Việc Trung Quốc gây ra đại dịch Vũ Hán khiến cả thế giới đang gánh chịu hậu quả tang thương, tính đến nay có hơn 2 triệu người nhiễm bệnh và hơn 130,000 ca tử vong. Đây là tội ác đối với toàn nhân loại.
Hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt với đơn kiện lớn nhất trong lịch sử, e rằng toàn bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – Đảng lãnh đạo độc tài tại Trung Quốc không thể nào gánh vác được.
Tuy phải đối mặt với làn sóng phản đối từ khắp nơi, Trung Quốc vẫn không thay đổi cách hành xử hung hăng vốn đã là bản chất, cố hữu tư duy “biến đau thương thành hỉ sự”, thực hiện những hành động như: cho tàu vũ trang quấy nhiễu biển đông, kiềm chế lưu lượng sông Mê Kông, vơ vét và bán vật tư y tế chống dịch,.…
Từ khi Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc – THDQ) mất ghế tại Liên Hiệp Quốc năm 1971 (bị thay thế bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa – CHNDTH), đa số các nước có chủ quyền đã quay sang công nhận ngoại giao đối với CHNDTH, coi nó là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là sự công nhận của Mỹ năm 1979 (Dù quan hệ 2 nước Đài-Mỹ vẫn luôn rất tốt đẹp).
Năm 2019, quốc gia này vẫn giữ các quan hệ ngoại giao rất chính thường với 14 nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và tòa thánh Vatican, trên thực tế họ vẫn mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Những cơ quan như Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc và Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan đang hoạt động “trên thực tế” như những đại sứ quán, dù không có được đặc quyền ngoại giao theo luật: Họ không thể cung cấp bất kỳ sự bảo vệ lãnh sự nào và các nhân viên của họ cũng không có được bất kỳ quyền miễn trừ ngoại giao nào. Trụ sở của văn phòng vẫn được đặt tại nước chủ nhà.
Chính phủ Đài Loan trong quá khứ từng coi mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, cũng như những lãnh thổ cũ của họ. Lập trường này đã bắt đầu bị quên lãng từ đầu thập niên 1990, chuyển sang thành không tranh chấp về vị thế hợp pháp với việc CHNDTH cai quản đại lục Trung Quốc, dù những tuyên bố chủ quyền của Đài Loan vẫn chưa được rút lại thông qua việc sửa đổi hiến pháp. Các nhóm khác nhau có những quan niệm khác nhau về tình trạng chính trị thực tế hiện tại của Đài Loan.
Vào ngày 25/10/1971, trong một sự đảo chiều bất ngờ trước cam kết lâu dài của mình đối với chính phủ Đài Loan và chính sách không công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), các đại diện ngoại giao của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu Trung Quốc trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Mặc cho sự phản đối từ phía Mỹ, Đài Loan vẫn bị trục xuất.
Quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc kể từ đó đã phát triển mạnh mẽ, nổi bật là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon vào năm 1972. Điều này cho thấy quan hệ ngoại giao Mỹ – Đài Loan trở nên nguội lạnh một cách rõ ràng, mặc dù Mỹ vẫn công khai thừa nhận rằng họ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công.
Lý do cho sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của Mỹ là không khó để nhận ra. Mỹ đã đánh giá các mối quan hệ với Trung Quốc cao hơn cam kết lịch sử đối với Đài Loan. Lợi ích của Mỹ trong việc được Trung Quốc giúp đỡ giải quyết tình hình tồi tệ ở Việt Nam; sử dụng ảnh hưởng của Mỹ đối với Trung Quốc để chống lại Liên Xô và mong muốn có được các mối quan hệ kinh tế béo bở với Trung Quốc,… là những yếu tố tác động đến quyết định của Mỹ.
Hiện Donald Trump đang phải vất vả để đối phó với Đảng Dân Chủ giữa lúc đại dịch hoành hành, do đó nếu như nước Mỹ vẫn không nhìn ra tử huyệt chính yếu của ĐCSTQ, thì sẽ mất nhiều tâm sức cho việc duy trì an toàn cho Mỹ. Phương Tây không nhìn ra điều căn bản này thì cũng sẽ phân tán và dàn mỏng sức mạnh, khó lòng có biện pháp hữu hiệu.
Đối với Trung Quốc mà nói, người dân đang bị kiểm soát bởi một chính phủ độc tài. Tất cả những áp lực về kinh tế, chính trị, quân sự, đều được trút lên đầu người dân. Điều này gián tiếp gây ra sự đối đầu của thế giới và 1,4 tỷ người Trung Quốc, có thể nói là tòa án quốc tế sẽ phải sứt đầu mẻ trán.
Trung Quốc hiện nay đã trở nên đơn độc. Sau dịch bệnh Vũ Hán, các đồng minh thân cận cũng đã ăn quả đắng, từ đó nhận ra bản chất và bày tỏ thái độ chán ghét đối với kẻ độc ác là ĐCSTQ.
Muốn kết thúc sự cai trị độc tài và đưa thế giới yên bình trở lại, cách tốt nhất là hãy đảo ngược lại quyết định lịch sử: Tái công nhận Đài Loan. Để Đài Loan là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc và hội đồng thường trực Liên Hiệp Quốc.
Nếu Đài Loan được công nhận vai trò lịch sử của mình, những giá trị phổ quát của người dân nơi đây sẽ mang lại cho thế giới thấy một mẫu hình đúng đắn và đầy trách nhiệm của một quốc gia Trung Hoa đúng nghĩa.
Nếu điều đó xảy ra, hình ảnh người Trung Hoa sẽ được phục hồi.
Chính phủ Đài Loan đã nhiều lần thực thi sự cứng rắn của mình với Nhật Bản và giành được sự tôn trọng của Quốc gia này. Tương lai gần, Đài Loan có thể đòi lại được Điếu ngư đài.
Chính phủ Đài Loan cũng sẽ yêu cầu Nga trả lại vùng lãnh thổ đã cưỡng đoạt năm 2004.
Thực tế chứng minh rằng:
Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan nhận được tư cách quan sát viên với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Sự hỗ trợ tích cực của Mỹ dành cho Đài Loan về việc gia nhập WHO là một điển hình cho thấy các chính sách ngày càng thắt chặt đối với Trung Quốc của chính quyền Donald Trump.
Thể hiện của Đài Loan trên Quốc tế cũng rất xứng với những gì người dân mong đợi. Họ coi trọng người dân, tích cực ngăn chặn đại dịch Vũ Hán, khiến cả thế giới thán phục.
Đài Loan tung ra một loạt ít nhất 124 biện pháp trong 5 tuần gần đây để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với phản ứng nhanh, dứt khoát và minh bạch. Họ đã tránh được tình huống phải phong tỏa mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên diện rộng giống Trung Quốc và nhiều nước khác.
Nhờ công tác chống dịch hiệu quả, Đài Loan đã bắt đầu quyên góp khẩu trang, thiết bị y tế và nhiều hỗ trợ khác giúp các nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Vũ Hán trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã ca ngợi Đài Loan. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu nói rằng Liên minh châu Âu rất biết ơn những nỗ lực và cử chỉ đoàn kết của Đài Loan. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng gọi Đài Loan là một người bạn thực sự.
Với những gì đang xảy ra, Đài Loan đã chứng minh cho người dân Trung Quốc và thế giới rằng họ thật sự có thể chịu trách nhiệm với người dân của mình và cộng đồng thế giới.
Trung Quốc sẽ không lừa dối người dân được nữa. Người dân Trung Quốc cũng sẽ nhận thức ra được điều họ cần là một chính quyền dân chủ có trách nhiệm.
Khi đó, con đường giải thể ĐCSTQ sẽ diễn ra theo cách hòa bình nhất có thể.
Việt Anh (theo Tinh Hoa)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT)