Ngày 27/9, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) cho biết đã có bằng chứng rõ ràng hơn bao giờ hết về việc con người đang làm Trái đất nóng lên.
Trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C trong hơn 100 năm trở lại đây. (Ảnh minh họa: Pixabay)
IPCC cũng dự đoán rằng nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta sẽ tăng từ 0,3 đến 4,8 độ C trong thế kỷ này và mực nước biển sẽ tăng thêm 26-82cm vào năm 2100.
IPCC cho rằng "rất có thể" (95%), con người đã gây ra hơn một nửa hiện tượng nóng lên toàn cầu được quan sát trong 60 năm qua, trong khi khả năng công bố năm 2007 là 90%.
Kịch bản lạc quan nhất là nhiệt độ Trái đất sẽ tăng trung bình 1 độ C vào năm 2100 so với nhiệt độ năm 2000, tức là tăng từ 0,3 đến 1,7 độ C trong thời gian này.
Đây là kịch bản duy nhất có thể phù hợp với mục tiêu của Liên hợp quốc là tăng 2 độ C, đồng thời cũng là mức tăng nhiệt độ trái đất từ đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp đến năm 2000.
Kịch bản tồi tệ nhất là nhiệt độ Trái đất tăng trung bình 3,7 độ C trong thế kỷ này, từ 2,6 đến 4,8 độ C.
Cảnh báo mực nước biển dâng vào năm 2100 dựa trên mô hình máy tính về các xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính, đặc biệt là từ các nguồn than, dầu, khí đốt và nhiên liệu. Trụ cột cung cấp năng lượng chính của thế giới.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học cho biết hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.
Nguyên nhân khiến Trái Đất ngày càng nóng lên
Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại, các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo.
Khí thải nhà kính
Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch dẫn đến khí thải carbon dioxide, điều này gây tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu. Thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất.
Những người sử dụng ô tô và việc sản xuất điện cũng góp phần lớn gây ra ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Những chất thải phần lớn là khí CO2 từ khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liệu hóa thạch như xăng dầu. Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, và các chất thải trực tiếp ra môi trường khác.
Rừng bị tàn phá
Nạn phá rừng đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài.
Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nước nên hạn hán.
Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.
Xem thêm:
VIDEO: Vũ Trụ Đang Trải Qua Những Thay Đổi Kinh Thiên Động Địa | Ngẫm Radio
Ngọc Mai
Đăng theo NTDVN