Hôm 3/3 nghị viên đảng Dân chủ ở Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cải cách bầu cử HR1, gọi là “Đạo Luật Vì Nhân dân”, nhưng thực tế đây là dự luật của đảng Dân chủ. HR1 sẽ thay đổi cơ bản và vĩnh viễn hệ thống bầu cử và hệ thống dân chủ của Mỹ. HR1 có 37 điều chính để đảm bảo rằng Đảng Dân chủ sẽ không bao giờ thua trong bất kỳ cuộc bầu cử nào, theo Vission Times.
Hiện dự luật “Vì nhân dân” dài 791 trang đang chờ bỏ phiếu thông qua tại Thượng viện, nơi Đảng Dân chủ cũng chiếm đa số .
Theo Breibart News Network, vẫn có một số điều khoản trong dự luật HR1 không có tranh chấp giữa hai bên, chẳng hạn như tạo điều kiện bỏ phiếu cho cử tri khuyết tật, cải thiện an ninh bầu cử và đảm bảo rằng tất cả các máy bỏ phiếu được sử dụng trong cuộc bầu cử được sản xuất tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, đạo luật này có nhiều quy định có lợi hơn cho Đảng Dân chủ, chẳng hạn như nó sẽ làm suy yếu quyền lực của các tiểu bang, mở rộng các phiếu bầu gửi qua thư, không có ảnh nhận dạng, “nhận phiếu bầu” không giới hạn, quyền bỏ phiếu cho người nước ngoài bất hợp pháp, trong đó còn cả điều cấm cựu tổng thống Trump tham gia tái tranh cử tổng thống.
Breibart News đã tổng hợp 37 điều khoản chính trong dự luật HR1 phần lớn nghiêng về lợi ích của Đảng Dân chủ. Một khi Dự luật này được thông qua ở Thượng viện và trở thành luật chính thức, nó có thể đảm bảo rằng Đảng Dân chủ sẽ không bao giờ thua trong bất kỳ cuộc bầu cử nào và hai viện Quốc hội và tổng thống sẽ luôn nằm trong tay Đảng Dân chủ.
Dưới đây là 37 điều khoản có lợi cho Đảng Dân chủ:
1. Liên bang sẽ kiểm soát các cuộc bầu cử Quốc hội
Dự luật đặt ra quy tắc: “Quốc hội có quyền hạn rộng rãi trong việc quy định thời gian, địa điểm và phương thức bầu cử Quốc hội”.
Nhưng trên thực tế quy định này là vi hiến, vì hiến pháp trao cho các bang quyền tổ chức bầu cử và chỉ cho phép Quốc hội “đưa ra hoặc sửa đổi các quy định như vậy”. Các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đang cố gắng “diễn giải” điều khoản hiến pháp này càng nhiều càng tốt, để quyền lực liên bang chiếm ưu thế hơn các bang.
2. Luật tuyên bố “các tiểu bang và địa phương đã làm xói mòn quyền bỏ phiếu”
Dự luật tuyên bố rằng những quy định cũ như cư trỉ bỏ phiếu phải có giấy tờ tùy thân có ảnh, các thủ tục đăng ký cử tri quá “rườm rà”, xóa bỏ đăng ký cử tri không đủ tiêu chuẩn, hạn chế bỏ phiếu qua thư, cấm người phạm trọng tội bỏ phiếu và chính quyền tiểu bang và thành phố tham gia vào tiến trình bầu cử để đảm bảo tính công bằng và toàn vẹn của cuộc bầu cử đã “làm xói mòn quyền bỏ phiếu”.
Đự luật HR1 cũng gọi những quy định này là biểu hiện của “phân biệt chủng tộc” và “phân biệt chủng tộc có hệ thống”.
3. Thách thức đối với Đạo luật HR1 chỉ giới hạn trong hệ thống tòa án liên bang ở Washington DC
Hệ thống tòa án ở Washington DC đều thân thiết với Đảng Dân chủ, vì thế quy định này giảm thiểu cơ hội mang lại những thách thức pháp lý cho phía Đảng Cộng hòa.
4. Đăng ký cử tri được thực hiện tự động hoặc có thể đăng ký trực tuyến
Dự luật yêu cầu mỗi bang đảm bảo rằng “tất cả công dân đủ điều kiện đều được đăng ký và có thể bỏ phiếu cho các vị trí trong chính phủ liên bang”, trừ khi ai đó yêu cầu từ chối đăng ký. Dự luật cũng yêu cầu các tiểu bang cung cấp đăng ký cử tri trực tuyến và không được yêu cầu cử tri đăng ký các số khác với bốn chữ số cuối của số an sinh xã hội của người nộp đơn.
5. Bảo vệ những người nước ngoài bất hợp pháp đã đăng ký bỏ phiếu khỏi bị truy tố
6. Thông tin cá nhân có thể được thay đổi tại điểm bỏ phiếu
Đăng ký cử tri có thể được thực hiện vào ngày bầu cử
8. Ngăn chặn các tiểu bang loại bỏ những cử tri không đủ tiêu chuẩn khỏi danh sách cử tri
9. Đăng ký bỏ phiếu cho trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi
Dự luật yêu cầu các bang cho công dân từ 16 tuổi trở lên đăng ký , ngay cả khi họ chưa có quyền bỏ phiếu.
10. Nghiêm cấm công bố thông tin sai lệch
Dự luật xác định rằng “công bố thông tin sai lệch” sẽ cấu thành tội liên bang, có thể bị phạt tới 5 năm tù.
11. Giảm tài trợ cho nhà tù của chính phủ tiểu bang trừ khi họ đăng ký quyền bỏ phiếu cho các tội phạm cũ
12. Yêu cầu bỏ phiếu sớm
Dự luật bắt buộc các bang cho phép bỏ phiếu sớm và ngày bắt đầu bỏ phiếu sớm không được muộn hơn 15 ngày trước ngày bầu cử, và thời gian bỏ phiếu phải có 10 giờ mỗi ngày.
13. Bỏ phiếu qua thư được triển khai trên toàn quốc không cần chứng minh thư có ảnh
Có thể yêu cầu chữ ký từ người nộp đơn cho một lá phiếu gửi qua thư, nhưng không cần nhân chứng ký tên, và một khi một người nộp đơn cho một lá phiếu qua thư, người đó có quyền bỏ phiếu qua đường bưu điện mãi mãi.
14. “Thu nhận phiếu bầu” không giới hạn
Dự luật yêu cầu các bang cho phép cử tri chỉ định bất kỳ ai gửi các lá phiếu vắng mặt đã được chọn và niêm phong đến bưu điện, hoặc điểm bỏ phiếu, tòa nhà hoặc văn phòng bầu cử được chỉ định để nhận phiếu bầu.
15. Cho phép bỏ phiếu trong vòng 10 ngày sau ngày bầu cử
16. Chính quyền tiểu bang và địa phương trả phí bưu điện cho việc gửi phiếu bầu
17. Cấm các quan chức bầu cử tiểu bang vận động cho các cuộc bầu cử liên bang
18. Tạo một “Điều phối viên bỏ phiếu trong khuôn viên trường” các trường đại học
19. Yêu cầu các bang xóa yêu cầu mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh
20. Để hộp phiếu bầu cho người vắng mặt trong 45 ngày
21. Bỏ phiếu ở lề đường
22. Khôi phục các cuộc thanh tra của liên bang đối với các tiểu bang theo Đạo luật về Quyền bỏ phiếu
23. Khuyến khích Washington DC thành lập một tiểu bang và có cơ quan đại diện lãnh thổ
Điều này cho phép Đảng Dân chủ tăng số ghế tại Thượng viện và Hạ viện.
24. Bản đồ các khu vực bầu cử do quốc hội kiểm soát thông qua một ủy ban liên bang”độc lập”
25. Thành lập “Ủy ban quốc gia bảo vệ hệ thống dân chủ Mỹ”
Ủy ban sẽ bao gồm mười thành viên, trong đó đảng đa số chiếm sáu và đảng thiểu số chiếm bốn, do đó Đảng Dân chủ sẽ luôn kiểm soát ủy ban.
26. Các yêu cầu báo cáo mới đối với công ty
Dự luật hạn chế đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) là một kênh tiềm năng đóng góp cho các siêu PAC (ủy ban hành động chính trị) trong nước.
27. Ứng viên được yêu cầu báo cáo những “liên hệ người nước ngoài”
28. Yêu cầu công bố thông tin mới đối với các công ty
Các công ty chi hơn 10.000 đô la trong chu kỳ bầu cử phải nộp các báo cáo chi tiết, bao gồm cả các khoản chi tiêu độc lập không liên quan đến các hoạt động tranh cử.
29. Giám sát quảng cáo chính trị trực tuyến
30. Trục xuất “người nước ngoài” vi phạm luật bầu cử
31. Loại bỏ các hạn chế đối với các mục tiêu IRS (Sở thuế vụ Mỹ)
Dự luật dường như lật ngược các quy định hạn chế IRS nhắm mục tiêu vào các tổ chức được miễn thuế và các nhà tài trợ của họ, được áp dụng sau vụ bê bối IRS năm 2013, khi đó các tổ chức thiên hữu bị kiểm tra gắt gao đối với việc xin miễn giảm thuế.
32. Công kích vào “công đoàn của công dân” và quyền tự do ngôn luận của các công ty
33. Cho phép thẻ quà tặng và hoàn trả các khoản đóng góp chính trị
34. Cho phép các chính trị gia sử dụng quỹ tranh cử cho các mục đích cá nhân
35. Thay đổi Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) thành một tổ chức đảng
36. Thay đổi quy tắc xung đột lợi ích để cấm cựu tổng thống Donald Trump tái tranh cử tổng thống
37. Thay đổi các quy tắc của FEC để yêu cầu cựu tổng thống Trump (hoặc các ứng cử viên tổng thống khác) cung cấp bản khai thuế.
Theo ĐKN