Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều dự ngôn ĐCSTQ diệt vong

Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều dự ngôn ĐCSTQ diệt vong

Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều dự ngôn ĐCSTQ diệt vong

Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều dự ngôn ĐCSTQ diệt vong

Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều dự ngôn ĐCSTQ diệt vong
Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều dự ngôn ĐCSTQ diệt vong
Thứ bảy, 28-12-2024 01:36, (GMT+07:00)
Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều dự ngôn ĐCSTQ diệt vong
23-07-2020 09:38

 

Có ngày hoa nở thì rồi cũng sẽ có ngày hoa tàn, đây là quy luật tự nhiên, không ai có thể "vạn tuế", "vạn thọ vô cương" được.

Năm xưa người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình cũng đã nói rõ đạo lý này, đồng thời trong nhận thức hệ thống của họ cũng đã dự đoán về điều kiện để ĐCSTQ diệt vong. Nhưng họ không ngờ rằng, ngày diệt vong rất xa xôi ấy lại đến nhanh như thế này.

Mao Trạch Đông dự ngôn: ĐCSTQ lợi dụng Khổng Tử là sắp 'xong' rồi

Mao Trạch Đông dựng cơ đồ từ việc phê phán Khổng Tử, và đã dự ngôn thời gian mà ĐCSTQ tôn Khổng cũng đã hết.

Cả đời Mao Trạch Đông đã nhiều lần đàm luận và phê phán Khổng Tử, chỉ trong "Mao Trạch Đông tuyển tập" đã có hơn 30 chỗ. Trang 301, quyển 26 của "Mao Trạch Đông tuyển tập" có viết một đoạn thế này: "Những người cộng sản chúng ta dựng cơ đồ từ việc phê phán Khổng Tử, nhưng chúng ta quyết không đi con đường của họ ở phía trước. Phê phán rồi lại tôn vinh, đợi đến khi chúng ta củng cố địa vị của mình rồi thì lại truyền bá tư tưởng Khổng Tử cho nhân dân, rơi vào vòng tuần hoàn lịch sử, như thế là không được. Nếu Đảng cộng sản không thể nào thống trị được hoặc giả gặp phải khó khăn lớn thì cũng cần phải mời Khổng Tử quay lại, cũng là nói rằng các anh cũng sắp xong rồi".

Mao Trạch Đông dựng cơ đồ từ việc phê phán Khổng Tử, và đã dự ngôn thời gian mà ĐCSTQ tôn Khổng cũng đã hết.
Mao Trạch Đông dựng cơ đồ từ việc phê phán Khổng Tử, và đã dự ngôn thời gian mà ĐCSTQ tôn Khổng cũng đã hết. (Ảnh: commons.wikimedia)

Đến năm 2004, ĐCSTQ dưới sự quản lý loạn bát nháo của Giang Trạch Dân, đặc biệt là sau khi bức hại Pháp Luân Công - những người tu luyện theo Chân - Thiện - Nhẫn, thì Trung Quốc đối mặt với khoảng trống tín ngưỡng. Người Trung Quốc không tin Mác - Lê, không tín Thần Phật, thế là vào lúc mà lý luận của họ hoàn toàn phá sản, bước vào cùng đồ mạt lộ, ĐCSTQ đã đưa Khổng Tử ra. Thực chất là họ không tôn vinh và truyền bá tư tưởng Khổng Tử, mà chỉ đoạn chương thủ nghĩa và diễn giải sai lệch tư tưởng Khổng Tử để đưa ra lừa dối người dân Trung Quốc và người dân trên toàn thế giới.

Bắt đầu từ năm 2004, ĐCSTQ đầu tư khoản tiền khổng lồ để lập các "Viện Khổng Tử" phi lợi nhuận ở nước ngoài. Trên thực tế là mượn danh Khổng Tử - Thánh nhân được rất nhiều người phương Tây biết đến và kính trọng, để xuất khẩu văn hóa ĐCSTQ: Giả - Ác - Đấu. Các Viện Khổng Tử do đơn vị cấp cục trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc là "Văn phòng nhóm lãnh đạo quảng bá Hán ngữ quốc gia" quản lý, lãnh đạo văn phòng này là do Trần Chí Lập - người tình của Giang Trạch Dân đảm nhiệm. 

Từ năm 2009 đến nay, các Viện Khổng Tử ở các nước trên thế giới đã bị người dân vạch trần trò "treo đầu dê bán thịt chó", là cơ sở tình báo, gián điệp, cơ quan tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ, được ngụy trang dưới vỏ bọc truyền bá Hán ngữ và văn hóa. Phong trào tẩy chay, đóng cửa các Viện Khổng Tử đang lan rộng trên thế giới, khiến ĐCSTQ lặng lẽ đổi tên Viện Khổng Tử thành "Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ" ngày 24 tháng 6 năm 2020.

Bắt đầu từ năm 2004, ĐCSTQ đầu tư khoản tiền khổng lồ để lập các "Viện Khổng Tử" phi lợi nhuận ở nước ngoài.
Bắt đầu từ năm 2004, ĐCSTQ đầu tư khoản tiền khổng lồ để lập các "Viện Khổng Tử" phi lợi nhuận ở nước ngoài.(Ảnh: WILLIAM WEST/AFP qua Getty Images)

Đặng Tiểu Bình dự ngôn: ĐCSTQ đi theo đường tà mà thất bại

Về sự diệt vong của ĐCSTQ, Đặng Tiểu Bình cũng đã có những suy đoán tương tự. Ngày 7 tháng 3 năm 1985, trong Hội nghị Công tác kỹ thuật Toàn quốc, Đặng Tiểu Bình nói: "Nếu chính sách của chúng ta dẫn đến phân hóa lưỡng cực thì chúng ta đã thất bại. Nếu sinh ra giai cấp tư sản mới thì chúng ta đã thực sự đi theo đường tà rồi".

Các dữ liệu cho thấy, cùng với việc Giang Trạch Dân nắm quyền năm 1989, hệ số Gini (hệ số đáng giá sự bất bình đẳng về thu nhập với thang từ 0 - bình đẳng đến 1 - bất bình đẳng) vốn từ mức 0.4 (mức trung bình) đã không ngừng tăng lên. Đến năm 2012, hệ số Gini của Trung Quốc đã đạt đến 0.7 (mức cao nhất trong 9 cấp độ). Chỉ 1% gia đình giàu có ở Trung Quốc nhưng lại nắm giữ 1/3 tổng số tài sản quốc gia, còn 25% gia đình nghèo khổ lại chỉ nắm giữ 1% tổng tài sản quốc gia. Một bộ phận khá lớn dân chúng không biết dựa vào đâu mà sống, còn những gia đình quyền quý thì giàu có sánh ngang quốc gia.

 

Năm 2003, nhà văn Sa Sĩ đã xuất bản cuốn Di Chúc ở Hong Kong. Sách nói về Đặng Tiểu Bình sau khi đi tuần miền Nam, trải qua nửa năm khảo sát, suy nghĩ và nhiều lần trưng cầu ý kiến của mọi người, cuối cùng đã để lại di chúc.

Trong sách Di Chúc đề cập đến việc Đặng Tiểu Bình nói rằng, ông ta vô cùng không hài lòng về hiện trạng của chính thể ĐCSTQ. Đặng là một trong những người sáng lập nên chính thể này, trong hơn chục năm nay, ông ta cũng là người có trách nhiệm với chính thể này, và cũng là người bị hại của chính thể đó. Mỗi lần nhìn thấy thân thể tàn phế của Phác Phương (con trai cả của Đặng), Đặng Tiểu Bình cho rằng khiếm khuyết lớn nhất của chính thể này chính là dân chủ và pháp trị.

Đặng Tiểu Bình cho rằng khiếm khuyết lớn nhất của chính thể này chính là dân chủ và pháp trị.
Đặng Tiểu Bình cho rằng khiếm khuyết lớn nhất của chính thể này chính là dân chủ và pháp trị. (Ảnh: Commons.wikimedia - CC BY-SA 3.0 nl)

Đặng Tiểu Bình nói, những năm ông phụ trách thì những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, 10 năm sau, người khác nắm quyền cũng chưa giải quyết được. 

Thực ra phương án giải quyết thì cũng có sẵn, đó là học tập chính quyền và hiến pháp nước Mỹ. Nước Mỹ sở dĩ thành siêu cường số 1 suốt thế kỷ qua cũng chính là dựa vào cái này.

Về vấn đề Đài Loan, Đặng Tiểu Bình nói, vấn đề Đài Loan hiện nay về mặt chính thể có khoảng cách quá lớn. Đặng cho rằng, giải quyết vấn đề này thì về mặt chính thể đề xướng "một quốc gia hai chế độ" là chưa đủ, một phương thức có khả năng là con đường chính thể lập hiến theo chế độ liên bang. Nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh rồi, về chính trị nếu có thể chế cộng hòa dân chủ và pháp chế thì vấn đề Đài Loan mới có thể giải quyết được.

 

Dự ngôn Lưu Bá Ôn chỉ ra thời gian ĐCSTQ diệt vong

Trong "Kim Lăng bi văn" của Lưu Bá Ôn có viết:

Dân tam dân thập dân tam thất,
Cẩm tú hà sơn hoán nhất sắc.
Mã bất điểm đầu thạch trầm để,
Hồng hoa khai tận bạch hoa khai.

Nghĩa đen:

Dân ba, dân mười, dân ba bảy
Núi sông gấm vóc đổi một màu
Ngựa không gật đầu đá chìm đáy
Hoa đỏ rụng hết hoa trắng nở

Câu 1: “Dân tam dân thập dân tam thất” (Dân ba, dân mười, dân ba bảy): là chỉ ra Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bộ máy đàn áp vận hành qua 3 thời kỳ:

- Giai đoạn thứ nhất là 3 năm (Dân tam) từ 20/7/1999 đến tháng 3/2003, Giang Trạch Dân rớt đài.

Giang Trạch Dân
Giang Trạch Dân (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

- Giai đoạn 2 bắt đầu từ khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền 10 năm (dân thập) từ 2003 đến 2013, nhưng tập đoàn Giang Trạch Dân vẫn ở sau khống chế nên thực chất vẫn là cuộc đàn áp của phe Giang, do đó mới nói "Dân thập"

- Giai đoạn 3 bắt đầu từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, từ năm 2013 đến năm 2021 (tam thất nghĩa là ba bảy 21) thì Đảng Cộng sản diệt vong. Thực chất thì bộ máy đàn áp Pháp Luân Công gồm Phòng 610, hệ thống công an, chính trị và pháp luật, tòa án, vẫn nằm trong tay tập đoàn Giang Trạch Dân do đó mới nói "Dân tam thất". Tuy nhiên, trước mắt lời tiên đoán có khả năng sẽ phát sinh biến hóa, có thể thay đổi thời điểm nhưng không quá lâu. 

Câu 2: “Cẩm tú hà sơn hoán nhất sắc” (Núi sông gấm vóc đổi một màu): là chỉ Giang thoái vị, Hồ Cẩm Đào kế nhiệm. 

Câu 3: “Mã bất điểm đầu thạch trầm để” (Ngựa không gật đầu đá chìm đáy): ý nói Hồ Cẩm Đào không ủng hộ cuộc đàn áp Pháp Luân Công (Mã bất điểm đầu - Hồ Cẩm Đào sinh năm 1942, tuổi ngựa), ông có ý muốn dừng cuộc bức hại nhưng do yếu nhược, không quyết đoán khiến cuộc đàn áp sai trái này không thể dừng lại. Trong lúc Hồ tại vị, Giang ở phía sau thao túng khiến Hồ mất đi quyền lực (thạch trầm để). 

Câu 4: “Hồng hoa khai tẫn bạch hoa khai” (Hoa đỏ rụng hết hoa trắng nở): bạch hoa chỉ Tập Cận Bình. Nửa dưới chữ Tập 習 là chữ Bạch . Câu này ý là ĐCSTQ (Hồng hoa) truyền ngôi đến Tập Cận Bình (bạch hoa) thì diệt vong (Hồng hoa khai tận).

Trung Dung - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP