Gần đây, nhiều tỉnh ở phía Nam Trung Quốc phải hứng chịu những cơn mưa lớn, khiến nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi. Các quan chức chính quyền ĐCSTQ lại che giấu tình hình của thảm họa, cho dù là trong hay sau trận lũ, người dân nói rằng họ chỉ có thể dựa vào chính mình.
Kể từ ngày 2/6, Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến và những nơi khác đã gặp phải những trận mưa lớn, gây ra lũ lụt nghiêm trọng.
Trong trận mưa lớn, một số hồ chứa không thể cầm cự được, một số nơi chính quyền đã trực tiếp xả nước lũ mà không thông báo cho người dân ở hạ lưu, một số hồ chứa nhỏ bị phá hủy trong cơn mưa lớn, điều này càng làm cho tình hình thiên tai ở địa phương thêm trầm trọng.
Ông Ngô ở Ngô Châu, Quảng Tây nói với Epoch Times: “Đây là một trận mưa lớn hiếm có trong 50 năm qua tại địa phương, người già ở đây nói rằng từ nhỏ tới giờ họ chưa bao giờ thấy cơn mưa lớn như vậy. Cơn mưa xối xả kéo dài trong 10 ngày, bầu trời đen kịt không có chút ánh sáng. Trong đó có một cơn mưa lớn kéo dài tới hơn 10 giờ”.
A Ngưu (bí danh), người dân ở Dương Sóc, thuộc địa cấp thị Quế Lâm, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, cũng nói rằng: “Huyện Dương Sóc chủ yếu là bị ngập úng, hệ thống thoát nước rất kém, mọi thứ đều bị nhấn chìm, những ngôi nhà trong khu thắng cảnh chỗ tôi bị hư hại cũng nhẹ hơn một chút.
Đất đá của nửa ngọn núi đều đổ xuống hết, nhiều nhà ở bị chôn vùi, một ngôi làng gặp phải đất đá trôi cần phải di dời, không thể ở được nữa. Con đường ban đầu giờ đã bị nứt ra, cũng không dám ở nữa. Mực nước trên con đường hay đi mua đồ ăn cũng dâng hơn 1 mét, ngay cả nóc ô tô con cũng không thể nhìn thấy được”.
Ông Ngô nói rằng mọi người đều không hiểu được tại sao chính quyền không thông báo khi một hồ chứa lớn như vậy bị vỡ? Những thanh niên, người ở độ tuổi 50- 60 ở đại phương đều ra ngoài đi làm, thế nên một số nhà chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ trong nhà.
Ông nói: “Những cụ già cô quả hay những gia đình có trẻ nhỏ thật khốn khổ, không có người khỏe mạnh để giúp chăm sóc. Trong những ngôi nhà bị phá hủy ở địa phương, có một số người già và trẻ nhỏ đã bị mất tích, cũng có những thi thể của người già bị cuốn trôi đến làng bên cạnh, thi thể thối rữa và bốc mùi”.
A Ngưu cũng phàn nàn, các quan chức địa phương bị thiên tai không chịu công bố thông tin: “Không có thiên tai gì hết, về cơ bản là không báo cáo những thứ này. Lượng mưa ở Dương Sóc đã lên hot search vào thời điểm đó, nhưng đã nhanh chóng biến mất”.
Ông nói rằng các hồ chứa nhỏ tại địa phương đã bị phá hủy vì lượng nước mưa lớn vượt quá chỉ tiêu, có đến 2-3 cái đã bị vỡ, vì thế tình hình thiên tai lần này rất nghiêm trọng.
Ông Ngô cũng biểu thị: “Các nhà chức trách cố tình không đưa ra báo cáo, sợ rằng báo cáo sẽ dẫn đến lòng người hoảng sợ. Chỉ có một số bộ phận nhỏ báo cáo, cũng là vì để báo cáo tuyên truyền, chụp một số hình ảnh cứu trợ. Những người dân thôn bên cạnh đều dùng thuyền của mình để cứu những người dân khác, hoàn toàn không phải là quan chức”.
A Ngưu nói rằng, sau thiên tai ở Dương Sóc, những người có nhà bị phá hủy chỉ có thể tạm thời đến sống với người thân và bạn bè. “Chẳng thể dựa vào cứu trợ của chính phủ, chỉ một lều vải, dầu muối gạo, chăn mền,… những thứ này đưa cho chúng tôi rất ít. Chỉ có một gia đình nhận được trợ cấp 20.000 NDT từ Bộ Tài chính, những nhà khác đều là dầu muối”.
Ông còn biểu thị: “Nếu như là trợ cấp cho dân nghèo, thì nhiều nhất chỉ là xây cho bạn một căn phòng, còn như chúng tôi thì nhiều nhất là cho một cái lều vải. Trận lũ lụt khiến các cửa hàng ở Đường Tây, Dương Sóc bị cuốn trôi, họ khiếu nại rằng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ phụ cấp nào”.
“Một người dân đã chi 800.000 nhân dân tệ xây xong một ngôi nhà và mới sống được 2 tháng, nhưng đã bị cuốn trôi bởi trận lở đất. Chuyện thế này cũng chỉ được coi là thiên tai, bạn đến chính quyền địa phương khiếu nại cũng vô ích”.
A Ngưu cũng nói một cách bất lực rằng: “Chúng tôi chỉ có thể dựa vào chính mình, không thể dựa vào chính quyền. Chính quyền không có tiền và còn xấu xa, ngay cả khi có tiền quyên góp lũ lụt, chính quyền cũng lấy phần hơn, ít khi có thể đến được tay người dân. Quyên góp 20.000 NDT, đến tay người dân chỉ còn vài trăm NDT”.
Ông nói, có một số thương hội thỉnh thoảng cung cấp cho dân làng một số trợ cấp, nhưng bây giờ vì lũ lụt quá thường xuyên, họ cũng không lo được nhiều như vậy, cũng chỉ có thể cung cấp một số trợ cấp cho sinh viên và người già có điều kiện sống rất khó khăn mà thôi.
Theo Tinh Hoa