Ngày 29/12, luật sư Sidney Powell chia sẻ trong buổi phỏng vấn với chương trình FlashPoint rằng bà tin “chắc chắn” rằng ông Donald Trump sẽ giữ chức tổng thống nhiệm kỳ thứ hai kể cả sau phiên họp chung của Quốc hội ngày 6/1 và xa hơn thế nữa.
Theo The Epoch times, trong buổi phỏng vấn, bà Powell đã trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình về “những con đường khả thi” mang lại chiến thắng cho TT Trump.
Bà Powell nói: “Có rất nhiều vụ kiện đang chờ xử lý tại Tối cao Pháp viện… Chúng tôi có bốn tiểu bang đang đề xuất đơn kiến nghị pháp lệnh khẩn cấp, yêu cầu tòa án bác bỏ xác nhận [đó là] Arizona, Michigan, Wisconsin và Georgia vì tất cả [những] nơi đó đều [có] gian lận quy mô lớn”. Pháp lệnh (mandamus) là một lệnh từ tòa án với bất kỳ chính phủ, Toà án cấp dưới, tập đoàn, hoặc cơ quan công quyền, nhằm yêu cầu thực hiện (hoặc không được làm) một số hành động cụ thể. Trong trường hợp này là yêu cầu bác bỏ xác nhận phiếu bầu Cử tri đoàn bỏ phiếu cho Biden đối với các bang tranh chấp.
Bà Powell đã mời khán giả xem xét các hồ sơ và vật chứng liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử.
Trong đơn kiến nghị của bang Arizona gửi lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, những người kiến nghị lưu ý rằng cáo buộc chính của họ là “Cuộc Tổng tuyển cử năm 2020 đã bị phá hủy bởi gian lận bầu cử [được] hợp hiến trên quy mô chưa từng thấy trước đây tại nước Mỹ, nơi mà hàng trăm nghìn nếu không muốn nói là hàng triệu lá phiếu bất hợp pháp, gian lận, không đủ điều kiện hoặc hoàn toàn không có thật được bầu cho ông Biden (cùng với hàng trăm nghìn phiếu bầu của ông Trump đã cố ý bị phá hủy, bị mất hoặc chuyển sang cho ông Biden) và gian lận lớn này đã thay đổi kết quả từ Biden thua thành Biden ‘thắng'”.
Các quan chức bầu cử tiểu bang, Bộ Tư pháp và những người khác đã phản đối các cáo buộc về gian lận cử tri trên diện rộng trong cuộc bầu cử năm 2020. Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng gọi cuộc bầu cử ngày 3/11 là “an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên vào đầu tháng 12, Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ John Ratcliffe được báo cáo đã xác nhận có sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử năm 2020.
Ngày 3/12, bà Catherine, phóng viên CBS cho biết: “Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ Ratcliffe lãnh đạo 17 cơ quan tình báo và ông có quyền truy cập vào những thông tin tuyệt mật nhất do chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ. Ông nói với CBS News rằng đã có sự can thiệp của nước ngoài vào [cuộc bầu cử] tháng 11 năm nay bởi Trung Quốc, Iran và Nga. Và ông dự kiến sẽ có một báo cáo công khai về những phát hiện đó vào tháng 1”.
Trong cuộc phỏng vấn, khi người dẫn chương trình hỏi liệu phiên họp chung ngày 6/1 hoặc lễ nhậm chức ngày 20/1 có phải là “kết thúc con đường” chiến thắng của TT Trump không, hay liệu khi nhiều bằng chứng về gian lận được đưa ra ánh sáng, vẫn có khả năng sẽ có nhiệm kỳ thứ hai của TT Trump. Bà Powell đã trả lời
“Chắc chắn là có thể vì Tối cao Pháp viện có thể làm những gì họ muốn… nhưng càng mất nhiều thời gian thì càng khó.”
Bà không cung cấp thêm chi tiết về quy trình xét xử của Tối cao Pháp viện sau phiên họp chung ngày 6/1 cũng như những động thái mà tòa án cấp cao này có quyền thực hiện sau lễ nhậm chức. Cho đến nay, Tối cao Pháp viện đã hai lần từ chối xem xét các vụ kiện được ông Trump ủng hộ nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020. Các tòa án liên bang và tiểu bang cũng đã bác bỏ hàng chục đơn kiện do nhóm pháp lý của TT Trump và những người khác đệ trình.
Một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cho biết họ có kế hoạch phản đối việc Quốc hội xác nhận các phiếu Đại cử tri vào ngày 6/1. Để động thái thành công thì cả Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát và Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát phải đồng ý loại bỏ các phiếu Đại cử tri. Nếu không có ứng viên tổng thống nào nhận được 270 phiếu bầu cần thiết để chiến thắng thì có khả năng buộc phải có một cuộc bầu cử đột xuất theo Tu chính án thứ 12.
Theo ĐKN