Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với ĐCSTQ

Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với ĐCSTQ

Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với ĐCSTQ

Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với ĐCSTQ

Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với ĐCSTQ
Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với ĐCSTQ
Thứ năm, 09-01-2025 00:14, (GMT+07:00)
Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với ĐCSTQ
12-08-2020 10:12

Trước và sau khi ký kết Hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một vào tháng 1 năm nay, do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và xử lý không đúng cách khiến virus lây lan khắp thế giới. Hoa Kỳ đã trở thành một trong những quốc gia có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ cũng có chuyển biến mạnh mẽ và đang trên bờ vực tách rời toàn diện. Hôm 14/5 theo giờ Đông Mỹ, Tổng thống Trump đã nói trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi có thể làm rất nhiều việc, chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ (cut the whole relationship)".

Ngay cả trước khi virus Corona Vũ Hán xuất hiện, do sự bất đồng cực đại về các vấn đề thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai bên đã rất khó để đạt được thỏa thuận sơ bộ. Vì ĐCSTQ lo sợ rằng việc không đạt được thỏa thuận sẽ dẫn đến bất ổn chính trị, nên cuối cùng họ đã nhượng bộ Mỹ vài phần.

Hội nghị Osaka Trump - Tập

Sau khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đi vào bế tắc hồi tháng 5/2019, hai bên đã có nhiều động thái trong các lĩnh vực như thuế quan... và quan hệ song phương nhanh chóng trở nên lạnh nhạt.

Ví dụ vào tháng 6 năm đó, Hoa Kỳ đã đưa 5 công ty Trung Quốc vào danh sách quản chế xuất khẩu an toàn quốc gia, bao gồm Công ty Sugon, Viện nghiên cứu Kỹ thuật Điện toán Vô Tích Giang Nam và Công ty Hải Quang... ĐCSTQ sau đó đã quyết định tăng thuế chống bán phá giá đối với các công ty Mỹ có liên quan đến ống thép liền mạch có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu từ 14,1% lên 147,8%. Bắc Kinh còn đưa ra cảnh báo du học số 1 năm 2019 đối với các du học sinh tại Hoa Kỳ.

Tình trạng này tiếp diễn cho đến ngày 29/6, khi Tổng thống Mỹ Trump và Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, hôm đó trời mưa âm u không dứt.

Cuốn sách "Superpower Showdown" (Được viết bởi 2 phóng viên của The Wall Street Journal; tạm dịch là “Trận đấu giữa các siêu cường quốc") viết rằng, lần này ông Tập đã không chuẩn bị một danh sách dài các cải cách và nhượng bộ.

Khi cuộc hội đàm kéo dài 80 phút bắt đầu, ông Tập Cận Bình đã cứng rắn nói với ông Trump: "Trước khi nói về thương mại, chúng ta hãy nói về kiểu mối quan hệ mà chúng ta muốn". Ông Tập ám chỉ rằng, nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc (ĐCSTQ) là đối tác, thì họ nên cố gắng để đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu hai nước coi nhau là kẻ thù, thì không cần phải tìm kiếm thỏa thuận, vì điều đó sẽ không lâu dài.

 

Ông Tập Cận Bình đã vạch ra mối quan hệ song phương tốt nhất mà ông có thể hình dung ra được, đó là mối quan hệ song phương dựa trên "sự phối hợp, hợp tác và ổn định". Nói cách khác, nếu cả hai bên là đối tác, Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ về thương mại và các vấn đề khác đang quấy nhiễu Washington, như Triều Tiên (vấn đề hạt nhân).

Ông Trump đã không bác bỏ tuyên bố của ông Tập về mối quan hệ song phương, nhưng Hoa Kỳ lại thích cách nói “mang tính xây dựng nhưng chú trọng kết quả” hơn. Ông Trump đang tập trung vào việc khiến ông Tập Cận Bình đảm bảo kết quả, đặc biệt là trên phương diện mua thêm đậu nành và các mặt hàng khác. Tập Cận Bình cho biết ông sẽ xem xét yêu cầu tăng mua hàng, nhưng Hoa Kỳ phải hiểu rằng mua hàng cũng cần sự hợp lý. Ông Tập sẽ không đưa ra cam kết chắc chắn về điều này.

Ông Trump gây áp lực một lần nữa bằng cách nói khác: "Ông sẽ mua số lượng lớn. Đây là cách hiểu của chúng tôi". Ông Tập Cận Bình trả lời: "Chúng tôi sẽ lập kế hoạch chi tiết".

Mỹ và Trung Quốc có cách nghĩ khác nhau.

Tổng thống Trump yêu cầu ĐCSTQ tiếp tục mua các sản phẩm nông nghiệp trong năm đó, nhưng theo quan điểm của ĐCSTQ thì đây là một điểm yếu của Hoa Kỳ, và đó cũng là một cách để gây áp lực lên Trump để khiến Hoa Kỳ nhượng bộ và miễn trừ thuế quan đối với vấn đề Huawei. Còn đối với ông Trump, một lý do rất quan trọng trong việc tại sao phải mua sản phẩm nông nghiệp, đó là vì nhóm giao dịch thương mại của ông coi việc mua hàng là thước đo xem liệu Trung Quốc (ĐCSTQ) có thực hiện các giao dịch lớn hơn không. Nếu Trung Quốc (ĐCSTQ) không tăng lượng mua vào thì tại sao Hoa Kỳ lại phải tin rằng Bắc Kinh sẽ tiến hành những thay đổi cơ cấu khó khăn hơn cho nền kinh tế của họ?

Trong cuộc họp đó, ngược lại, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Huawei. Ông Trump cũng trả lời giống cách mà ông Tập đã nói về việc mua các sản phẩm nông nghiệp, đó là không đưa ra cam kết chắc chắn, nghe có vẻ đáng để hy vọng nhưng cũng khá mơ hồ. Không có cam kết chắc chắn, nhưng không từ chối thẳng thừng. Cả hai bên có thể tự làm theo ý mình.

 

Trong một cuộc họp báo sau đó, Tổng thống Trump tuyên bố đã giành thắng lợi. Ông nói rằng cuộc đàm phán đang diễn ra rất suôn sẻ và Hoa Kỳ sẽ đình chỉ vô thời hạn bất kỳ việc tăng thuế nào. 

Mặc dù các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã bình luận rất tích cực, nhưng một số người bên phía Trung Quốc lo ngại rằng có lẽ hoặc là ông Trump đã hiểu sai những gì ông Tập Cận Bình nói khi bàn về việc mua nông sản, hoặc là ông đang cố gắng buộc ĐCSTQ chấp nhận tuyên bố của ông. Khi kết thúc hội nghị, ông Trịnh Trạch Quang (Zheng Zeguang), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã cố gắng làm rõ với phía Hoa Kỳ rằng ông Tập không hứa sẽ tăng mua nông sản, nhưng những lời của ông Trịnh đã bị các quan chức thương mại cấp cao của Mỹ phớt lờ.

Trump - Tập phân tranh, quan hệ Mỹ - Trung xấu đi

Những suy nghĩ bất đồng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về cam kết của ông Tập Cận Bình ở Osaka đã rất nhanh trở thành một chiến tuyến khác giữa hai nước. Hội nghị thượng đỉnh Osaka không những không làm giảm căng thẳng, ngược lại còn làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Trong những tháng tiếp theo, ĐCSTQ đã không tăng mua sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ.

Đối với Washington, việc Bắc Kinh một lần nữa không mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được xem là hành vi ác ý, tương tự như hành vi lật mặt về vấn đề dự thảo hiệp định thương mại hồi tháng 5 của Trung Quốc (ĐCSTQ). Mặc dù các quan chức thương mại cấp cao của Mỹ thừa nhận rằng, ông Trump chưa có được cam kết của ông Tập ở Osaka, nhưng họ quả quyết rằng trong các cuộc gọi sau đó giữa Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He), phía Trung Quốc đã hứa sẽ sớm mua lượng hàng lớn. Họ đã báo cáo cách hiểu của mình với Tổng thống Trump, qua đó chứng minh rằng suy đoán của Tổng thống Trump về việc Trung Quốc (ĐCSTQ) không muốn đạt được thỏa thuận là đúng.

 

Sau nhiều lần nhắc nhở thất bại, vào ngày 1/8/2019, ông Trump bất ngờ tweet rằng ông sẽ tăng 10% thuế quan đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại từ ngày 1/9.

Đến ngày 23/8, ĐCSTQ cũng tuyên bố sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Mỹ. Ông Trump đã trả lời vào ngày 24 rằng, mức thuế 10% đánh vào 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9 trước đó đã được nâng lên 15%, và từ ngày 1/10, 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị đánh mức thuế 25% trước kia sẽ được nâng lên 30%.

Đồng thời, ông Trump "ra lệnh ngay tại chỗ" rằng tất cả các công ty Mỹ ở Trung Quốc "rút khỏi Trung Quốc ngay lập tức và bắt đầu tìm kiếm các phương án thay thế”.

Những lời của Tổng thống Trump đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán của đại lục. Vào ngày 24/8/2019, thị trường chứng khoán đại lục giảm mạnh và chỉ số Thượng Hải giảm 2100 điểm.

Vào ngày 6/9, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tài chính vào ngày 16/9/2019 (một chính sách tiền tệ để tăng cung tiền, giải phóng thanh khoản và kích thích tăng trưởng kinh tế).

Cuộc đối đầu giữa các Ủy viên ban Thường vụ ĐCSTQ

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục trượt dốc, ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính trị, và ông Tập đã sẵn sàng thảo luận về giải pháp cuối cùng cho cuộc chiến thương mại. Tại cuộc họp, các quan chức phái kinh tế thiết thực và một số Ủy viên Bộ Chính trị đã cảnh báo tình hình kinh tế tồi tệ hơn cuộc họp lần trước. Họ thừa nhận rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến điều này là do chiến tranh thương mại.

Có tin đồn rằng trong cuộc họp, ông Lý Khắc Cường (Li Keqiang), Thủ tướng Trung Quốc, nói rằng nếu chiến tranh thương mại còn tiếp tục thì ông Trump có khả năng sẽ mất chức nhưng chính quyền ĐCSTQ cũng có thể theo đó mà bị lung lay.

Lần này, ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) - Bí thư thứ nhất Ban Bí thư ĐCSTQ, và những người ban đầu ủng hộ cuộc đối đầu với Hoa Kỳ, cũng khó có thể phản đối. Cũng có những người tham dự cho rằng, trước tiên nên ký kết thỏa thuận theo giai đoạn với Mỹ, sự tồn vong của chế độ mới là ưu tiên hàng đầu. Sau khi ký xong thì tuân thủ đến đâu là tùy thuộc vào ĐCSTQ, như vậy sẽ lại có thêm vài năm nữa. Chỉ cần ĐCSTQ được trao thêm 10 năm nữa, thì Hoa Kỳ sẽ không còn có thể áp chế ĐCSTQ nữa.

 

Cuối cùng, Bộ Chính trị ĐCSTQ đã biểu quyết thông qua việc tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ, quyết định ký kết thỏa thuận càng sớm càng tốt.

Đến tháng 9, thái độ cứng rắn của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ đã thay đổi.

Vào ngày 5/9, ông Lưu Hạc và Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Lighthizer cùng Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Mnuchin đã thống nhất qua điện đàm rằng, vòng thứ 13 của cuộc đàm phán kinh tế và thương mại cấp cao Trung - Mỹ sẽ được tổ chức tại Washington vào đầu tháng 10.

Vào ngày 11/9, Quốc vụ viện ĐCSTQ đã công bố danh sách đầu tiên gồm 16 mặt hàng của Hoa Kỳ được cắt bỏ mức thuế đã tăng trước đó như tôm, dầu nhờn và bột whey chế biến thức ăn chăn nuôi…, thời gian được miễn trừ là từ ngày 17/9/2019 đến ngày 16/9/2020.

Vào ngày 11/9, Tổng thống Trump tuyên bố trên Twitter rằng theo thỉnh cầu của ông Lưu Hạc và vì ngày 1/10 là lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ĐCSTQ, nên như một cử chỉ thiện chí, ông đã thay đổi mốc thời gian tăng thuế của 250 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ (số hàng tăng thuế từ 25% lên 30%), dự kiến ​​ban đầu là từ ngày 1/10 chuyển thành ngày 15/10.

Lý Khắc Cường tiên phong trong việc phát tín hiệu cầu hoà với Hoa Kỳ

Phóng viên của The Wall Street Journal cho rằng ông Myron Brilliant, Phó chủ tịch điều hành và là người phụ trách các vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC), là một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đầu tiên nhận ra sự thay đổi thái độ của Bắc Kinh nhằm đạt được thỏa thuận. Một phái đoàn kinh doanh do ông dẫn đầu đã ​​gặp ông Lý Khắc Cường vào ngày 10/9 năm ngoái. Trước sự leo thang gần đây trong các va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Brilliant dự đoán rằng ông Lý Khắc Cường sẽ gửi một thông điệp cứng rắn.

Tuy nhiên, ông Lý lại cam đoan với Hoa Kỳ rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tiếp tục mở cửa thị trường, đặc biệt là ngành dịch vụ và chào đón thêm các gói đầu tư của Hoa Kỳ. Ông Brilliant nói với ông Lý rằng ông muốn coi quan hệ song phương là một "chiếc ly đầy một nửa" (glass half-full), chứ không phải "chiếc ly rỗng một nửa" (glass half-empty).

Ông Lý đã thực hiện một hành động, đó là rót trà vào cốc và nhấn mạnh: "Nó đầy hơn một nửa" (It’s more than half full).

 

Những biểu hiện sau đó của ông Tập Cận Bình cũng đã chứng minh điều này.

Theo báo cáo, vào ngày 22/11/2019, ông Tập Cận Bình đã gặp gỡ một nhóm tinh anh bên phía Mỹ tại Diễn đàn kinh tế mới Bloomberg ở Bắc Kinh, bao gồm cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson.

Hôm đó, ông Tập đã đàm luận về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và nói: "Tôi hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu với Mỹ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau". Vào thời điểm đó, truyền thông Hong Kong đã phân tích rằng biểu hiện này có thể hiểu là ĐCSTQ đang cầu hoà với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ông Tập cũng nói với phía Hoa Kỳ rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đi "con đường đúng đắn" và rằng "Xét theo tiến trình này, tại sao chúng ta phải thay đổi chính sách mà chúng ta đang thực hiện?".

Vào ngày 13/12 năm ngoái, Hoa Kỳ và Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã đạt được thỏa thuận văn bản của Hiệp định kinh tế và thương mại giai đoạn đầu.

Ông Tập lại gặp ông Shinzo Abe, đưa ra câu trả lời mang tính phòng thủ

Hai ngày trước Giáng sinh 2019, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ăn tối cùng nhau tại Bắc Kinh. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa hai người sau G20. Theo nguồn tin nội bộ, hôm đó ông Abe nói rằng ông hy vọng thỏa thuận giai đoạn đầu (Mỹ - Trung) sẽ khuyến khích Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục tự do hóa nền kinh tế. Ông Abe cũng nói rằng cuộc tấn công thương mại của Mỹ nhằm vào Nhật Bản trong những năm 1980 và 1990 đã khiến nền kinh tế Nhật Bản cởi mở hơn.

Tập Cận Bình trả lời một cách phòng thủ rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở một cách đáng kể và nói rằng cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy môi trường kinh doanh ở Trung Quốc đã được cải thiện.

Đằng sau giai đoạn đầu của Hiệp định thương mại Mỹ - Trung

Vào ngày 15/1/2020, Hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một đã được ký bởi Tổng thống Trump và đại diện Trung Quốc là Phó Thủ tướng Lưu Hạc.

Thỏa thuận sơ bộ bao gồm 7 hạng mục chính, đó là mua sản phẩm của Hoa Kỳ, giảm miễn thuế, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính, biện pháp tiền tệ và giải quyết tranh chấp, nhưng trong đó chưa bao gồm vấn đề ĐCSTQ trợ cấp cho các công ty Trung Quốc, các rào cản thương mại kỹ thuật số và các vấn đề cải cách chính sách kinh tế khác.

Phóng viên của tờ The Wall Street Journal cho rằng, về cơ bản, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trao cho các quan chức thương mại cấp cao của Mỹ những gì họ muốn nhất. Đối với Tổng thống Trump, điều này có nghĩa là mua hàng; đối với ông Mnuchin, điều đó có nghĩa là cuối cùng cũng xác nhận rằng Bắc Kinh sẽ không lợi dụng các chính sách tỷ giá để mưu lợi cho các nhà xuất khẩu của họ; đối với ông Lighthizer, điều này có nghĩa là sẽ chấp hành các biện pháp (cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định).

Ông Larry Kudlow, Cố vấn Kinh tế cấp cao nhất của Nhà Trắng, nói: "Họ (ĐCSTQ) sẽ không dừng việc trợ cấp cho các ngân hàng quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước của họ". "Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể đạt được thỏa thuận theo cách mà giúp cả hai nước đều có lợi, đây là lời nguyên gốc của ông Trump".

Nhưng chỉ vẻn vẹn vài tháng sau, trận đại dịch Viêm phổi Vũ Hán lan rộng khắp thế giới đã thay đổi quan điểm của Tổng thống Trump về ĐCSTQ.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal hôm 17/6 theo giờ Đông Mỹ, Tổng thống Trump nói: "Không, tôi thấy rằng thỏa thuận thương mại này rất tốt. Nhưng kể từ khi chúng ta bị lây nhiễm virus Trung Quốc (virus Corona Vũ Hán), tôi đã có cảm giác khác về tất cả mọi thứ liên quan đến Trung Quốc".

Vào ngày 18/6 theo giờ địa phương, ông Trump đã tweet như sau: "Trong mọi điều kiện, việc cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với Trung Quốc chắc chắn là một trong những lựa chọn chính sách (của Mỹ)".

Đông Phương - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP