Ảnh: shutterstock
Tại Mỹ, truyền thông từng có lần đưa tin về một bé trai, tên là Sam, nói rằng: cậu bé chính là do người ông đã qua đời của mình chuyển sinh thành. Câu chuyện của cậu bé đã được ghi lại thành video. Sau khi được truyền ra bên ngoài, sự việc đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên các phương tiện truyền thông…
Khám phá sinh mệnh huyền diệu vô cùng. Đứa bé còn đang nằm trong nôi có thể làm gì? Nếu như nói rằng, đứa bé ấy có thể nghe tiếng mà nhận ra người ta, mở miệng nói chuyện; có thể dò hỏi về bạn bè trong kiếp trước; có thể an bài việc mai táng thân xác thịt của mình trong kiếp trước, thu xếp ổn thỏa nơi ăn chốn ở cho vị hôn thê tiền kiếp của mình… Điều này, nghe đến, quả thực khiến cho người ta khó mà tưởng tượng nổi. Đứa trẻ vừa mới được sinh ra lại mang theo ký ức và năng lực từ đời trước, câu chuyện cổ kim kỳ lạ vượt ngoài sức tưởng tượng này đã tiết lộ bí mật về sự luân hồi chuyển sinh của con người
Ký ức vượt quá lời nói của một đứa trẻ
Tại Mỹ, truyền thông từng có lần đưa tin về một bé trai, tên là Sam, nói rằng: cậu bé chính là do người ông đã qua đời của mình chuyển sinh thành. Câu chuyện của cậu bé đã được ghi lại thành video. Sau khi được truyền ra bên ngoài, sự việc đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên các phương tiện truyền thông.
Khi Sam 18 tháng tuổi, có một hôm bố của cậu bé đang thay tã cho cậu thì nghe thấy Sam nói: “Lúc con bằng tuổi bố bây giờ, con cũng đã từng thay tã cho bố”.
Sau khi Sam chuyển sinh, mặc dù vẫn mang thân thể của một đứa trẻ, nhưng lại giữ nguyên ký ức của kiếp trước, biết rõ kiếp trước mình là ai, nhớ kỹ người thân và những chuyện đã xảy ra tại đời trước.
Trong dân gian Trung Quốc, giai thoại về những đứa trẻ sơ sinh biết nói chuyện, mang theo ký ức từ tiền kiếp cũng có không ít. Người xưa thường nói, thân thể người giống như một chiếc túi da. Cũng có người nói, thân thể con người giống như một bộ quần áo, ai mặc vào thì người đó có thể nắm giữ, điều khiển nó. Mặt khác, những câu chuyện lưu truyền trong dân gian đã tiết lộ về bí mật của thân thể con người.
Trẻ sơ sinh nghe tiếng nói có thể phân biệt người
Trong tác phẩm “Duyệt vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam, một đại học sĩ triều Thanh, có nhắc đến một câu chuyện, kể rằng: ở Thôi Trang, có một người nông dân tên là Thương Long, con trai của Thương Long chết yểu sau đó chuyển sinh vào một gia đình gần đó. Đứa trẻ này chưa đầy một tháng tuổi đã có thể mở miệng nói chuyện.
Vào ngày Tết nguyên đán, cha mẹ của đứa bé có việc bất ngờ phải ra ngoài, để lại đứa bé một mình trong nhà. Có một người cùng thôn tới gõ cửa, nói: “Ta đến chúc mừng năm mới”.
Đứa trẻ nghe thấy giọng của người này, liền mở miệng hồi đáp, nói: “Ông là lão Mỗ đúng không? Cha mẹ ta đều ra ngoài cả rồi, cửa không khóa, xin mời ông vào trong nghỉ ngơi”. Người đến chúc mừng năm mới nghe xong vô cùng kinh ngạc, không nhịn được nở nụ cười.
Quan đại thần mang theo ký ức tiền kiếp
Trong lịch sử, dưới triều Thanh, một số quan viên vừa mới sinh ra đã có thể nói chuyện hoặc nhớ lại tiền kiếp của họ.
Ví dụ như Lý Úy Đại Thần (1625 – 1684) dưới triều vua Khang Hy. Khi Lý Úy vừa được sinh ra, ngoài trời đang đổ tuyết lớn. Sản phụ vừa sinh hạ hài nhi, liền hỏi bên ngoài thời tiết như thế nào. Đứa trẻ Lý Úy vừa mới được sinh ra, mở cái miệng nhỏ nhắn, đáp: “Là tuyết”, lập tức làm cho những người trong nhà giật mình kinh ngạc.
Quan viên Lý Vân Khánh Tắc nhớ rằng đời trước ông từng là một tăng nhân trên núi Kê Minh. Bạn tốt của ông là một danh sĩ Giang Nam, tên là Giang Bích (1812 – 1886), xếp hạng đệ nhất trong kỳ thi vu hương.
Kiếp trước, vị tăng nhân núi Kê Minh này khi tới bái phỏng trụ trì chùa Linh Ẩn, trong lòng vẫn lo lắng về chuyện thi cử của người bạn tốt Giang Bích. Ngày đó, sau khi ông viên tịch liền chuyển sinh tới nhà họ Lý. Đứa bé nhà Lý gia do vị tăng nhân này chuyển sinh, bởi vì mang theo ký ức từ kiếp trước, vẫn nhớ mãi không quên, dò hỏi sự tình của Giang Bích.
Trong một ghi chép khác của người Thanh có câu chuyện còn đặc biệt hơn. Đứa trẻ vừa mới sinh ra không chỉ yêu cầu an táng thân xác kiếp trước, mà còn yêu cầu chăm sóc cho người vợ già trong đời trước của mình. Những cảnh tượng tưởng chừng như không thể tin nổi, nhưng lại nói lên quy luật vững chắc của Thiên đạo luân hồi, thiện báo con người…
Đôi vợ chồng già đồng tâm đồng đức vui vẻ giúp người
Dưới triều Thanh, trong một thôn trang ở huyện Vĩnh Bình, có một đôi vợ chồng già bán đậu phụ mưu sinh. Mặc dù gia cảnh không mấy khá giả, nhưng hai người bản tính vô cùng thiện lương. Nếu như thấy cầu bị hỏng, đường đi bùn đất không được sửa sang, hai người liền đem số tiền tích góp vất vả kiếm được ra, cực lực tu bổ, để đổi lấy sự thuận lợi cho những người đi đường. Cứ như vậy mười năm như một ngày, hai vợ chồng già đồng tâm đồng đức, vui vẻ làm việc thiện.
Trong thôn có một cây cầu đá, do năm nay mưa lớn nên cầu bị lũ lụt phá hủy khiến cho lữ khách qua lại vô cùng khó khăn. Ông lão bèn triệu tập những người thợ tới tu sửa, bản thân ông cũng tự mình ra tay giúp sức sửa chữa. Vào giữa trưa một ngày nọ, ông lão cảm thấy mệt mỏi rã rời, liền ngồi dựa vào trụ cầu nghỉ ngơi.
Bỗng nhiên, ông nhìn thấy hai người mặc trang phục màu xanh, trông giống như sai dịch bình thường trong huyện, bảo ông lão đi cùng với hai người họ. Ông lão hỏi họ: “Muốn đi đâu?”, đối phương trả lời: “Đi sẽ biết.” Ông lão không dám phản kháng, bèn đứng dậy cùng đi với hai người kia.
Ông lão thiện lương chuyển sinh thành con của một gia đình giàu có
Ước chừng đi được hơn 10 dặm thì họ tiến vào một thôn trang khác, nhìn thấy tòa nhà được xây dựng vô cùng đồ sộ. Ông lão nhận ra, đó chính là nhà của một gia đình đại phú hào trong thôn này. Người mặc trang phục xanh thúc giục ông lão bước vào, xuyên qua mấy tầng cửa lớn, đi thẳng tới tẩm phòng.
Trong phòng đang có mấy người phụ nữ vây quanh một sản phụ trẻ tuổi. Ông lão thấy thế, nhất thời kinh ngạc lùi bước, nhưng đúng lúc đó hai người mặc áo xanh đã hợp lực cùng nhau đẩy ông về phía trước. Tức thì ông lão liền ngã vào trong bụng của người thiếu phụ. Ông đột nhiên cảm thấy toàn thân như đang nằm trong canh nóng, trằn trọc xoay trở một phen, rồi lại cảm thấy cực kỳ rét lạnh, giống như đang nằm trong sương tuyết. Ông nghe có người nói: “Chúc mừng nương tử sinh hạ một bé trai!”…
Ông lão vừa nghe thấy thế, trong tâm lại một phen kinh hãi, mở to hai mắt nhìn khắp bốn phía xung quanh, rồi lại nhìn tới nắm tay to bằng quả hồ đào của chính mình. Lúc đó ông mới hiểu rằng, hóa ra thân xác thịt kia của mình đã chết rồi, bây giờ đã chuyển sinh đến gia đình này của người ta rồi. Bất giác một nỗi buồn trào dâng, cất lên tiếng oa oa khóc lớn.
Đột nhiên, một người phụ nữ lớn tuổi cầm kéo cắt đứt dây rốn, tức thì một cảm giác đau nhức sâu tận đáy lòng khiến ông lão không nhịn được, la lên thất thanh: “Lão thái bà, đừng có làm ác quá như vậy!” Giọng nói vừa vang lên, tất cả những người trong phòng đều nghe thấy tiếng nói của đứa trẻ, ai nấy đều kinh hoàng lo sợ…
Đứa trẻ sơ sinh thu xếp việc chăm sóc cho ‘người vợ già’ từ tiền kiếp
Đứa trẻ nói: “Mọi người đừng hoảng sợ, ta vốn là một ông lão đến từ thôn khác. Hôm nay xem thấy cục diện này thì chắc ta đã thác sinh đến nhà của phu nhân đây. Nếu như đã chuyển sinh đến nhà của phu nhân, thì ta chính là con của phu nhân, không có gì bàn cãi. Nhưng người vợ già của ta vừa nghèo khổ lại bệnh tật. Ta chết rồi, thì bà ấy biết nương tựa vào ai bây giờ? Có thể mời bà ấy tới đây, phân cấp cho bà ấy hai gian phòng, để bà ấy ở tại đó, mỗi ngày ba bữa cung cấp cho bà ấy cơm trà đạm bạc, mùa đông cấp cho bà ấy một kiện áo bông giữ ấm tránh rét, để cho bà ấy sống đến hết cuộc đời của mình, như vậy là được rồi, không có bất cứ một yêu cầu quá phận nào, bởi vì chỉ sợ bà ấy phúc bạc, nhận không nổi quá nhiều”…
“Còn thân xác của ta vẫn đang nằm ở chỗ trụ cầu, xin phái người tới đó, dùng một tấm vải che lại làm chăn vải khâm liệm, đặt vào trong một quan tài gỗ, đem chôn ở một bên cầu đá, không cần phải tiêu phí, nếu không trong lòng ta sẽ không được yên ổn!”.
Thế nhưng, người nhà phú hộ lại không tin những lời này của đứa bé. Đứa trẻ nôn nóng, bực bội, quát lên bằng giọng nói non nớt khiến cho bọn họ phải vội vã đi ngay. Người nhà phú hộ chuẩn bị đi thì nghe đứa trẻ nói: “Mọi người đi, có khả năng sẽ lừa ta, vậy nên phải bế ta cùng đi để đích thân ta tự mình xử lý!” Người nhà phú hộ bất đắc dĩ, đành phải dùng chăn thêu bao lấy đứa trẻ rồi bế đi cùng.
Đi vào tới nhà kia, quả nhiên đều đúng như lời mà đứa trẻ đã nói. Đứa bé cùng với với bà lão nói chuyện liên miên, giống như là một đôi vợ chồng bình thường. Bà lão già nghe xong cảm thấy trong tâm tổn thương to lớn, đứa bé do ông lão chuyển sinh khuyên can bà: “Có ta ở đây, không cần lo lắng là không có ai chăm sóc cho bà”.
Một lát sau, họ lại đi tới dưới cây cầu, quan phủ đang ở đó tra nghiệm xác của ông lão. Đứa bé nhìn thấy thân xác đời trước của mình, than thở hết lần này đến lần khác, để cho người ta dùng quan tài gỗ khâm liệm, tự mình nhìn cho đến khi việc an táng kết thúc, sau đó liền cùng bà lão đi tới nhà phú hộ, giúp bà lão an trí ổn thỏa ở một căn phòng khác, chăm sóc bà đến hết cuộc đời.
Đứa bé trai mà ông lão chuyển sinh là người con duy nhất của nhà phú hộ. Năm đó, khi cha của cậu bé qua đời, mẹ của cậu mới hai mươi tuổi đã ở vậy không tái giá, thiếu phụ rất yêu thương đứa bé này, coi cậu như hòn ngọc quý trên tay. Hơn trăm vạn tư sản của nhà phú hộ, sau này cũng đều do cậu bé thừa kế.
Ông lão kiếp trước xuất phát từ bản tính trời sinh mà hành thiện, làm điều tốt. Sau này có thể chuyển sinh đến nhà phú hộ, kế thừa gia sản khổng lồ, đó là vì ông kiếp trước đã làm việc thiện, kiếp này mới nhận được phúc báo vậy.
Theo Epoch Times
Trường Lạc biên dịch
Đăng theo ĐKN