Nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của nhẫn cưới

Nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của nhẫn cưới

Nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của nhẫn cưới

Nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của nhẫn cưới

Nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của nhẫn cưới
Nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của nhẫn cưới
Thứ bảy, 28-12-2024 16:51, (GMT+07:00)
Nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của nhẫn cưới
23-08-2020 18:29

Nhẫn cưới là một trong những vật đính ước không thể thiếu trong buổi lễ kết hôn trọng đại, đánh dấu chặng đường mới của đôi lứa. Nó là vật tượng trưng cho sự ràng buộc, gắn kết giữa hai người, giúp các cặp đôi càng thêm trân trọng cuộc hôn nhân của mình.

Chiếc nhẫn, hình phạt mà Prometheus phải chịu khi đem lửa khai sáng văn minh nhân loại, trở thành biểu tượng của sự ràng buộc thiêng liêng, rất phù hợp để trở thành vật đính ước của lứa đôi. (Tổng hợp)

Về nguồn gốc của nhẫn cưới có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nó bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại.

Thời bình minh của lịch sử loài người, Hy Lạp cổ đại chính là trung tâm của nền văn minh phương Tây. Thần thoại Hy Lạp là nơi chứa những ghi chép về nguồn gốc của thế giới, sự kế tục quyền lực của các vị thần, các thế hệ loài người, nguồn gốc các tai họa của con người cũng như gốc tích của các nghi lễ hiến tế. Rất nhiều các nghi lễ văn hóa, những điển cố, điển tích, thành ngữ,... của người phương Tây ngày nay chúng ta biết có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp. Nguồn gốc của nhẫn cưới gắn liền với câu chuyện về vị thần Prometheus (Prômêtê).

Trong thần thoại Hy Lạp, “Prometheus” có nghĩa là "người biết trước tương lai", là một vị thần khổng lồ, con trai của Lapetus và Themis, anh em của Atlas, Epimetheus và Menoetius. Prometheus được sinh ra với tầm nhìn, sự khôn ngoan và sáng tạo.

Chính vì thế, Prometheus cùng em trai Epimetheus là người được thần Zeus giao cho nhiệm vụ sáng tạo ra muôn loài. Hai người đã dùng đất sét trộn với nước để nặn. Trong khi em trai đã nặn ra được dáng hình vạn vật, Prometheus vẫn chưa hoàn thành xong tác phẩm đầu tiên của mình. Ông muốn loài vật mình nặn phải có điều gì đó khác biệt với những loài khác. Vậy là ông tạo ra một loài mô phỏng theo hình dáng của các vị thần trên đỉnh Olympus.

Prometheus tạo ra con người.
Prometheus tạo ra con người. (Wikipedia)

Ban đầu là những hình nhân đất sét sau đó ông đã lén Zeus thổi linh hồn vào những hình nhân đó, khiến cho nó có trí tuệ, vì vậy mà con người trở nên khác xa với loài vật bởi có được trí tuệ của thần. Cũng chính vì thế, Prometheus được coi là ông Tổ của người phương Tây, tương tự như Nữ Oa là tổ tiên của người Trung Quốc.

Buổi bình minh của lịch sử, loài người có cuộc sống vô cùng khó khăn. Bởi con người quá yếu đuối, không có khả năng gì để tồn tại và tự bảo vệ trước sóng gió, bão bùng và trước sự đe doạ của thú vật to, khoẻ, có sừng, có nọc độc, có nanh vuốt... Thần Prometheus rất thương loài người, luôn luôn tìm cách làm cho loài người đỡ khổ cực, chẳng hạn như ngụy trang giấu đồ ăn được hiến tế cho Zeus đem đến cho con người, hay đánh cắp kỹ năng từ các vị thần Hephaestus và Athena để cung cấp cho con người, giúp con người ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhưng điều đó không thể giải quyết được vấn đề căn bản cho cuộc sống của con người. Vậy là Prometheus đã nghĩ ra một cách là đánh cắp ngọn lửa từ thần Apollo và trao nó cho loài người. Có lửa, con người có thể nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, và chống lại giá lạnh đêm đông. Có thể nói, lửa là vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với thời kỳ đầu của nhân loại.

Prometheus mang ngọn lửa cấp cho loài người.
Prometheus mang ngọn lửa cấp cho loài người. (Wikipedia)

Nhưng ngọn lửa vốn là báu vật thiêng liêng của các vị thần, được thần Zeus vô cùng coi trọng. Vì thế, hành động của Prometheus đã khiến thần Zeus vô cùng giận dữ, ra lệnh bắt Prometheus giải đến một đỉnh núi trong dãy Caucasus cao chót vót và xiềng chặt Prometheus vào đó bằng những sợi dây xích phép thuật, đồng thời để một con đại bàng liên tục mổ bụng ăn gan của ông hàng ngày. Prometheus vốn là một vị thần bất tử, nên những lá gan cứ ban ngày bị đại bàng ăn thì ban đêm lại tái sinh. Ngày này qua ngày khác, cực hình mà Prometheus phải chịu có thể nói là vô cùng thống khổ.  

Prometheus vào đó bằng những sợi dây xích phép thuật, đồng thời để một con đại bàng liên tục mổ bụng ăn gan của ông hàng ngày.
Prometheus vào đó bằng những sợi dây xích phép thuật, đồng thời để một con đại bàng liên tục mổ bụng ăn gan của ông hàng ngày. (Wikipedia)

Heracles trong kỳ công “Đoạt những quả Táo vàng của chị em Hesperides” cần tới sự giúp đỡ của Prometheus (vì Prometheus là vị thần biết trước tương lai) nên đã đến dãy núi Caucasus, giương cung bắn chết đại bàng, phá xiềng giải thoát cho Prometheus. Prometheus được trả lại tự do đã nói cho Heracles biết rằng chàng không thể tự tay hái lấy những quả táo vàng được mà việc này phải nhờ tay thần Atlax. 

Heracles giải cứu Prometheus.
Heracles giải cứu Prometheus. (Wikimedia Commons)

Dù vậy, Prometheus được giải thoát cũng nằm trong sự an bài của thần Zeus. Khi bị xiềng, Prometheus cho Zeus biết một chuyện: một trong những đứa con của Zeus sẽ mạnh hơn Zeus, và sẽ lật đổ ông, tuy nhiên không nói cụ thể đứa con đó là ai. Để tránh điều tương tự đã xảy ra với cha (Cronos) và ông nội (Ouranos) mình, thần Zeus biết chỉ có giải thoát cho Prometheus thì mới nhận được sự giúp đỡ của ông nên đã sai thần Hermes (vị thần truyền tin) bí mật báo cho Heracles giải cứu Prometheus. Nhưng thần Zeus đã từng ra lệnh rằng Prometheus phải bị xiềng xích vào núi đá vĩnh viễn nên đã sai thần thợ rèn Hephaestus rèn một vòng sắt nhỏ, gắn lên đó một miếng đá để Prometheus đeo vào ngón tay với ý rằng Prometheus chừng nào còn đeo vòng sắt đó thì vẫn coi như bị xiềng xích vào núi đá. 

Vòng sắt mà Prometheus đeo đó hẳn là chiếc nhẫn đầu tiên của nhân loại! Ý nghĩa ban đầu của nó chính là sự ràng buộc vĩnh cửu - vì Prometheus bị trừng phạt xiềng xích vào núi đá vĩnh viễn. 

Prometheus là vị thần rất được người Hy Lạp cổ đại kính trọng, hình ảnh của vị thần này thường gắn liền với những điều thiêng liêng và cao quý. Heracles chỉ vì giải cứu Prometheus cũng trở thành một vị Thần bảo hộ của con người. Trong văn học phương Tây, người đọc thường gặp điển tích Prometheus "ngọn lửa Prometheus", "tinh thần Prometheus"... để nói đến tinh thần, ý chí bất khuất. Chiếc nhẫn, hình phạt mà Prometheus phải chịu khi đem lửa khai sáng văn minh nhân loại, trở thành biểu tượng của sự ràng buộc thiêng liêng, rất phù hợp để trở thành vật đính ước của lứa đôi.

Chiếc nhẫn, hình phạt mà Prometheus phải chịu khi đem lửa khai sáng văn minh nhân loại, trở thành biểu tượng của sự ràng buộc thiêng liêng, rất phù hợp để trở thành vật đính ước của lứa đôi.
Chiếc nhẫn, hình phạt mà Prometheus phải chịu khi đem lửa khai sáng văn minh nhân loại, trở thành biểu tượng của sự ràng buộc thiêng liêng, rất phù hợp để trở thành vật đính ước của lứa đôi. (Minh họa: Pixabay)

Chiếc nhẫn còn một ý nghĩa sâu sắc khác với người phương Tây, khi lứa đôi đeo nhẫn cưới, ngoài việc thể hiện một sự ràng buộc thiêng liêng giữa hai người, chiếc nhẫn cũng là cách để đôi lứa kết nối với tổ tiên của họ (Prometheus được coi là tổ tiên của người phương Tây), để tổ tiên chứng giám và tác thành nhân duyên, đồng thời gieo vào trong lòng họ "ngọn lửa Prometheus", để cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Nam Minh - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP