Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao
Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao
Thứ sáu, 27-12-2024 06:14, (GMT+07:00)
Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao
22-08-2022 14:59

Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho Q3/22, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa

Giá trị xuất khẩu dệt may đã tăng 17,8% so với cùng kỳ trong Q2/22, và 21,6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022 nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ cả thị trường Mỹ và EU. Nhờ đó, tổng doanh thu Q2/22 của các công ty dệt may niêm yết tăng 22,4% so với cùng kỳ, thấp hơn 10,2% so với Q1/22. Biên lợi nhuận gộp giảm 1,1 điểm % do giá nguyên liệu đầu vào (bông, polyester) tăng.

Lợi nhuận ròng của toàn ngành tăng 19,5% trong quý 2/22 và 32,0% trong 6 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, một số công ty dệt may đã ghi nhận khoản lỗ lớn từ chênh lệch tỷ giá do đồng EUR yếu đi.

Nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành dệt may 6 tháng cuối năm 2022, Chứng khoán VnDirect cho rằng lạm phát cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm thời trang ở Mỹ.

Mỹ đã cho thấy nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách. Người Mỹ đã quay trở lại văn phòng, kéo theo sự phục hồi về nhu cầu đối với các sản phẩm văn phòng như vest, áo sơ mi. Do đó, giá trị nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 30,9% đạt 66,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhu cầu dệt may tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát cao. Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh lên 9,1% trong tháng 6, một mức chưa từng thấy trong hơn 4 thập kỷ qua. Nhu cầu của các mặt hàng quần áo cao cấp như áo sơ mi và áo phông làm từ sợi tái chế và sợi bông (giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022.

Theo ban lãnh đạo các công ty may mặc, khách hàng Mỹ đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát. Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho Q3/22, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Nhiều đơn hàng xuất khẩu dệt may đi Mỹ bị hủy do tồn kho nhiều, lạm phát cao - Ảnh 1

 

Ngành dệt may còn đối diện rủi ro tỷ giá gây áp lực lên đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đến EU trong nửa cuối năm 2022.

Đồng EUR giảm xuống dưới 1,02 đô la vào ngày 07/07/2022, thấp nhất trong 20 năm qua, gần tương đương với đồng USD. Đồng tiền chung của khu vực EU đã liên tục giảm giá do lo ngại về suy thoái đến từ vấn đề nguồn cung năng lượng của EU, khi Nga đe dọa sẽ giảm cung cấp khí đốt cho Đức và nhiều nước khác.

Lợi nhuận ròng các công ty may mặc như MSH, TNG, TCM vì thế sẽ giảm 5-10% so với Q2/2022 do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Theo economy

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP