Tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc đã hứng chịu trận mưa lớn vào ngày 20/7. Hơn một chục thành phố bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Thiếu Lâm Tự nổi tiếng cũng bị nhấn chìm, xe ô tô ở khu thắng cảnh bị cuốn trôi, trang Vision Times cho hay.
Theo báo cáo của các kênh truyền thông Trung Quốc, ngày 20/7, lượng mưa lớn tiếp tục diễn ra ở nhiều khu vực tại tỉnh Hà Nam. Năm trạm khí tượng cấp quốc gia là Tung Sơn, Củng Nghĩa, Tân Mật, Yển Sư và Đăng Phong đã phá vỡ kỷ lục lượng mưa trong 3 ngày liên tiếp.
Sáng ngày 20/7, khu danh thắng Thiếu Lâm Tự đã ra thông báo khẩn tạm thời đóng cửa chùa. Dòng sông trước cổng chùa Thiếu Lâm cuộn sóng, dâng cao đến tận cổng núi, trong chùa đã bị mất điện.
Gần đây, cư dân mạng đã phát tán một đoạn video tiết lộ rằng chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, tỉnh Hà Nam đã bị một trận lũ hiếm gặp tấn công. Do lượng mưa lớn, các con sông gần đó bị ngập và đê vỡ ra. Toàn bộ chùa Thiếu Lâm bị ngập sâu từ 1m đến 2m. Sau trận lụt, chùa Thiếu Lâm như một đống đổ nát: Tường sập, cổng bị hư hại, toàn bộ chùa và sân vẫn chìm sâu trong lớp bùn vàng.
Cư dân mạng đã thực hiện một video hé lộ cảnh tượng thê thảm của chùa Thiếu Lâm sau khi bị nước lũ tấn công. Toàn bộ chùa Thiếu Lâm chìm sâu trong lớp bùn vàng. Một số ngôi chùa bị nhấn chìm đến nỗi chỉ còn lại phần mái. Cổng chùa gần như bị lũ nhấn chìm hoàn toàn. Thậm chí có những tòa nhà sập hoàn toàn. Cổng lớn trong sân bị hỏng, mặt đất sụt lún, nghiêng ngả như sắp đổ.
Sau khi chùa Thiếu Lâm bị lũ xói mòn, cảnh tượng khủng khiếp đến khó tin. Mọi người bất giác đặt câu hỏi về số tiền nhang khói hàng trăm triệu nhân dân tệ của Thiếu Lâm Tự mỗi năm đã đi về đâu? Các kênh truyền thông Trung Quốc từng tiết lộ Trụ trì Thích Vĩnh Tín của chùa Thiếu Lâm Tự, đã thương mại hoá ngôi chùa, ngang nhiên kiếm bộn tiền.
Theo thống kê, khoảng năm 2018, lượng khách đến chùa Thiếu Lâm đạt gần 2 triệu lượt. Tính với giá vé 80 tệ (khoảng 280.000 VNĐ) một người, thì trong 1 năm, chỉ riêng chùa Thiếu Lâm đã thu được 150 triệu tệ (khoảng 527 tỷ VNĐ).
Trước những nghi vấn trên, Trụ trì Thích Vĩnh Tín từng giải thích với công chúng phần lớn số tiền quyên góp đều được dùng để sửa chữa và bảo trì những công trình bị phá hủy của ngôi chùa. Nhưng liệu số tiền quyên góp đó có thực sự được sử dụng để sửa chữa ngôi chùa hay không?
Ngay từ vài năm trước, một số cư dân mạng đã rộ lên thông tin rằng Trụ trì Thích Vĩnh Tín có một chuỗi tràng hạt bằng gỗ Trinh Nam nạm vàng trong số đồ đạc cá nhân của mình. Gỗ của cây Trinh Nam vốn rất đắt đỏ.
Vào thời điểm đó, trị giá của chuỗi tràng hạt không dưới hàng chục triệu tệ và được ca ngợi là một trong những chuỗi tràng hạt đắt đỏ nhất thế giới. Năm 2013, Trụ trì Thích Vĩnh Tín cũng bị tiết lộ sở hữu một chiếc xe hơi Audi Q7 hạng sang.
Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín. (Ảnh qua Tri Thức VN)
Năm 2015, một bức thư tố cáo Trụ trì Thích Vĩnh Tín của chùa Thiếu Lâm đã xuất hiện trên Internet. Bài đăng đã trích dẫn một lượng lớn bằng chứng tố cáo các vấn đề đời tư của Trụ trì Thích Vĩnh Tín như có vợ, nhiều tình nhân và con gái. Bài đăng cũng cáo buộc rằng Trụ trì Thích Vĩnh Tín có hai thẻ căn cước. Một thẻ sử dụng tên Thích Vĩnh Tín và thẻ còn lại sử dụng tên gốc của ông là “Lưu Ứng Thành”.
Sau khi vụ bê bối trên của Trụ trì Thích Vĩnh Tín bị phanh phui, truyền thông Đại Lục lại một lần nữa tiết lộ nội tình câu chuyện thương mại hóa ngôi chùa để kiếm tiền trục lợi.
Theo báo cáo, Trụ trì Thích Vĩnh Tín nắm giữ 80% cổ phần của công ty tài sản quan trọng nhất của Thiếu Lâm Tự và còn sở hữu cổ phần của 7 công ty con khác.
Ông Triệu Phác Sơ, cựu chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Cộng sản Trung Quốc, được thăng chức chủ trì của chùa Thiếu Lâm vào năm 1999. Ông đã giữ chức vụ trụ trì của ngôi chùa này trong 22 năm.
Theo chỉ lệnh của ông Triệu Phác Sơ, ông Thích Vĩnh Tín thành lập Học viện Thư pháp và Tranh Thiếu Lâm và Công ty Điện ảnh và Truyền hình Thiếu Lâm Tự với danh nghĩa thúc đẩy nghiên cứu văn hóa chùa Thiếu Lâm. Ông đã được ĐCSTQ trao tặng danh hiệu chính thức là “Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc” kiêm “Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Hà Nam”. Ông Thích Vĩnh Tín từng là phó đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân của ĐCSTQ trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp.
Giới truyền thông đại lục còn phanh phui vụ Trụ trì Thích Vĩnh Tín lợi dụng hoạt động thương mại của chùa để kiếm tiền. Ông ta nắm giữ 80% cổ phần của công ty Thiếu Lâm và còn sở hữu cổ phần của 7 công ty con khác.
Xem thêm:
VIDEO - Trước khi nhập Niết bàn, Phật Thích Ca Mâu Ni để lại dự ngôn gì cho chúng sinh?
Theo ĐKN