Dịch tả lợn châu Phi tái phát trên diện rộng ở 17 các huyện, thị xã ở Nghệ An như: Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, Thanh Chương, Quế Phong, Diễn Châu… và đang tiếp tục lây lan, ngoài ra còn xuất hiện bò nhiễm bệnh nổi cục ngoài da.

Trao đổi với báo Việt Nam Net chiều 12/4,, ông Ngô Đức Quỳnh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, trên toàn tỉnh đến nay có hơn 5.000 con lợn bị nhiễm bệnh phải tiêu huỷ. Đàn trâu, bò bị nhiễm bệnh nổi cục ngoài da là hơn 1.000 con.

Ông Quỳnh nói: “Người dân cần khai báo sớm khi phát hiện đàn lợn, bò có dấu hiệu bất thường để khoanh vùng chữa trị. Cần huy động người dân bỏ tiền để mua vắc xin cho đàn trâu, bò; mua hoá chất, khử khuẩn bằng vôi và các loại thuốc diệt ruồi muỗi, côn trùng tránh lây nhiễm”.

Chi cục Thú y Nghệ An khuyến cáo, người dân không bán, giết mổ, ăn thịt gia súc ốm yếu, có dấu hiệu mắc bệnh. Ngoài ra không vứt xác gia súc ra ngoài môi trường, không cho lợn ăn những thức ăn thừa thải từ nhà hàng và không dùng nước ao, hồ chưa qua xử lý.

Nguồn tin trên cho hay, không chỉ Nghệ An, dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò hoành hành mấy tháng nay khiến người nuôi bò ở 13 huyện, thị xã ở Hà Tĩnh khiến người dân lo sợ, hoang mang quay lưng lại thịt bò khiến các cửa hàng kinh doanh bún, phở bò phải đóng cửa hàng loạt.

Ảnh chụp màn hình Vietnamnet.

Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, cho hay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò xảy ra ở Hà Tĩnh vào đầu tháng 12 năm nay. Đây là căn bệnh gây nguy hiểm cho đàn trâu bò nhưng không gây nguy hiểm, lây lan sang người.

Cũng theo ông Hùng, đã có 1.000 con bò chết và hiện có khoảng 8.000 con đang mắc bệnh nhưng chưa qua 21 ngày.

Hiện nay, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước làm nhiều con trâu, bò mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy, trong khi đó, vắc xin phòng bệnh chưa có.

Theo ĐKN