thần thái to lớn mạnh mẽ, và kiểu tóc được tạo hình tinh xảo duy nhất trên thế giới.
Họ cũng đều có phong cách lãnh đạo cường ngạnh, bất quá là nó khiến nhiều người mất lòng, tuân theo chuẩn tắc giản đơn và dũng mãnh. Tướng Patton không được thượng cấp đãi kiến vì cảm thuyết cảm ngôn, muốn nói là nói thẳng. Và Trump thường bị giới truyền thông công kích vì phát ngôn không nghiêm cẩn. Nhưng nơi mà cả hai tương hợp nhất chính là niềm tin của họ đối với Thần. “Những lời cầu nguyện của Patton” được xem là di sản lớn nhất mà tướng Patton để lại cho thế giới thực ra không phải là những chiến công quân sự lẫy lừng của ông.
Lời cầu nguyện Patton” nổi danh thiên hạ, kêu gọi mọi người tập trung cầu nguyện vào những thời khắc then chốt:
“Hỡi Đức Chúa Cha toàn năng và từ bi, chúng con khiêm kính khẩn cầu Ngài tiết chế thời tiết ác nghiệt này, và ban cho chúng con thời tiết tốt cần thiết để chiến đấu. Thỉnh Ngài khai ân lắng nghe lời cầu xin của những quân nhân chúng con, dùng Thần lực của Ngài giúp chúng con không ngừng giành được thắng lợi, áp chế địch nhân tà ác, với quân Đồng minh mà giương cao chính nghĩa tại nhân gian”.
Năm 1944, trận chiến Normandy xảy ra. Vào tháng 12, tướng Patton dẫn Tập đoàn quân số 3 của mình đến Basten ở Pháp để giải cứu Sư đoàn Dù 101 đang bị quân Đức quốc xã bao vây. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, khu vực Basten đã bị bao phủ bởi tuyết rơi và sương mù dày đặc, và lực lượng Đồng minh không thể hỗ trợ hỏa lực trên không.
Vào đêm trước của cuộc hành quân khẩn cấp, tuyết vẫn rơi dày đặc. Vị lão tướng dũng cảm và huyết đảm Patton quỳ gối trước mây gió và một mình cầu nguyện: Đức Chúa Cha ơi, con không đòi hỏi Thần tích, mọi điều con cần chỉ là bốn ngày trời trong xanh. Vào lúc bình minh ngày hôm sau, tuyết ngừng rơi, và mặt trời rực rỡ trong sáu ngày tiếp theo. Kết quả là, Tập đoàn quân số 3 đã tiến lên phía bắc và giải cứu Sư đoàn Dù 101 đang bị mắc kẹt.
Và Trump cũng kiền thành tín Thần. Ông đều kiên định lập trường truyền thống đối với các vấn đề mà nhiều chính khách sẽ thỏa hiệp, chẳng hạn như liên quan đến phá thai và ma túy. Bởi vì nhiều hành vi được xã hội chấp nhận, nhưng Thần không nhất định chấp nhận chúng. Trump biết rõ điều này. Năm 2017, trong bài phát biểu nổi tiếng “Never Ever Give Up”, ông ấy đã nói:
“Khi những bậc tiên phụ kiến quốc viết nên Tuyên ngôn Độc lập, họ đã bốn lần viện dẫn “Đấng Sáng Thế của chúng ta”. Bởi vì ở nước Mỹ, chúng ta không sùng kính chính phủ, chúng ta sùng kính Chúa… Càng có một đám bại hoại cho rằng bạn sai, bạn càng nên kiên tín hơn, càng nên dũng mãnh tiến về phía trước. Chỉ cần bạn tự hào về tín niệm sung mãn của mình, có dũng khí thực hành chính nghĩa của mình, với lòng kiên định bất di đối với Chúa, bạn sẽ không thất bại".
Theo “Bí ẩn chưa được giải đáp” của Epoch Times
Ngọc Mai
Theo NTDVN