Năm 2020, một cuộc chiến gây chấn động lòng người đang xảy ra trên toàn cầu. Đó là cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chính và tà, giữa các vị Thần và ác quỷ trong lịch sử nhân loại.
Đây là cuộc chiến giữa một bên là toàn bộ thế giới tự do cùng với con cháu Viêm Hoàng (ý chỉ người dân Trung Quốc) có tín ngưỡng vào Thần Phật do Hoa Kỳ dẫn đầu, và bên còn lại là đảng chính trị theo chủ nghĩa cộng sản duy nhất trên thế giới không tin vào Thần - đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ngọn lửa bùng phát khơi dậy làn sóng “Trời diệt Trung Cộng" trên toàn thế giới là do chính tay ĐCSTQ châm mồi
Năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã gây ra 2 tội lớn khiến toàn thế giới phẫn nộ: Thứ nhất là để cho virus Corona Vũ Hán lây lan khắp thế giới; thứ hai là xé bỏ "Tuyên bố chung Trung - Anh" và biến Hong Kong từ "một quốc gia, hai chế độ" thành "một quốc gia, một chế độ".
Cuộc chiến này nổ ra là điều tất nhiên. 171 năm trước, Karl Marx - “tổ tiên” của ĐCSTQ, là người rất thù hận chủ nghĩa tư bản, trong bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” đã tuyên bố rằng phải tiêu diệt chủ nghĩa tư bản. Ngay từ ngày đầu tiên ra đời, Đảng Cộng sản (ĐCS) đã dốc toàn lực để chống lại chế độ tư bản.
Vào cuối những năm 1980 và đầu năm 1990, chính quyền cộng sản của tất cả các nước ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. Đây là sự thất bại lớn nhất của các nước ĐCS trong cuộc chiến với thế giới chủ nghĩa tư bản sau nhiều thập kỷ.
Ngày nay vào thế kỷ 21, ĐCSTQ đã phát động cuộc tấn công cuối cùng vào chế độ tư bản. Lần tấn công đầu tiên là để cho virus Corona Vũ Hán lan rộng khắp thế giới. Tính đến ngày 13/7, toàn thế giới có 13,22 triệu người ở 188 quốc gia đã nhiễm bệnh và 575.000 người tử vong. Tại Hoa Kỳ có 3,47 triệu người được chẩn đoán nhiễm virus và 138.000 người chết, số người chết vì virus của Mỹ đã vượt quá tổng số người Mỹ tử vong trong các vụ tấn công gồm Sự kiện 11/9, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Iraq.
Trong đợt tấn công đầu tiên, các “chiến thuật” của ĐCSTQ bao gồm: che giấu dịch bệnh; đàn áp những người nói sự thật; phát tán những thông tin giả; cho phép những người mang virus bay từ Vũ Hán đến các nước phương Tây; gom mua các vật tư y tế chống dịch như khẩu trang... để đầu cơ, sau đó cấm xuất khẩu khẩu trang do các công ty Hoa Kỳ và Nhật sản xuất ở Trung Quốc sang Hoa Kỳ và Nhật Bản, và rồi còn bán khẩu trang kém chất lượng cho rất nhiều quốc gia, v.v.; "đổ lỗi" cho Hoa Kỳ (nói rằng virus Corona Vũ Hán là do quân đội Hoa Kỳ mang đến Vũ Hán); thao túng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tuyên truyền cho ĐCSTQ; ngăn không cho các chuyên gia Mỹ đến Vũ Hán điều tra; nói rằng thế giới đang nợ Trung Quốc một lời cảm ơn, v.v.
Những hành vi xấu xa này, một mặt đã dẫn đến đại dịch toàn cầu, nhưng mặt khác lại giúp cho nhiều quốc gia trên thế giới nhận ra rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn nhân loại.
Đợt tấn công thứ hai là thừa cơ hội khi các nước đang bận rộn đối phó với đại dịch, ĐCSTQ đã thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, và phát động một cuộc tấn công mãnh liệt vào Hong Kong - nơi đang thi hành chế độ theo chủ nghĩa tư bản. Kế hoạch của ĐCSTQ là sau khi giành được Hong Kong, bước tiếp theo là phải giành được Đài Loan - nơi cũng đang theo chế độ tư bản, tiếp đến là đánh bại Hoa Kỳ thông qua “Chiến tranh không giới hạn” và cuối cùng thành lập một "cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh" (Community of shared future for mankind) đi theo chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1984, ĐCSTQ đã ký "Tuyên bố chung Trung - Anh" với Vương quốc Anh, hứa sẽ thực hiện "một quốc gia, hai chế độ" tại Hong Kong trong 50 năm và ĐCSTQ sẽ chỉ quản các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của Hong Kong, còn các vấn đề khác đều do ‘người Hong Kong tự quản Hong Kong, nền tự trị cao độ". Ngày 12/6/1985, Trung Quốc và Anh đã gửi bản "Tuyên bố chung" này tới Liên Hợp Quốc để đăng ký và lập hồ sơ.
Tuy nhiên, đến năm 2020, chỉ mới sau 23 năm Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc, ĐCSTQ đã không màng đến sự phản đối mạnh mẽ từ mọi tầng lớp người dân Hong Kong và các quốc gia khác trên thế giới, quyết định ‘đơn phương xé bỏ’ "Tuyên bố chung Trung - Anh" và ‘bào chế’ ra “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong" để cưỡng chế áp đặt lên 7 triệu người dân Hong Kong và toàn thế giới. Điều 38 của Luật trên quy định: "Những người không có tư cách thường trú ở Đặc khu hành chính Hong Kong, sống ở ngoài Đặc khu hành chính Hong Kong, chống đối Đặc khu hành chính Hong Kong thực thi bộ Luật này đều bị coi là phạm tội, được phép áp dụng Luật này." Điều này có nghĩa là bất cứ ai không đồng ý với việc ĐCSTQ phá huỷ "một quốc gia, hai chế độ" ở Hong Kong đều sẽ trở thành đối tượng bị trị tội của họ. Đây chính là lời tuyên chiến của ĐCSTQ đối với thế giới.
Trận đại ôn dịch lần này - nhân họa do ĐCSTQ gây ra là tai họa trước nay chưa từng có mà họ mang đến cho toàn nhân loại. Và Luật An ninh Quốc gia Hong Kong lại là lời tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh công khai chống lại các giá trị phổ quát mà nhân dân toàn thế giới công nhận như tự do, dân chủ, pháp trị và nhân quyền...
Hoa Kỳ đã phát động một cuộc phản công toàn diện chống lại ĐCSTQ
Hai đợt tấn công của chính quyền Bắc Kinh đã khiến cả thế giới thức tỉnh. Hoa Kỳ đã coi ĐCSTQ là kẻ thù số một, và khởi xướng một cuộc bao vây Bắc Kinh toàn diện trên các lĩnh vực gồm Hong Kong, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học và công nghệ, gián điệp, tài chính, nhân quyền, tôn giáo và hệ tư tưởng, v.v. Gần đây, tần suất Hoa Kỳ áp dụng hoặc lên kế hoạch các biện pháp để bao vây ĐCSTQ vượt quá mức bình thường. Có 10 biện pháp sau đây:
(1) Ngày 29/5, Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ đãi ngộ đặc biệt đối với Hong Kong và sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong, những người phá hoại nền tự trị và tự do của Hong Kong.
(2) Ngày 26/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố sẽ áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các quan chức đương nhiệm và tiền nhiệm của ĐCSTQ phá hoại nền tự trị và hạn chế nhân quyền của Hong Kong.
(3) Ngày 29/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt việc xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng theo quy định sang Hong Kong; Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố sẽ tạm thời đình chỉ các quy định ưu đãi mà Bộ Thương mại cấp cho Hong Kong.
(4) Hạ viện đã thông qua "Luật tự trị Hong Kong", và đang chờ chữ ký của Tổng thống Trump. Dự luật này quy định các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức làm tổn hại đến quyền tự trị của Hong Kong và áp dụng các biện pháp trừng phạt cấp II đối với các ngân hàng làm ăn với các cá nhân và tổ chức này.
(5) Ngày 10/6, "Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa (RSC)" gồm khoảng 150 nghị sĩ đã công bố một bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia. Đề xuất các lệnh trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã vi phạm nhân quyền ở Hong Kong, Tân Cương và Tây Tạng, gồm có ông Hàn Chính (Han Zheng), Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và là Phó Thủ tướng Trung Quốc. Đây là lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất do Quốc hội Hoa Kỳ đề xuất đối với ĐCSTQ từ trước tới nay.
(6) Theo Bloomberg, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang thảo luận về khả năng tách rời đồng đô-la Mỹ khỏi đồng đô-la Hong Kong và có thể sẽ trừng phạt các ngân hàng có trụ sở tại Hong Kong, đặc biệt là HSBC.
(7) Ngày 4/7, một quan chức Nhà Trắng tiết lộ rằng Tổng thống Trump đang xem xét "2 hoặc 3 điều" để giải quyết tình hình ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục. "Rất có khả năng vấn đề này sẽ được giải quyết trong vài tuần tới".
(8) Ngày 7/7, các quan chức Nhà Trắng cảnh báo rằng các công nhân đường sắt do Liên bang quản lý không nên đầu tư lương hưu vào các công ty của ĐCSTQ để tránh các lệnh trừng phạt.
(9) Ngày 7/7, ông Christopher Wray, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cho biết trong một bài phát biểu tại Viện nghiên cứu Hudson rằng gần một nửa trong số 5.000 vụ điều tra chống gián điệp của FBI có liên quan đến ĐCSTQ. Cứ khoảng 10 tiếng lại xuất hiện một vụ án chống gián điệp có liên quan đến chính quyền Trung Quốc.
(10) Trong nửa đầu năm nay, Hoa Kỳ đã nhận định 9 kênh truyền thông của chính quyền Bắc Kinh gồm CCTV, Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã… là phái bộ nước ngoài.
Mỹ còn hai cách trừng phạt mang tính sát thương mạnh đối với ĐCSTQ
Thứ nhất, loại trừ ĐCSTQ ra khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Ngân hàng toàn cầu) và CHIPS (Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng New York). 85% giao dịch bằng đô-la Hong Kong trên toàn thế giới phải thông qua SWIFT và 95% giao dịch đô-la Mỹ quốc tế trên toàn cầu phải thông qua CHIPS. Việc loại trừ ĐCSTQ khỏi 2 hệ thống này sẽ cắt đứt 2 lần truyền máu cho họ ở Hong Kong và New York, điều này sẽ giáng một đòn chí tử vào nền kinh tế của ĐCSTQ.
Thứ hai, tháo dỡ “Vạn lý Tường lửa” của ĐCSTQ. Một lý do quan trọng giúp cho sự đàn áp và lừa dối của ĐCSTQ có thể gắng gượng duy trì được, đó là vì “Vạn lý Tường lửa” khiến hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc không thể nhìn thấy bộ mặt thật của ĐCSTQ - gây hoạ cho toàn bộ Trung Quốc và gây nguy hại cho cả nhân loại. Một khi bức tường lửa bị phá hủy, ĐCSTQ sẽ ‘rớt đài’. Hàng năm, ĐCSTQ phải chi khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ để duy trì và bảo vệ “Vạn lý Tường lửa", nhưng để phá bỏ thì chỉ cần 3 tỷ đô-la Mỹ và mất khoảng 3 - 4 tháng để hoàn thành. Hoa Kỳ đã đánh giá và cho ra kết quả trên, về mặt kỹ thuật là thiết thực có thể thực hiện được.
Hoa Kỳ đang thiết lập một liên minh quốc tế chống lại ĐCSTQ
Tổng thống Trump đã quyết định mở rộng "G7" thành "G11", đó là 7 quốc gia phát triển gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Ý và Canada, cộng với Nga, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc để cùng nhau đối phó với ĐCSTQ. Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc đã có hồi đáp tích cực. Còn Nga, quốc gia đã phải chịu đựng chủ nghĩa cộng sản trong hơn 70 năm và hiện đang hứng chịu trận đại dịch do ĐCSTQ gây ra, có khả năng cuối cùng cũng sẽ gia nhập nhóm "G11" này.
Ngày 5/6, 8 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Đức... cùng với các nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, đã thành lập một "Liên minh Liên Nghị viện về vấn đề Trung Quốc" (IPAC). Hiện tại Liên minh này đã được mở rộng đến 12 quốc gia. Các quốc gia mới được thêm vào gồm Cộng hòa Séc, Ý, Litva và Hà Lan, có hơn 100 nghị sĩ đã tham gia.
Ngày 8/6, ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nói tại trụ sở NATO rằng ông hy vọng 30 quốc gia NATO sẽ hợp tác với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, v.v. để cùng chống lại ĐCSTQ.
Ngày 25/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố tại Diễn đàn Brussels rằng, Mỹ đã chấp nhận đề xuất của Liên minh Châu Âu (EU) về việc thiết lập một cơ chế đối thoại Mỹ - Âu về các vấn đề liên quan đến ĐCSTQ. Hôm 22/6, các nhà lãnh đạo EU đã tổ chức một cuộc họp video kéo dài 6 giờ đồng hồ với Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cuộc họp kết thúc và không mang lại kết quả gì.
Nghị quyết được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 19/6 tuyên bố rằng, nếu ĐCSTQ thực thi Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, EU sẽ kiện ĐCSTQ lên Tòa án quốc tế Hague. Ngày 10/6, EU đã đưa ra một bản báo cáo, cáo buộc ĐCSTQ tuyên truyền thông tin giả về tình hình dịch bệnh. Đầu năm 2020, EU cũng đã có một bản báo cáo chỉ ra rằng ĐCSTQ là tội phạm số một về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của châu Âu.
Các nước bao gồm: Nga - quốc gia lớn nhất ở đại lục Á - Âu, Ấn Độ - quốc gia lớn nhất ở Nam Á, Úc - quốc gia lớn nhất ở châu Úc, Brazil - quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ, Thụy Điển - quốc gia đầu tiên ở phương Tây thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Canada - quốc gia được coi là đất nước thân thiện nhất trong các nước nói tiếng Anh, v.v. hiện đều đang đứng về phía Hoa Kỳ.
Ngày 19/6, Kenya - “người anh em” ở châu Phi của ĐCSTQ đã kháng án và tòa phúc thẩm ra phán quyết cuối cùng rằng hợp đồng Đường sắt Tiêu chuẩn Mombasa - Nairobi thuộc dự án “một vành đai, một con đường" là phạm pháp. Nếu ĐCSTQ không thể tiếp tục "rải tiền" ở Châu Phi, rất nhiều quốc gia châu Phi sẽ đứng về phía Hoa Kỳ.
ĐCSTQ đang rơi vào cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử
Năm 2018, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu; cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ về Trung Quốc ở Hong Kong bắt đầu từ năm 2019; đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào năm 2020 và hiện mưa lũ đang tàn phá 26 tỉnh trên khắp Trung Quốc; cộng với cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ ngày 20/7/1999 đến nay đã kéo dài hơn 21 năm, tất cả những điều này đang khiến ĐCSTQ rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
Trên trường quốc tế, ĐCSTQ không có một người bạn thực sự, còn ở trong nước, chính quyền Bắc Kinh cũng đang chia năm xẻ bảy. Đấu tranh giữa các phe phái gia tộc của các vị lãnh đạo ĐCSTQ, như gia tộc Tập Cận Bình, gia tộc Đặng Tiểu Bình, gia tộc Hồ Diệu Bang, gia tộc Triệu Tử Dương, gia tộc Giang Trạch Dân, gia tộc Hồ Cẩm Đào; giữa quan chức đương nhiệm như gia tộc Bạc Nhất Ba, Trần Di, Vương Chấn… với thế hệ nguyên lão như cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo v.v.; giữa các lãnh đạo đảng và chính phủ; giữa các phe như phe Tập Cận Bình, phe Giang Trạch Dân, phe Đoàn thanh niên, phe các nguyên lão; giữa các phái gồm phái cực tả, phái cải cách, phái cực hữu; các mối quan hệ qua lại này đều trải qua những biến đổi sâu sắc, xuất hiện sự phân rẽ và tổ hợp mới đan xen phức tạp.
Các thế hệ “hồng nhị đại" (tiếp nối thế hệ nguyên lão ĐCSTQ) và “hồng tam đại" (tiếp nối ‘hồng nhị đại’) cũng đang phân rẽ: một bộ phận đi theo các giá trị phổ quát, một bộ phận đi theo phái bảo vệ đảng và một bộ phận tách ra khỏi khỏi vòng tròn chính trị. Mâu thuẫn và xung đột không ngừng xảy ra giữa chính quyền ĐCSTQ đương nhiệm với thế hệ “hồng nhị đại" như ông Nhậm Chí Cường - trùm bất động sản khét tiếng ở Bắc Kinh, ông Trần Bình - Chủ tịch của Hong Kong SUNTV, bà Thái Hà - Giáo sư Học viện Hành chính Quốc Gia, v.v.; với các phần tử tri thức theo phái tự do như ông Hứa Chương Nhuận - Giáo sư luật trường Đại học Thanh Hoa…; và với một số “chư hầu" các địa phương.
Kể từ năm 2013 đến nay, ông Tập Cận Bình đã xét xử hơn 500 quan chức ở các thành phố cấp phó tỉnh của Trung Quốc (cấp bộ) trở lên và các quan chức cấp cao cùng các thế lực chống lưng cho họ, đây đều là kẻ thù không đội trời chung của Tập Cận Bình. Bước vào năm 2020, khi chính sách đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ nhanh chóng tả khuynh, những tiếng hô hào chửi rủa Tập, chống lại Tập, đả đảo Tập, chính biến, binh biến, và yêu cầu Tập từ chức không ngừng vang lên. Thông thường, các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ được tổ chức ít nhất 2 lần mỗi tháng, đôi khi là 3 hoặc 4 lần mỗi tháng, nhưng tháng 6 vừa rồi lại không có cuộc họp nào. Cuộc đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ đang căng thẳng tột độ.
Năm 2004, Epoch Times đã xuất bản một loạt các bài xã luận mang tên "Chín bài bình luận về ĐCSTQ", trong đó tiết lộ bản chất thật sự của ĐCSTQ là phản Thiên, phản Địa, phản nhân loại và phản Thần Phật. Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã áp dụng những chiêu trò lưu manh từng dùng để đàn áp Pháp Luân Công sang bức hại các luật sư nhân quyền, tín đồ Cơ Đốc giáo, người Tân Cương, người Tây Tạng, người Hong Kong, người Đài Loan, quần chúng đi kháng cáo, nhà báo công dân, người tị nạn tài chính, nhà hoạt động dân chủ, giáo sư và sinh viên đại học nói ra sự thật, cựu chiến binh, doanh nhân tư nhân v.v., khiến Trời Đất phẫn nộ, dân chúng oán hận sục sôi.
Ngày nay, từ Trung Quốc đại lục cho đến Hong Kong, Đài Loan, Hoa Kỳ, và các quốc gia khác trên thế giới, ngày càng có nhiều người không tin vào ĐCSTQ, phản cảm, chán ghét, khinh bỉ, muốn tránh xa và cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ. Bức tường lửa của ĐCSTQ đang lắc lư dữ dội và chỉ trực sụp đổ.
Không ai có thể ngăn chặn sự tan rã của ĐCSTQ
Năm nay là kỷ niệm 99 năm thành lập ĐCSTQ. Trong 99 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã làm đủ mọi điều xấu, nợ máu đầm đìa, tội ác tày trời, khó mà viết ra hết.
Tháng 6/2019, Hong Kong đã nổ ra phong trào phản đối Dự luật dẫn độ về Trung Quốc có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Câu khẩu hiệu mà người Hong Kong thường xuyên hô vang trong suốt cuộc biểu tình là "Trời diệt Trung Cộng". Tấm poster với khẩu hiệu này đã trở thành khung cảnh đẹp nhất trong cuộc biểu tình của người dân xứ “Cảng Thơm”. Thậm chí, họ còn viết câu khẩu hiệu này lên khắp mọi nẻo đường Hong Kong. Hình ảnh một người phụ nữ tay cầm biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” đang hét vào họng súng của hắc cảnh đã trở thành biểu tượng có ý nghĩa nhất tượng trưng cho tinh thần chống lại chính quyền bạo lực Bắc Kinh của người dân Hong Kong.
Năm 2020, biểu hiện nổi bật nhất của “Trời diệt Trung Cộng” là ĐCSTQ phải đối mặt với các thảm họa thiên tai liên tiếp không ngừng. Bệnh dịch, mưa lớn, lũ lụt, gió mạnh, sấm sét, mưa đá, bão tuyết vào tháng 6, sạt lở đất, nguy cơ vỡ đập, dịch châu chấu, cúm lợn, động đất, dịch hạch, v.v. đồng loạt tấn công Trung Quốc.
Tháng 8/2019, cậu bé Ấn Độ Abhigya Anand đã dự đoán chính xác về việc virus Corona Vũ Hán bùng phát, và tháng 4 năm nay cậu lại dự đoán rằng tháng 12/2020 dịch bệnh sẽ bùng phát nghiêm trọng hơn cả lần trước. Hôm 6/7, ông Danny Altmann, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London, cho biết đợt bùng phát thứ hai của dịch virus Corona Vũ Hán sẽ đến, hơn nữa nó sẽ "vô cùng, vô cùng đáng sợ". Đợt đại dịch tiếp theo có khả năng mang lại tai họa tột đỉnh cho ĐCSTQ.
Năm 2020 sẽ là năm kết thúc cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chính và tà, giữa Thần Phật và ma quỷ: những người đứng về phía Thần Phật sẽ chiến thắng; những kẻ đứng về phía ác ma ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô Thần ắt sẽ thất bại; không ai có thể ngăn chặn sự giải thể và diệt vong của ĐCSTQ.
Trước khi “tập cuối” được công bố, tất cả mọi người trên thế giới đều phải đối mặt với sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết: hoặc chọn đứng về phía thiện lương, phía chính nghĩa, phía của Thần hoặc chọn đứng về phía ác ma ĐCSTQ.
Tôi chân thành hy vọng rằng tất cả mọi người dân Trung Quốc và người dân thế giới vẫn còn giữ được lương tri có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Lý Tịnh
Theo Epoch Times
Tác giả: Wang Youqun (Vương Hữu Quần)
Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Đăng theo NTDVN