Mộ Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện, Tôn ngộ không là nhân vật có thật?

Mộ Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện, Tôn ngộ không là nhân vật có thật?

Mộ Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện, Tôn ngộ không là nhân vật có thật?

Mộ Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện, Tôn ngộ không là nhân vật có thật?

Mộ Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện, Tôn ngộ không là nhân vật có thật?
Mộ Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện, Tôn ngộ không là nhân vật có thật?
Thứ sáu, 27-12-2024 23:49, (GMT+07:00)
Mộ Tề Thiên Đại Thánh được phát hiện, Tôn ngộ không là nhân vật có thật?
31-05-2021 09:32

Có lẽ ai cũng khá quen thuộc với bộ phim ‘Tây Du Ký’. Hầu hết đều cho rằng đây là câu chuyện hư cấu mà Ngô Thừa Ân tự sáng tác ra. Tuy nhiên nhiều người đã chấn động khi một ngôi mộ Tề Thiên Đại Thánh được các nhà khảo cổ học phát hiện có niên đại sớm hơn 200 năm so với tác phẩm ‘Tây Du Ký’ của Ngô Thừa Ân.

bí ẩn
Tượng Tôn Ngộ Không tay cầm gậy như ý trước mộ. (Ảnh qua new.qq.com)

Tại miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một ngôi cổ mộ. Trong mộ có 2 tấm bia đá, một lớn một nhỏ, tấm lớn khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, tấm nhỏ khắc chữ  “Thông Thiên Đại Thánh”. Ngôi mộ rộng khoảng 3m, sâu 1,3m. Khi khảo sát kỹ thì còn phát hiện gậy như ý và vòng Kim Cô được chôn theo trong mộ. 

Phát hiện này làm dấy lên nghi vấn nhân vật Tôn Ngộ Không không phải là hư cấu mà là có thật trong lịch sử. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ đưa ra kết luận: Ngôi mộ này có trước tác phẩm Tây Du Ký hơn 200 năm. Vậy rất có thể nhân vật Ngộ Không trong Tây Du Ký không phải do Ngô Thừa Ân tưởng tượng ra mà là đã có truyền thuyết lưu lại từ trước đó.

bí ẩn
2 tấm bia đá được khắc chữ trong cổ mộ. (Ảnh qua Youtube)

Đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Theo những gì có trong cổ mộ thì người ta cho rằng Ngộ Không còn có một người anh em nữa là “Thông Thiên Đại Thánh”. Tra lại những người anh em kết nghĩa của Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký thì không hề có người này, mà chỉ có: Nhung Vương – hiệu là Khu Thần Đại Thánh, Ngưu Ma Vương – hiệu là Bình Thiên Đại Thánh, Bằng Ma Vương – hiệu là Hỗn Thiên Đại Thánh, Mi Hầu Vương – hiệu là Thông Phong Đại Thánh, Sư Đà Vương – hiệu là Di Sơn Đại Thánh, Giao Ma Vương – hiệu là Phúc Hải Đại Thánh. 

Trên đường đi thỉnh kinh, tại kiếp nạn “Thật giả Mỹ Hầu Vương”, lúc Ngộ Không thật và giả cùng đến chỗ Phật Tổ để minh xét, khi đó Phật Tổ Như Lai nói: “Trời đất có ngũ Tiên gồm Thiên, Địa, Thần, Nhân, Quỷ. Có ngũ Trùng gồm Luy, Lân, Mao, Vũ, Côn; Còn có Tứ Hầu Hỗn Thế không thuộc 10 loại này.”

Tứ Hầu Hỗn Thế bao gồm: Linh Minh thạch hầu (chính là Tôn Ngộ Không), Xích Khao mã hầu, Thông Tý viên hầu và Lục Nhĩ mi hầu. Vậy trong Tứ Hầu Hỗn Thế này cũng không tồn tại nhân vật “Thông Thiên Đại Thánh”. Do đó có thể kết luận rằng trong ‘Tây Du Ký’ của Ngô Thừa Ân không tồn tại nhân vật “Thông Thiên Đại Thánh.”

bí ẩn
Tượng Tôn Ngộ Không và gậy Như Ý  trong mộ. (Ảnh qua Youtube)

Hơn nữa trong ‘Tây Du Ký’ của Ngô Thừa Ân, Ngộ Không sau khi hộ tống Đường Tăng thỉnh kinh thành công đã được Phật Tổ Như Lai phong làm Đấu Chiến Thắng Phật, đã đắc đạo vượt sinh tử luân hồi thì làm sao có thể chết mà để người khác mai táng chôn cất?

Để giải đáp hàng loạt nghi vấn này, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các thư tịch lịch sử, cuối cùng cũng có câu trả lời thích đáng. Vào thời nhà Nguyên có một người tên là Dương Cảnh Hiền, ông từng sáng tác một bộ hý kịch cũng có tên là Tây Du Ký. Trong tác phẩm của ông Tôn Ngộ Không còn có một người huynh đệ tên là Thông Thiên Đại Thánh.

Khi khai quật thì không có bộ xương nào dưới mộ mà chỉ có một số văn vật thời nhà Nguyên. Vậy nên các nhà khảo cổ cho rằng ngôi mộ này là do người hâm mộ tác phẩm Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền xây lên.

Tất nhiên đó chỉ là một giả thuyết được đưa ra nhằm giải đáp các nghi vấn về những vấn đề xoay quanh ngôi mộ này, còn việc nhân vật Tôn Ngộ Không có từng tồn tại trong lịch sử hay không thì vẫn còn là một ẩn đố. 

Tử Vi (Theo NTDTV)

Đăng theo Tinh Hoa

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP