Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’

Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’

Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’

Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’

Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’
Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’
Thứ sáu, 27-12-2024 06:37, (GMT+07:00)
Người Sài Gòn mùa dịch: ‘Hết kẹt xe chuyển sang… kẹt tiền’
10-06-2021 20:52

Trong mùa dịch Covid-19 đang bùng phát ở TP.HCM, người dân chỉ biết kêu trời vì ‘hết kẹt xe, chuyển sang… kẹt tiền’.

Đường phố vắng tanh, không còn cảnh kẹt xe. (Ảnh qua Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, từ ngày 31/5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, đến nay đã hơn 10 ngày trôi qua. Nhiều người không thể ra ngoài đi làm vì nằm trong khu phong tỏa, nên thu nhập của nhiều hộ gia đình bị giảm đáng kể. 

Hơn 1 năm kể từ khi dịch bệnh xuất hiện, một số người trầy trật trụ được thì thời gian gần đây lại tiếp tục lao đao. Nhìn đường phố vắng lặng, người dân cũng chỉ biết cười ra nước mắt, đắng cay chia sẻ: “TP.HCM hết kẹt xe, mình thì chuyển sang kẹt tiền”.

Chị M.C.P (30 tuổi) cho biết, sau khi ly dị chồng, chị gắn bó với nghề xe ôm công nghệ, cắm mặt ngoài đường “cày cuốc” kiếm được bao nhiêu cũng chỉ đủ lo trả tiền nhà trọ, trả nợ, lâu lâu chở con đi ăn vài món ngon.

Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người rơi vào cảnh… kẹt tiền. (Ảnh qua Thanh Niên)

Đồng cảm, chia sẻ được với nhau những khó khăn trong cuộc sống, trong nghề, chị đi bước nữa với một anh đồng nghiệp.

Từ ngày giãn cách xã hội, mỗi ngày chị P. kiếm được 150.000 – 300.000 đồng, nhưng chỉ sau một ngày có lệnh phong tỏa thì chồng chị bị khóa app, phải tự cách ly vì từng giao đồ ăn ở điểm có dịch bệnh. Tất cả các chi phí trong nhà lúc này đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nhỏ bé.

Mấy ngày qua, chị P. đều đi làm từ 8 giờ sáng tới qua ngày hôm sau mới về nhưng thu nhập vẫn chẳng thấm vào đâu. Giờ đây, mỗi ngày chỉ được ngủ 4 tiếng, chị P. đã quá chán nản và áp lực, kể cả khi bố bị gãy chân, chị P. cũng không dám về thăm vì trong túi không có lấy một đồng. 

Đồng cảnh ngộ, 11 năm làm công nhân ở TP.HCM, vợ chồng anh Phan Chí Tâm (46 tuổi, quê Tây Ninh) và chị Nguyễn Thị Thản (44 tuổi, quê Phú Thọ) cũng thất nghiệp từ tháng 5 năm ngoái vì dịch Covid-19.

Nhiều tháng ròng, anh chị đi khắp nơi để xin việc, nhưng do tuổi đã lớn nên cũng không có công ty nào chịu nhận. Cả gia đình không một đồng trong túi, nay vay chỗ này, mai đắp chỗ kia.

Sau Tết, chị Thản cùng anh Tâm may mắn có được công việc, thắt lưng buộc bụng tiết kiệm được vài đồng phòng thân. Thế nhưng dịch lại bùng phát, 2 vợ chồng lại thất nghiệp, hẻm dãy trọ phong tỏa vì có ca nhiễm Covid-19. Nhiều ngày trời, vợ chồng con cái phải quẩn quanh căn trọ 8m2 nóng hầm hập, may cô chủ trọ thương tình cho khất nợ một thời gian. 

Bữa cơm của vợ chồng anh Tâm. (Ảnh qua Thanh Niên)

Một hoàn cảnh khác là ông L.Đ.V (47 tuổi, quê Khánh Hòa), năm trước ông xin chuyển vùng vào TP.HCM để tiếp tục công việc xe ôm công nghệ với mong muốn kiếm đủ tiền trả nợ ngân hàng tiền vay mua xe mỗi tháng.

Thời gian đầu, vì tình trạng kẹt xe quá nên ông V. bị sốc. Dần dà cũng quen, ông V. cày ngày cày đêm, lượng khách đặt xe ổn định, thu nhập tăng gấp đôi, gấp ba ngày trước. Nhưng từ đầu tháng 5, TP.HCM có ca nhiễm Covid-19, cả ngày cũng chỉ có vài cuốc xe, đến khi giãn cách xã hội thì ế ẩm cả ngày không ra đơn. Nhiều đồng nghiệp của ông đã chọn phương án về quê tạm tránh dịch. 

“Giới tài xế, nhiều người về quê, số còn lại gắng vớt vát mong đủ trả nợ tiền xe đã là may. Lúc này, mới thấy kẹt xe còn dễ thở, trên các nhóm tài xế lại nói với nhau, thà kẹt xe còn hơn kẹt tiền”, ông V. chia sẻ.

Theo Thông tin do Chủ tịch TP.HCM – ông Nguyễn Thành Phong đưa ra trong hội nghị với phía doanh nghiệp vào sáng 10/6, từ đầu năm 2021 tới nay, tại TP.HCM, hơn 42.500 công nhân bị mất việc hoặc ngừng việc, 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động do dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Diễn biến dịch tại TP.HCM và vùng lân cận vẫn chưa thể lường trước khi đã xuất hiện rải rác các ca dương tính, ca F1 trong các doanh nghiệp quy mô hàng ngàn lao động. Nếu bệnh dịch kéo dài, cuộc sống của người dân thành phố, đặc biệt là người có thu nhập thấp và không ổn định sẽ càng thêm khó khăn và vất vả.

Xem thêm:

Video - Bùa hộ mệnh nào cứu bạn trong đại nạn lần này - Tinh Hoa TV

 

Yên Yên

Theo Tinh Hoa

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP