Một lá thư cầu cứu, không nằm trong chai, mà trong một gói quà trang trí Halloween, chu du hơn 8,000 km từ một trại cưỡng bức lao động Trung Quốc đến Hoa Kỳ, đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Một trại lao động bên ngoài thị trấn Đạt Phản Thành ở Tân Cương, vào ngày 12/7/2015 còn là vùng hoang vu, đến 22/4/2018 đã xuất hiện một khu nhà khổng lồ (Ảnh chụp màn hình Google Earth)
Vào tháng 10 năm 2012, một phụ nữ Hoa Kỳ, cô Julie Keith ở Oregon đã mở một gói đồ trang trí Halloween chuẩn bị tiệc sinh nhật con gái. Cô không ngờ rằng thứ mà cô nhìn thấy này sẽ trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Bức thư viết tay của một tù nhân tại một trại cải tạo lao động Trung Quốc rơi xuống vạt áo cô.
"Thưa Ngài, Nếu ngài tình cờ mua được món hàng này, xin hãy gửi lá thư này đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng chục ngàn người đang bị bức hại dưới sự khủng bố của chính quyền Cộng sản Trung Quốc sẽ nhớ ơn Ngài mãi mãi."
Hệ thống cải tạo thông qua cưỡng bức lao động của Trung Quốc là một hệ thống hình phạt cho phép bỏ tù không qua xét xử. Dưới chế độ hiện hành, cảnh sát có thể tống người vào trại cải tạo với mức án lên đến 4 năm vì một loạt các tội danh không rõ ràng. Trung Quốc bắt đầu sử dụng hệ thống này năm 1957.
Những người bị giam giữ trong các trung tâm cải tạo phải trải qua những buổi tẩy não, và bị bắt phải viết các bài "báo cáo tư tưởng" hằng ngày. Họ thường bị giữ lại cho đến khi "thay đổi tư tưởng" và "nâng cao mức độ hiểu biết". Trung Quốc cũng sử dụng các bệnh viện tâm thần nhà nước làm nơi giam giữ tù nhân chính trị.
Tuy nhiên thực tế, việc này dẫn đến sự hình thành một hệ thống các nhà tù cưỡng bức lao động, được biết đến với tên gọi Lao Cải trên khắp cả nước. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nước này có 310 trại cải tạo lao động, giam giữ khoảng 310,000 phạm nhân, và sử dụng 100,000 nhân viên. Theo ước tính từ một tổ chức nghiên cứu Lao Cải cho biết, có 6.8 triệu người đang bị giam giữ trong 1,100 trung tâm cưỡng bức lao động ở Trung Quốc.
Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc tiếp tục tiến nhanh nhờ việc sử dụng các lao động nô lệ. Người ta dùng các phạm nhân để sản xuất hàng hóa giá rẻ, mặc dù chính thức bị cấm xuất khẩu, nhưng thường không thể phân biệt với hàng hóa sản xuất trong nhà máy, và bằng cách nào đó nó tìm được đường ra thị trường thế giới.
Trang chủ của Hải Quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết hầu hết những trường hợp bị phát hiện là hàng làm ra bởi lao động cưỡng bức đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Các vật dụng hằng ngày, từ cây Giáng Sinh giả, dây trang trí cây thông Giáng Sinh, vòng tay, dụng cụ cho đến thực phẩm. Theo một báo cáo năm 1998 của Ủy ban Hạ viện về Quan hệ Quốc tế, trong số các công ty có các sản phẩm được sản xuất ở các trại cải tạo lao động Trung Quốc có nhiều tập đoàn quốc tế lớn.
Hiện nay Trung Quốc là nhà xuất khẩu và thương mại lớn nhất thế giới. Mỗi năm Trung Quốc xuất khẩu 2,050 nghìn tỷ đô la giá trị hàng hóa ra toàn thế giới. Trong năm 2012, Trung Quốc xuất khẩu 376 tỷ đô la hàng hóa sang 27 nước thuộc EU, 352 tỷ đô la sang Mỹ và 54 tỷ đô la sang Anh quốc.
Hiện nay không ai biết trong số đó có bao nhiêu hàng hóa được sản xuất từ các trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc.
Những sản phẩm từ các trại cải tạo lao động được làm ra bởi những người bị cưỡng bức làm việc, trong những điều kiện không an toàn và mất vệ sinh. Vì bị suy dinh dưỡng, thiếu ngủ và căng thẳng, phạm nhân ở các trại lao động thường mắc bệnh ngoài da, và các loại bệnh viêm nhiễm khác. Những người đang ốm vẫn bị buộc phải làm việc. Nhiều người không được tắm trong nhiều ngày, khiến những bệnh phát sinh trên cơ thể họ đều tiếp xúc với món đồ mà họ làm ra. Những sản phẩm này sau đó được chuyển đến khắp nơi trên thế giới.
VIDEO - MÁU VÀ NƯỚC MẮT SAU CÁC SẢN PHẨM "MADE IN CHINA"
Tháng 6 năm 2013, tờ New York Times đăng tin họ đã tìm thấy người đàn ông viết lá thư và nhét nó vào hộp quà trang trí Halloween của Julie Keith.
Theo lời bài báo, tù nhân 47 tuổi này bị giam giữ ở trại Mã Tam Gia vì đức tin của anh ấy vào Pháp Luân Công. Anh đã viết 20 lá thư như vậy trong hơn 2 năm và giấu chúng bên trong các sản phẩm mà anh cho rằng sẽ được chuyển đến phương Tây. Anh được thả khỏi trại cải tạo năm 2010.
Bài báo cho biết cuộc đời của anh trong trại cải tạo giống với cuộc đời của những tù nhân khác, họ phải làm ra các món quà Halloween tương tự. Đối với Julie Keith, tin này đã giúp cô nhẹ nhõm rất nhiều. Cô rất hạnh phúc khi biết rằng anh ấy đã an toàn và vẫn còn sống.
Julie Keith đã đem chiếc hộp và lá thư đến Sở Di trú và Cục Điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ, Văn phòng An ninh Nội địa phụ trách các vấn đề công cộng xác nhận rằng vụ việc này đang được xem xét. Bộ phim tài liệu này đã truy tìm sự việc sau bức thư và phỏng vấn một số tù nhân đã từng bị giam tại các trại cải tạo lao động Trung Quốc và các chuyên gia đã hé lộ các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc xuất khẩu sang các nước phương tây đều có nguồn gốc từ các trại lao động Trung Quốc, cũng như phơi bày hệ thống trại lao động Trung Quốc và việc lạm dụng cưỡng bức tù nhân làm ra các sản phẩm. Bộ phim nhằm mục đích mang lại nhận thức cho cộng đồng.
VIDEO - CHẤN ĐỘNG BỨC THƯ GỬI TỪ ĐỊA NGỤC "MÃ TAM GIA"
Theo NTDVN