Chép Kinh Phật có công đức rất lớn, nhưng nếu dùng tâm bất kính để chép thì sẽ tạo nghiệp và bị quả báo. 

Bị triệu hồi xuống âm phủ

 

Vào thời đại Thiên Hoàng tại Nhật Bản có một vị tướng quân tên là Toshiyuki Fujiwara. Ông rất giỏi làm thơ waka (một loại thơ của Nhật Bản) và cũng thích thư pháp Nhật Bản. Sau khi Phật giáo được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản, rất nhiều người Nhật bắt đầu nghiên cứu Phật Pháp và bắt đầu chép Kinh Phật. 

Toshiyuki cũng rất hứng thú với những kinh điển của Phật gia. Đa số bạn bè của ông đều đến nhờ ông chép Kinh Phật. Ông vì vậy mà đã sao chép gần 200 phần Kinh Phật (khoảng 2 quyển Kinh Phật).

Một ngày nọ, Toshiyuki bất ngờ qua đời. Nhưng trong lúc nửa mơ nửa tỉnh, ông cảm thấy rằng linh hồn của mình dường như vẫn còn sống. Sứ giả âm phủ dáng vẻ hung tợn đột nhiên đến trói ông và dẫn đi. Tâm ông có phần bất bình: “Dù là Thiên Hoàng có lệnh đến bắt ta thì ta cũng là người có thân phận; bị đối đãi như thế này thật là phi lý”.

Nghĩ vậy nên Toshiyuki hỏi sứ giả: “Rốt cuộc tôi phạm tội gì mà bị đối đãi như thế này?”

Sứ giả âm phủ đáp: “Chúng ta không biết, chỉ là phụng mệnh đi bắt ngươi cho bằng được thôi. Nhưng có phải là ngươi từng chép Kinh Phật không?”

Toshiyuki: “Tôi có từng chép”.

Sứ giả lại hỏi: “Ngươi chép nhiều không?”

Toshiyuki nói: “Tôi được bạn bè nhờ cậy nên đã chép 2 quyển”.

Sứ giả nói: “Chính vì việc này nên mới triệu hồi ngươi đến âm phủ”.

 

Chép kinh phật như thế nào; Chép kinh phật; Chép kinh Phật tại nhà

Bị triệu hồi xuống âm phủ vì chép kinh sách với tâm bất kính (ảnh minh họa Adobestock)

Chép Kinh Phật với tâm bất kính

 

Sau đó họ đi về phía trước mà không nói một lời nào. Bấy giờ có khoảng 200 binh sĩ mặc giáp đội mũ cưỡi ngựa đi qua. Mắt họ lóe lên tia sáng như sấm chớp, miệng đỏ như lửa, nhìn rất đáng sợ. Toshiyuki sợ đến mức muốn ngất đi. Mấy binh sĩ đó nhìn thấy Toshiyuki thì chạy đến trước mặt ông.

Toshiyuki vội hỏi sứ giả: “Những binh sĩ này là ai vậy?”

Sứ giả đáp: “Ngươi không biết sao? Đây chính là những người nhờ ngươi chép kinh sách đó. Họ vốn định mượn công đức ngươi chép kinh sách để có thể chuyển sinh đến một thế giới tốt đẹp, hoặc là làm người trời, hoặc là được đầu thai làm người.

Nhưng khi ngươi chép kinh sách thì không hề tinh tấn, không giới cấm ăn thịt. Đã vậy thất tình lục dục, suy nghĩ lung tung; thậm chí trong đầu tràn ngập tà dâm. Rốt cuộc họ không thể đắc được công đức gì, lại còn chuyển sinh thành thân thể hung ác, dữ tợn. Họ hận ngươi nên đã kiện với âm phủ, yêu cầu bắt ngươi để báo thù. Đây chính là lý do mà ngươi bị gọi đến âm phủ”.

Toshiyuki nghe xong thì cảm thấy thống khổ như thân thể bị tan thành từng mảnh, ruột gan bị thiêu đốt. Ông lại hỏi: “Vậy tôi sẽ bị xử lý như thế nào?”

Sứ giả nói: “Còn phải hỏi nữa sao. Họ sẽ dùng kiếm chém ngươi thành 200 phần, mỗi người một phần; trong mỗi phần đều có trái tim của ngươi. Ngươi sẽ đau đớn không thể nào chịu được”.

 

Chép kinh Phật để làm gì; Chép Kinh Phật cầu bình an; Chép Kinh Phật sám hối

Tâm không thành kính thì sẽ không có công đức (ảnh minh họa Adobestock)

Ý niệm dơ bẩn tạo nghiệp rất lớn

 

Toshiyuki nghe vậy lại càng hoảng sợ, vội hỏi: “Tôi phải làm gì mới có thể thoát được đây?”

Sứ giả đáp: “Ta không biết, ta cũng không giúp ngươi được”.

Toshiyuki bước đi loạng choạng đến một bờ sông, ông nhìn thấy nước sông đen như mực. Ông cảm thấy rất kỳ quái nên lại hỏi: “Vì sao nước sống lại đen như vậy?”

Sứ giả đáp: “Nước sông này chính là mực mà ngươi dùng để chép Kinh Phật”.

Toshiyuki hỏi: “Vì sao mà nó bốc mùi hôi thối dơ bẩn như thế?”

Sứ giả trả lời: “Dùng tâm thanh tịnh chép Kinh văn thì đều được Thiên thượng thu nạp. Còn nếu dùng ý niệm dơ bẩn chép kinh thì sẽ bị vứt ra ngoài đồng hoang; mực bị nước mưa cuốn trôi và biến thành dòng sông này”.

Toshiyuki kinh ngạc, vừa khóc vừa nói với sứ giả: “Tôi phải làm sao đây? Xin hãy tìm cách cứu tôi”.

Sứ giả thương cảm nói: “Xem ngươi thật đáng thương, nhưng tội nghiệp nặng nề thế thì ta cũng không có cách nào”.

 

Phát nguyện mong sửa chữa lỗi lầm

 

Lúc này có người đi đến giục họ đi đến một cánh cửa lớn. Bên trong có rất nhiều người chân tay bị trói, có người thi chân đeo xiềng xích; họ chen chúc rất đông.

200 binh sĩ lòng đầy thù hận đứng nhìn chằm chằm vào Toshiyuki. Họ như chỉ muốn phay thây Toshiyuki ngay lập tức. Toshiyuki càng thêm sợ hãi, mới hỏi lại sứ giả: “Thật sự không còn cách nào khác hay sao?”

Sứ giả nói: “Ngươi thử lập lời thề chép 4 quyển kinh thư xem thế nào”.

Toshiyuki đến trước cổng lớn âm thầm phát nguyện, hứa rằng sẽ phải hoàn thành 4 quyển kinh thư, sám hối lỗi lầm. Sau đó Toshiyuki được đưa tới điện Diêm Vương.

Một quan sai từ trong điện đi ra và hỏi: “Người này là Toshiyuki phải không?”

Sứ giả nói: “Chính là ông ta”.

Ngay sau đó quan sai liền hỏi: “Toshiyuki, ngươi hãy nghe cho rõ đây. Ta hỏi ngươi: Ngươi ở dương gian đã tu thành loại công đức gì?”

Toshiyuki đáp: “Tôi không có công đức gì cả, chỉ là từng nhận lời ủy thác của người khác mà chép 200 phần Kinh Phật”.

Quan sai lại hỏi: “Dương thọ của ngươi chưa hết, nhưng vì ngươi dùng thân tâm dơ bẩn chép Kinh sách nên mới bị triệu hồi đến đây. Giờ ta sẽ giao ngươi cho những người đã tố cáo ngươi, tùy theo ý nguyện của họ mà xử lý ngươi”.

Toshiyuki sợ hãi nói: “Tôi phát nguyện chép 4 quyển Kinh Phật, nhưng hiện mới chỉ chép xong 2 quyển. Nguyện vọng của tôi chưa hoàn thành xong mà đã bị triệu hồi đến đây, vì vậy tôi không có cách nào để đền tội”.

 

Được trở về dương gian nhưng tâm tính không cải biến

 

Quan sai lại hỏi: “Thực sự có việc này sao. Mang sổ ghi chép nợ đến tra xét”.

Trong khi quan sai lật sổ để xem, Toshiyuki thấy những tội lỗi của bản thân được ghi chép không sai một chút nào. Việc Toshiyuki phát nguyện chép 4 quyển kinh sách được ghi lại ở trang cuối.

Quan sai xem xong liền nói: “Nếu đã vậy thì cho ngươi một cơ hội. Ngươi có thể quay trở về để thực hiện nguyện vọng của ngươi. Nhưng ngươi phải chân chính mà làm thì mới được tính”.

Quan sai vừa phán quyết xong thì 200 binh sĩ không thấy đâu nữa. Quan sai nhấn mạnh: “Sau khi trở về nhân gian, ngươi nhất định phải thực hiện thệ nguyện của mình”.Toshiyuki được đưa trở về dương gian. Lúc này Toshiyuki đột nhiên sống lại. Vợ con đang ở bên khóc thương. Toshiyuki cảm thấy như chỉ vừa tỉnh lại từ một giấc mộng rất chân thực. Ông nghĩ: “Lần này phải nỗ lực dùng tâm thanh tịnh chép Kinh Phật”.

Sau khi thân thể hồi phục, Toshiyuki chuẩn bị giấy bút, mực để chép Kinh. Ông nhờ người kẻ hàng trên giấy để có thể chép kinh cho ngay ngắn. Nhưng một thời gian sau thì tâm ý lung lay, ông lại không giữ vững được bản thân. Có hôm ông còn bỏ ra ngoài vui chơi, đi tìm kỹ nữ. Dần dần ông quên hẳn việc xảy ra ở âm phủ. Thọ mệnh đã đến và Toshiyuki qua đời.

 

Báo mộng nhờ người chép Kinh sách

 

Hơn 1 năm sau khi Toshiyuki qua đời, Ki no Tomonori (một nhà thơ waka nổi tiếng thời Heian) nằm mơ thấy Toshiyuki với nét mặt vô cùng kỳ dị và sợ hãi. Toshiyuki nói: “Bởi vì tôi lập lời thề chép 4 quyển kinh văn nên mới tạm thời được kéo dài sinh mệnh trở về dương gian. Nhưng vì ý chí nhu nhược, tâm dơ bẩn không giảm bớt; không hoàn thành được thệ nguyện nên đành chịu chết. Bây giờ tôi phải chịu thống khổ khôn xiết”.

Toshiyuki lại nói: “Nếu ông thương tôi, thì mong ông tìm giấy viết kinh và nhờ một tăng nhân ở chùa Mitsui chép 4 quyển kinh cung dưỡng cho tôi”.

Nói xong Toshiyuki khóc lóc thê thảm. Ki no Tomonori tỉnh dậy, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Trời vừa hửng sáng, ông lập tức tìm giấy chép kinh và đến chùa Mitsui bái kiến tăng nhân.

 

Nhận quả báo vì chép kinh Phật với tâm bất kính

Tâm thành kính thì sẽ linh nghiệm (ảnh minh họa Adobestock)

Chép Kinh Phật phải dùng tâm thành kính

 

Vị tăng nhân ở chùa Mitsui vừa nhìn thấy Ki no Tomonori liền nói: “Tôi đang định nhờ người đến quý phủ hỏi thăm sự tình. Không ngờ ông lại tự đến, thật là tốt quá!”

Ki no Tomonori ngạc nhiên hỏi vị tăng nhân, thì mới biết là vị tăng nhân cũng có giấc mơ tương tự như ông. Hai người kể lại một lượt giấc mơ của mình thì đều rơi lệ. Ki no Tomonori giao giấy cho vị tăng nhân. Sau đó vị tăng nhân đã dùng tâm vô cùng cung kính khai bút viết Kinh Phật.

Về sau, Toshiyuki lại đồng thời xuất hiện trong giấc mơ của hai người và nói: “Cảm tạ hai vị, tôi nhờ công đức này mà được giải thoát phần nào khỏi khổ đau”.

Phật Pháp vô biên nhưng tâm phải thành kính, chép Kinh Phật vốn là việc công đức vô lượng, nhưng tâm chỉ sai khác một chút thì đã tạo nghiệp rất lớn.

Theo Minh Huệ