Gần đây, một đoạn video ghi lại cảnh các binh lính PLA (Trung Quốc) khóc lóc thảm thiết được cho là đang trên đường đến biên giới Trung-Ấn được truyền rộng trên mạng, khiến cư dân mạng bàn luận sôi nổi, theo Sound of Hope.

Ngày 19/9, tài khoản Twitter “林才竣Michael” đã đăng một video các binh sĩ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa ca hát vừa khóc lóc thảm thiết, kèm lời dẫn rằng: “Giải phóng quân ĐCSTQ được cử đến biên giới Trung-Ấn, lúc ca hát trên xe đã không thể kìm được nước mắt. Nghĩ ra cũng đúng, đổ biết bao nhiêu tiền để gia nhập quân đội với mong muốn sẽ được đổi đời, sống cảnh giàu sang như vua chúa, giờ đây lại bị mang đi làm bia đỡ đạn”.

Xem video tại đây

Trong video có người lính vẫn đang cầm khẩu trang trên tay, chứng tỏ video này mới được quay gần đây. Tuy nhiên, vẫn chưa xác nhận được liệu đó có phải là binh đoàn được cử đến biên giới Trung-Ấn hay không.

Đáp lại, cư dân mạng nói:

“Những người lính của Giải phóng quân đều bởi gia cảnh nghèo khó mới nhập ngũ, chỉ mong sau khi nhập ngũ rồi có thể tìm được công việc khác. Không ngờ Tập Cận Bình lại gây hấn khắp nơi, đến nỗi khiến những người vốn không muốn đánh trận cũng buộc phải cắn răng ra chiến trường ”.

“Một khi chiến tranh nổ ra, người chết đều là những binh lính được mang ra làm bia đỡ bạn, còn con cháu các quan chức cấp cao đều đang tận hưởng cuộc sống giàu sang ở nước ngoài,  lái những chiếc xe hơi sang trọng và thưởng thức cao lương mỹ vị của thế giới”.

“Hoàn cầu Thời báo”, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đưa tin rằng ĐCSTQ đã triển khai khoảng 270 máy bay ném bom H-6 và nhiều loại tên lửa hành trình ngoài khu vực phòng thủ như tên lửa hành trình Changjian-20 mới và tên lửa hành trình YJ-63, lượng lớn trong đó nằm gần bờ biển Hoa Đông, tương lai khi mà khu vực Ladakh, Ấn Độ phát sinh xung đột, nó có thể mang lại cho quân đội Trung Quốc một lợi thế to lớn.

Một người dùng Twitter khác có tài khoản “草祭” bình luận: “Hãy nhìn những người lính Trung Quốc ở Ladakh. Họ thiếu thiết bị phòng hộ cơ bản nơi vùng cao. Hầu hết khuôn mặt của họ đã bị bỏng nặng bởi tia cực tím của cao nguyên. Khi tuần tra trên núi tuyết, ngay cả kính bảo hộ cũng không có. Trái lại, quân đội Ấn Độ lại được trang bị rất đầy đủ, tình trạng sức khỏe được bảo vệ tốt. Họ tràn đầy tự tin và cảm thấy vinh dự lớn lao vì được bảo vệ đất nước. Quân nhân Ấn Độ có phẩm giá của một người lính, trong khi lính Trung Quốc không chỉ không có phẩm giá của một người lính, thậm chí sống không bằng một con chó ở nước ngoài ”.

Trước đó, vào ngày 15/6, đã xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội ĐCSTQ và Ấn Độ, cả hai bên đều xảy ra thương vong. Ngay sau đó, Ấn Độ báo cáo rằng 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột. Những người lính này được chính phủ và người dân Ấn Độ vinh danh anh hùng.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chia buồn tới các gia đình binh sĩ thiệt mạng trong cuộc xung đột ở thung lũng Galwan, ông cũng nói rằng sự hy sinh của các gia đình này là đáng được “tôn kính”.

Ngược lại, một tháng sau cuộc xung đột bạo lực Trung – Ấn, bên phía ĐCSTQ vẫn không tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ của họ đã chết trong vụ đụng độ. Truyền thông Ấn Độ tiết lộ, 43 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng hoặc bị thương nặng, tình báo Mỹ cũng tin rằng 35 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng.

Bộ Nội vụ ĐCSTQ đã thông báo cho các gia đình binh sĩ thiệt mạng trong cuộc xung đột Trung – Ấn, họ không được phép thực hiện các nghi thức tang lễ truyền thống, mà phải hỏa táng hài cốt từ xa, các gia đình không được trực tiếp đến nơi tiến hành mai táng.

Tờ Breitbart của Mỹ đưa tin, các gia đình Trung Quốc có người thân mất trong xung đột Trung – Ấn đang rất đau đớn, họ đã muốn trút giận và bày tỏ thất vọng lên Weibo và các trang mạng khác, nhưng đều bị chính phủ Trung Quốc dập tắt.

Tài khoản Twiiter “羽寒” ngày 7/9 chia sẻ một video kèm bình luận: Tang lễ của đại đội trưởng người Tây Tạng Nyima Tenzin, một người lính Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn ngày 29/8, được tổ chức trên ngọn núi Himalaya. Các đồng đội cũ của Nyima Tenzin đã đến tiễn đưa ông. Các nhà sư tụng kinh trong tang lễ của ông, linh hồn của người lính Ấn Độ anh hùng sẽ mãi ở trên ngọn núi Himalayas.

Cái chết của người lính “đảng vệ quân” ĐCSTQ so ra còn bi thảm hơn nhiều, cái chết của họ không những không được công khai mà người nhà còn bị chính quyền uy hiếp và dọa nạt.

Xem video

Một điều khiến thế giới bên ngoài quan tâm hơn chính là quân đội ĐCSTQ được gọi là “đảng vệ quân”, tức quân đội bảo vệ chính quyền ĐCSTQ, khét tiếng với sự tham nhũng và hủ bại. Hơn nữa, do chính sách một con của ĐCSTQ, hầu hết thanh niên ở Trung Quốc hiện nay đều được nuông chiều từ bé, không chịu được vất vả bên ngoài, thế nên thường xuyên có những trường hợp từ chối tham gia nghĩa vụ quân sự. 

Ngày 18/9, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây chính thức thông báo về việc một thanh niên bị phạt 20.000 Nhân dân tệ (khoảng 68 triệu VNĐ) vì từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự, phải chịu 8 mức phạt nặng, gồm: không được tuyển dụng làm công chức trong 2 năm, không thể làm thủ tục ra nước ngoài và không thể làm thủ tục kinh doanh trong vòng 3 năm…

Ông Du Minh Lỗi (You Minglei), một nhà hoạt động nhân quyền dân chủ ở Phúc Châu, tỉnh  Phúc Kiến cho hay, mục đích của quân đội ĐCSTQ không phải để bảo vệ người dân, mà để bảo vệ lợi ích của chính quyền ĐCSTQ, Vậy nên có rất nhiều thanh niên không muốn đi lính.

Theo ĐKN