Một loại virus mang tên “Vũ Hán-400” từng xuất hiện trong tiểu thuyết năm 1981

Một loại virus mang tên “Vũ Hán-400” từng xuất hiện trong tiểu thuyết năm 1981

Một loại virus mang tên “Vũ Hán-400” từng xuất hiện trong tiểu thuyết năm 1981

Một loại virus mang tên “Vũ Hán-400” từng xuất hiện trong tiểu thuyết năm 1981

Một loại virus mang tên “Vũ Hán-400” từng xuất hiện trong tiểu thuyết năm 1981
Một loại virus mang tên “Vũ Hán-400” từng xuất hiện trong tiểu thuyết năm 1981
Thứ năm, 26-12-2024 23:57, (GMT+07:00)
Một loại virus mang tên “Vũ Hán-400” từng xuất hiện trong tiểu thuyết năm 1981
22-02-2020 21:14

Nhiều sự tương đồng kỳ lạ giữa dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra bởi virus coron chủng mới (COVID-19) với một loại virus mang tên Wuhan-400 (Vũ Hán-400) trong tiểu thuyết kinh dị của Dean Koontz viết từ năm 1981 mới được phát hiện ra gần đây. Phải chăng tác giả có khả năng đoán trước tương lai?

Tác phẩm “The Eyes of Darkness” (Đôi mắt hắc ám – tạm dịch) là tiểu thuyết kinh dị ra đời năm 1981 của tác giả Dean Koontz, kể về một phòng thí nghiệm quân sự của Trung Quốc tại Vũ Hán, nơi tạo ra một loại virus trong chương trình chế tạo vũ khí sinh học, và đặt tên cho nó là “Vũ Hán-400”.

Tiểu thuyết “Đôi mắt hắc ám” của Dean Koontz (Ảnh: Internet)

Cuốn tiểu thuyết giả tưởng từ những năm 80 gần đây đã được độc giả chú ý lại bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do COVID-19 gây ra đang lan rộng tại Trung Quốc và trên thế giới. Đặc biệt, virus corona mới cũng xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Liệu đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong văn chương, hay tác giả đã vô tình trở thành một nhà tiên tri?

Trong “Đôi mắt hắc ám”, một người mẹ đau khổ tên là Christina Evans bắt đầu tìm hiểu xem liệu con trai của cô, Danny, đã chết trong một chuyến đi cắm trại hay vẫn còn sống như những tin nhắn đáng ngờ mà cô nhận được. Cô đã lần theo dấu vết của con trai mình và tìm đến một cơ sở quân sự – nơi con cô đang bị giam giữ sau khi nhiễm một loại virus nhân tạo được tạo ra bởi phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Một đoạn trong cuốn sách viết: “Đó là khoảng thời gian một nhà khoa học Trung Quốc tên là Lý Thần (Li Chen) đã đến Hoa Kỳ mang theo một đĩa mềm chứa các dữ liệu về vũ khí sinh học mới và nguy hiểm nhất của Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Họ gọi nó là Vũ Hán-400 bởi vì nó được phát triển bởi một phòng thí nghiệm RDNA nằm ngay ngoài thành phố Vũ Hán”.

Điều trùng hợp kỳ lạ là Viện Virus học Vũ Hán trong hiện tại, nơi đặt phòng thí nghiệm an toàn sinh học P4 của Trung Quốc chuyên nghiên cứu các loại virus gây chết người nguy hiểm nhất, chỉ cách ổ dịch 32km. 

Trong truyện kinh dị của Koontz, virus Vũ Hán-400 được xem là một loại “vũ khí hoàn hảo” đủ để triệt tiêu một thành thị hoặc một quốc gia. Người nhiễm virus Vũ Hán-400 sẽ bị tổn thương não bộ, rối loạn các chức năng trong cơ thể, nghẹt thở, ngưng mạch và tử vong trong vòng 24h. 

Điều đặc biệt là virus Vũ Hán-400 chỉ lây qua người mà không sống trên cơ thể vật chủ là động vật khác. Nó cũng không thể sống bên ngoài cơ thể người quá 1 phút, do đó không cần việc khử trùng khi dân số đã bị tiêu diệt. Đây cũng là cách để phi tang chứng cớ một cách dễ dàng.

Tác giả là người có khả năng tiên tri?

Albert Wan, người điều hành nhà sách Bleak House, nói rằng trong lịch sử, Vũ Hán là nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, bao gồm các cơ sở nghiên cứu vi trùng học và virus học. “Một nhà văn thông minh và hiểu biết như Koontz hẳn là phải biết những điều này và đã sử dụng một ít thông tin thực tế này để tạo ra một câu chuyện vừa thuyết phục vừa gây sợ hãi. Đó chính là Vũ Hán-400,” Wan nói.

Nhà văn người Anh Paul French, người chuyên viết sách về Trung Quốc, cũng cho rằng Koontz đã suy nghĩ đến các yếu tố về virus tại Trung Quốc và mối liên hệ đến chiến tranh thế giới lần thứ hai. “Người Nhật chắc chắn đã nghiên cứu vũ khí hóa học tại Trung Quốc, mà chúng ta phần đông liên tưởng đến Đơn vị 731 tại Cáp Nhĩ tân hay miền bắc Trung Quốc. Nhưng họ cũng lưu trữ vũ khí hóa học tại Vũ Hán – điều mà Nhật Bản đã thừa nhận,” French nói.

Còn đối với Pete Spurrier, người điều hành nhà xuất bản Blacksmith Books tại Hồng Kông, lại cho rằng đối với một nhà văn viết tiểu thuyết thì việc tưởng tượng nên một câu chuyện kinh dị về nạn dịch virus xảy ra tại Vũ Hán (Trung Quốc) là một lựa chọn tốt.

Tác giả truyện trinh thám Hồng Kông Chan Ho-Kei thì tin rằng người ta có thể tiên tri cho hầu hết các sự kiện, giống như định lý về “con khỉ vô hạn” – tức giả thiết nếu cho một con khỉ gõ lên bàn phím máy đánh chữ ngẫu nhiên trong một thời gian vô hạn thì gần như chắc chắn nó sẽ đánh ra được những ký tự có nghĩa. “Xác suất là thấp nhưng không phải là không thể.”

Tuy nhiên, trên thực tế, bản gốc đầu tiên của tiểu thuyết “Đôi mắt hắc ám” đã mô tả loại virus chết người tên là Gorki-400 chứ không phải là Vũ Hán-400. Gorki là tên một thị trấn ở Nga. Năm 1989, vào cuối Chiến tranh lạnh, khi cuốn sách được tái bản, tác giả đã đổi Gorki-400 thành Vũ Hán-400 do “nhạy cảm chính trị.”

Đâu là nguồn gốc của virus corona mới đang lây lan khắp thế giới?

Từ khi virus corona mới (COVID-19) xuất hiện, đã có nhiều giả thuyết được dựng lên về nguồn gốc của loại virus này. 

Mặc dù chính quyền Trung Quốc tuyên bố COVID-19 có nguồn gốc từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, nhưng tuyên bố này bị nhiều bên nghi ngờ. 

Mới đây nhất, ngày 21/2, Viện nghiên cứu Vũ Hán đã đăng tâm thư bác bỏ tin đồn chế tạo virus, nói họ hoàn toàn trong sạch và không có gì phải hổ thẹn về những gì đã làm và sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Bức thư cho biết những lời đồn “đã gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà nghiên cứu của chúng tôi ở tuyến đầu, cũng làm gián đoạn nghiêm trọng công tác nghiên cứu của viện nhằm chiến đấu với dịch bệnh”.

Gia Huy (tổng hợp)

Đăng theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP