Màu sắc trong son môi cũng giống như màu của các loại mỹ phẩm trang điểm khác: chúng chủ yếu là các oxit kim loại. Bạn thường nghe nói “ăn son là ăn cả kim loại nặng”, nhưng thực chất đó là “phẩm màu”. Chừng nào bạn còn sử dụng thì nó vẫn có thể bị nuốt vào bụng.
Yêu cái đẹp là bản chất tự nhiên của phụ nữ, và một đôi môi đỏ tươi, căng mọng quyến rũ, lại càng quan trọng với phái đẹp. Xét về lượng bán ra, son môi là một trong những mỹ phẩm có lượng tiêu thụ lớn nhất trên thị trường, thậm chí còn có thuyết “Kinh tế son môi”.
Về chủng loại thì vô cùng đa dạng, loại phổ biến nhất thường là son có nhiều độ ẩm, son chống khô môi vào mùa đông, ngoài ra còn có son bóng, son dưỡng, son dưỡng đổi màu… cùng vô vàn các loại màu sắc khác nhau. Trong đó, màu son đỏ luôn được xem là “nữ hoàng” không thể thay thế trong việc trang điểm.
Có hàng trăm loại son môi, ngoài màu sắc, thành phần và độ ẩm đa dạng, lớp son lâu trôi và khả năng thay đổi màu tự động cũng là những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Làm thế nào để son có những đặc tính này? Làm thế nào để son không trôi và tại sao son đổi màu? Bài viết này sẽ tiết lộ bí mật về son môi cho bạn!
Son môi được làm bằng gì?
Trước khi đi sâu vào phân tích về son, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu 2 thành phần chính của nó.
Đầu tiên: Dầu - dùng để ngăn chặn việc thoát nước đồng thời làm tăng độ mượt mà cho môi. Loại dầu thường được sử dụng là dầu thầu dầu, lanolin, petrolatum.v.v.
Tuy nhiên, một số loại son chỉ sử dụng các loại dầu thực vật chiết xuất từ hạt nho, dầu jojoba, dầu macadamia, các loại dầu thực vật tự nhiên và hữu cơ.
Thứ 2: Sáp - chức năng chính của sáp là “định hình” thỏi son. Bạn đã bao giờ nhìn thấy nữ chính trong bộ phim cổ trang với một mảnh giấy được nhuộm đỏ dùng làm son môi chưa? Nếu không có sáp thì không có cách nào để tạo khuôn cho son, cũng không tiện sử dụng. Loại sáp thường được sử dụng là sáp ong, sáp carnauba, và sáp candelilla.
Về công thức tạo nên sự khác biệt giữa các loại son, đó là: Dầu, sáp, màu sắc và mùi hương. Hàm lượng sáp càng cao thì màu sắc càng tươi sáng và lâu trôi hơn, nhưng nó làm môi khô hơn và trông dày hơn.
Hàm lượng sáp thấp và hàm lượng dầu cao sẽ giữ được độ ẩm cho môi tốt hơn, nhưng độ bão hoà màu và khả năng che khuyết điểm không cao, độ bền màu của son cũng không tốt.
Màu sắc và mùi hương là ‘chìa khoá’
Về cơ bản, sáp và dầu không phải là vấn đề lớn, nhiều lắm thì có thể dầu bị oxy hoá, vậy bổ sung chất chống oxy hóa như Vitamin E là được. Nên nếu bạn có lỡ ăn vào bụng cũng không sao, vấn đề thực sự là ở chỗ những “màu sắc sặc sỡ" kia.
Màu sắc trong son môi cũng giống như màu của các loại mỹ phẩm trang điểm khác: chúng chủ yếu là các oxit kim loại. Bạn thường nghe nói “ăn son là ăn cả kim loại nặng”, nhưng thực chất đó là “phẩm màu”. Chừng nào bạn còn sử dụng thì nó vẫn có thể bị nuốt vào bụng.
Có phẩm màu nào không chứa kim loại nặng không?
Tất nhiên là có, nhưng tôi cũng nói rõ với bạn rằng: màu sắc sẽ không đa dạng và không quá rực rỡ. Ngoài màu sắc, một số loại son còn bổ sung thêm hương liệu nhân tạo để tạo mùi hấp dẫn hơn, đồng thời bổ sung các thành phần dưỡng ẩm như lô hội và axit hyaluronic. Một thỏi son nhỏ không hề đơn giản về công thức.
Làm thế nào để son không bị trôi sau khi trang điểm?
Tại sao các hãng mỹ phẩm dám khẳng định loại son bóng của họ trên thị trường là “không trôi”?
Nói một cách đơn giản là thêm “keo” vào son, giống như PVA (rượu polyvinyl), nó sẽ tạo thành một lớp màng sau khi khô, giúp bám chặt lớp son trên môi bạn, vì vậy mà son của bạn sẽ lâu trôi, thậm chí không dính vào cốc.
Về cơ bản, độc tính và kích ứng của PVA rất thấp nên dù có ăn thật cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể! Hơn nữa, trên thực tế, “keo” cũng có thể hòa tan trong nước nhưng chậm hơn. Vì vậy, nếu bạn có thói quen liếm môi, nó vẫn sẽ bị liếm đi, nhưng bạn không cần phải lo lắng quá về việc không thể loại bỏ PVA hoàn toàn trong son môi.
Thành phần của son môi và son dưỡng có khác nhau không? Son dưỡng có tự đổi màu không?
Thực ra son dưỡng và son lì cơ bản không khác nhau mấy, bạn cứ tưởng tượng: son dưỡng = son "không màu", chỉ khác là có thêm màu gì không thôi.
Trong những năm gần đây, sản phẩm “son dưỡng đổi màu” là một chủ đề phổ biến. Nó quảng cáo việc bổ sung chiết xuất từ quả anh đào acerola để tạo ra công nghệ thay đổi màu pH, có thể lên màu môi độc quyền cho hàng nghìn người. Không thể nói rằng điều này là sai, nhưng chiêu trò tiếp thị đã làm quá lên.
Về cơ bản, anthocyanins trong quả anh đào acerola thay đổi theo độ axit và kiềm, từ màu đỏ trong môi trường axit, màu tím trung tính sang màu xanh lam trong môi trường kiềm. Nhưng để làm cho anthocyanins trở nên hồng hào, thì độ pH phải nhỏ hơn 3: nếu không thì môi của bạn có độ pH gần với axit trong dạ dày của bạn!
Vì vậy, trên thực tế, chất màu tổng hợp được sử dụng thay thế cho anthocyanins "tự nhiên và vô hại".
Có thể mọi người sẽ nghĩ, độ pH trên môi về cơ bản là do nước bọt còn sót lại. Nhưng cho dù độ pH của nước bọt có khác nhau như thế nào thì nó cũng chỉ rơi vào khoảng pH 6-7. Vậy nên cái gọi là “Sắc môi vạn người mê” nói thẳng ra là vì màu môi của mỗi người đều khác nhau. Bạn thử nghĩ xem, đối với những người có màu môi sẫm hơn và màu môi hơi hồng, liệu rằng độ lên màu trên môi có giống nhau không? Cho nên, hãy suy nghĩ về sự lựa chọn của riêng bạn.
Trên thực tế, bạn có thể đã ăn những chất độc này!
Cho dù đó là son môi phổ thông, son lì, son bóng, son dưỡng hay son dưỡng đổi màu, thì luôn được kiểm tra thường xuyên về lưu lượng kim loại nặng có trong son (như chì, cadmium, asen, thủy ngân). Đừng lo lắng quá, không ai có thể "ăn quá nhiều" son môi trong một sớm một chiều đúng không?
Bạn sẽ không ăn son môi hoặc son dưỡng môi mỗi ngày. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bình thường và không mua sản phẩm không rõ nguồn gốc thì về cơ bản bạn không cần lo lắng về điều đó!
Có nên trang điểm không?
Trong nhu cầu thiết yếu hàng ngày, bạn có thể tiếp xúc với số lượng "chất hóa học" nhất định. Chỉ cần bạn sử dụng bình thường và không mua phải hàng không rõ nguồn gốc thì sẽ không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu bạn là một người quan tâm đến việc hấp thụ "hóa chất", rất nhạy cảm, và ghét bất kỳ "hóa chất nhân tạo" nào, thì hãy cố gắng tránh nó nếu bạn có thể.
Hãy mua những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được kiểm định bởi các nhà sản xuất đủ kiều kiện và các nhà phân phối hợp pháp. Tập thói quen lau sạch son môi hoặc son dưỡng trước khi ăn. Tẩy trang và loại bỏ son trên môi ngay khi bạn về đến nhà, đây là cách hay để bảo vệ làn môi của bạn. Hãy để sắc đẹp và sức khỏe đi đôi với nhau!
Thiên Cầm
Theo aboluowang
Đăng theo NTDVN