Con người sau khi chết vẫn còn có linh hồn, không phải là hễ chết là hết tất cả. Người tự sát so với những người chết bình thường thì thống khổ hơn muôn ngàn lần, hơn nữa phải chịu nỗi thống khổ đó trong nhiều năm, so sánh ra thì chút khổ khi còn sống hoàn toàn không có gì đáng kể.
Người hiện đại thì tỉ lệ tự sát rất cao, đa phần đều do thuyết duy vật gây ra, đều cho là hễ chết là tất cả đều hết. Họ nào có hay, trong vũ trụ này chính là tồn tại "linh hồn bất tử".
Con người sống một đời vốn đã rất khổ rồi, nếu tự sát, không những nỗi khổ cộng thêm cái khổ của việc tự sát, mà đời sau còn phải chịu báo ứng đặc biệt đau khổ. Hơn nữa họ phải chịu nỗi khổ thê thảm, cực khổ, nỗi khổ lâu dài và nỗi khổ nhất trong những nỗi khổ, quả là những nỗi khổ nhiều không kể xiết. Cái gọi là "Một bước sa chân ngàn năm hận, ngoảnh đầu nhìn lại đã trăm năm", thế nên mọi người chớ coi nhẹ sinh mệnh, khiến cho hối hận khôn nguôi.
Nhưng cũng có người nói: Một đời chỉ tính một đời, tự sát là chuyện đời này, có liên can gì đến đời sau? Và sao phải chịu nỗi thống khổ lớn?
Nếu muốn hiểu rõ đạo lý này, chỉ cần lấy một việc mà giới khoa học phương Tây đã phát hiện ra để dẫn thuật thì có thể nói một mà hiểu nhiều rồi.
Linh hồn hôn mê
Theo báo cáo của "Hội nghiên cứu tâm linh học" phương Tây, linh hồn ban đầu khi rời khỏi thể xác, vì chịu tác động lớn của việc "thể xác tử vong" nên tâm trí suy giảm so với lúc còn sống, năng lực cũng suy giảm so với lúc còn sống, nhưng sau đó không lâu là có thể phục hồi. Còn người tự sát thì tình cảnh khác rất nhiều. Bởi vì người tự sát khi chết bị chấn động của nỗi thống khổ kịch liệt, thế nên họ mờ mịt mê man, toàn bộ năng lực tâm linh bị mất hết, trải qua thời gian rất lâu vẫn còn khó phục hồi.
Những thầy tâm linh cho biết, mỗi cuộc tụ họp "linh hồn phát biểu", khi linh hồn của người chết mượn 'người trung gian linh hồn' để hội đàm với người sống thì thường xuất hiện hiện tượng "lăn lộn mê lạc". Đây là do tình huống lăn lộn lúc chết đột nhiên xuất hiện trong tâm của linh hồn gây ra. Người phương Tây nói: Đây là sự việc thường gặp. Người chết tự nhiên còn như thế này, thì người tự sát sẽ như thế nào, mọi người đều có thể tưởng tượng được.
Trạng thái xấu thường tồn tại
Một niệm lúc lâm chung có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến trạng thái sau khi chết. Thế nên khi chết an lành thì sau khi chết linh hồn cũng sẽ an hòa, bình tĩnh. Khi chết bi ai thì sau khi chết cũng bi ai như thế. Không chỉ bi ai, an lạc như thế này mà cả hình tượng lúc lâm chung cũng sẽ thường hiện tướng sau khi chết. Có người trông thấy "ma không đầu, ma thắt cổ", thực tế chính là trạng thái chân thực lúc lâm chung. Trạng thái xấu thường tồn tại, đây chính là vấn đề mà người nhà nhất định phải hết sức chú ý đối với người lúc lâm chung. Cần để người nhà ra đi yên lành, không được để họ đau thương, sầu bi, phiền não. Dưới đây là câu chuyện của hai người phương Tây.
Trong sách "Cái chết và bí mật của cái chết", trong bức thư của Roy Bentley gửi cho Flamaning có viết rằng:
"Vào một đêm nọ, tôi từ biệt người bạn Từ Bằng rồi đến một quán cà phê ngồi, vì vậy về đến nhà thì đã muộn. Nhưng tôi cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, trong tâm an hòa. Khi đó cũng đã rất khuya rồi, tôi bèn lên giường đi ngủ. Nào ngờ ngủ chưa được bao lâu thì đột nhiên tôi bị một ác mộng làm kinh sợ tỉnh giấc. Bỗng nhiên thấy người bạn Từ Bằng máu me đầy đầu đang đứng trước giường, và nói lời cáo biệt với tôi. Trong lúc hoảng sợ, tôi lập tức ngồi dậy. Từ Bằng máu me đầm đìa vẫn rõ ràng một một trước mắt. Đợi đến khi trời sáng tôi mới bước ra khỏi cửa, chuẩn bị đi hỏi thăm tin tức, vừa lúc đó phía bên kia cũng có người đến báo tin rằng Từ Bằng đã chết. Được biết vào đêm qua, sau khi tôi và anh ấy chia tay, anh ấy đã ngã từ trên lầu xuống, đầu bị vỡ mà chết".
Cuốn sách "Những điều không biết" của Fran Mariwen đã thuật lại rằng, có một người phụ nữ trông thấy linh hồn người em trai của bà (người đã bị trọng thương và tử vong trong Thế chiến thứ nhất).
Trong sách viết: "Đêm đó, tôi đột nhiên tỉnh dậy, trông thấy em trai Oliver đứng sừng sững bên giường ngủ của tôi, phần gối của em bị một loại khí như sương mù sáng vây quanh. Lúc đó trăng đã lặn, đêm tối như mực, tiếng mưa xào xạc, cảm thấy càng thê lương. Thế là tôi từ trên giường nhảy vọt dậy, đi xuyên qua linh thể của em trai. Đến cửa, đang định mở cửa thì tôi quay đầu lại, thấy linh thể trắng mờ cũng đang từ từ di động bước tới phía tôi. Hai mắt em chăm chú nhìn, bày tỏ sự thân thiết và thống khổ. Vì vậy, tôi trông thấy bên má phải em có vết dao chém, máu tươi chảy đầm đìa, nét mặt trắng như sáp lại trong suốt, hình dạng trông cực kỳ thê thảm".
Trong sách cũng đề cập đến người phụ nữ ấy sau này biết em trai bà quả nhiên đã chết trên chiến trường, nơi em trai bị thương giống như những gì mà bà đã trông thấy trong đêm đó.
Tường Hòa
Theo Vision Times
Đăng theo NTDVN