Đại dịch Covid-19 đã làm Lào điêu đứng trong lần đầu tiên bán trái phiếu bằng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, gây thêm áp lực cho đất nước vốn đã chi quá nhiều tiền của vào việc xây đập thủy điện và đang phải xoay sở trả nợ, đặc biệt là khoản nợ với Trung Quốc, một chủ nợ hàng đầu của Lào.

Nikkei Asian dẫn nguồn thân cận với hệ thống ngân hàng ở Lào cho biết, chính phủ Lào đã áp dụng lập trường “chờ – xem” trước khi tiến hành bán trái phiếu. 

“Ngân hàng Trung ương Lào vẫn phải xác nhận liệu việc bán trái phiếu có được thực hiện trong năm 2020 hay không”, một nguồn tin nói.

Việc Lào, nước nghèo nhất Đông Nam Á, chuyển hướng sang thị trường quốc tế đã được dự báo vào tháng 1/2020, sau khi Lào lần đầu tiên nhận được xếp hạng B3 từ cơ quan xếp hạng tín dụng Moody. Sự đánh giá này đến sau khi Lào bán được 182 triệu USD trái phiếu bằng đồng đô la Mỹ, trong hai đợt phát hành loại chứng khoán nợ tranche cho các nhà đầu tư Thái Lan vào năm 2016.

Lào cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế chính phủ sovereign bond – loại chứng khoán nợ được chính phủ phát hành bằng ngoại tệ, bằng đồng baht của Thái Lan, để lấp đầy kho bạc của mình.

Fitch Rating, một công ty xếp hạng tín dụng, đã chỉ ra quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính tiềm ẩn của Lào. Trong một báo cáo giữa tháng 5, công ty này đã hạ thấp triển vọng về nợ quốc gia của Lào từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. 

Theo Fitch, tổ chức đã xếp Lào ở hạng “B”, 900 triệu USD thanh toán nợ nước ngoài sẽ đáo hạn trong năm 2020, bao gồm hai đợt trong số 250 triệu USD trên thị trường trái phiếu Thái Lan. Và từ năm 2021 đến 2023, mỗi năm Lào phải đối mặt với 1 tỷ USD thanh toán nợ nước ngoài.

Lào không nhiều lựa chọn trong việc điều động nguồn vốn, với dự trữ ngoại hối ước tính khoảng 1 tỷ USD vào cuối tháng 3.

Fitch tin rằng chính phủ Lào sẽ tìm kiếm các khoản vay từ các ngân hàng thương mại để có tiền trả cho các đối tác nước ngoài của mình.

Theo Ngân hàng Thế giới, “mức dự trữ ngoại hối dự kiến ​​sẽ giảm vào năm 2020 và đủ để bù đắp cho ít hơn một tháng nhập khẩu”. Và trong bản đánh giá kinh tế Lào giữa tháng Năm, Ngân hàng nói một “đại dịch” đối với Lào đó là “dự đoán gia tăng thâm hụt tài khóa trong năm 2020 tăng trong khoảng 7,5% và 8,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 5,1% trong năm 2019”.

Hậu quả là, báo cáo nói “mức nợ dự kiến ​​cũng sẽ tăng lên khoảng 65% đến 68% GDP năm 2020, so với 59% GDP năm 2019”. Giá trị kinh tế của Lào vào thời điểm đầu năm 2020 và đạt 20 tỷ USD, tăng từ gần 18 tỷ USD cùng kỳ năm 2019.

Societe Generale, ngân hàng đầu tư Pháp, cho biết 80% số nợ trong năm 2019 của Lào là ngoại tệ, trong đó và gần một nửa số nợ công của Lào là nợ Trung Quốc. Những khoản nợ khổng lồ mà Lào đang phải gánh chịu xuất phát từ hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Bên cạnh đó, tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế đối với Lào còn nghiêm trọng hơn cả tỷ lệ lây nhiễm virus corona ở quốc gia này. Theo số liệu chính thức, đất nước 7 triệu dân chỉ có 19 ca nhiễm và không ca tử vong. Chiến lược ngăn chặn dịch Covid-19 của chính phủ, bao gồm đóng cửa đất nước đã tác động mạnh tới ngành du lịch và khách sạn, vốn là những lĩnh vực giúp Lào tăng dự trữ ngoại hối.

Ngân hàng Thế giới dự báo, tác động kinh tế do dịch Covid-19 sẽ hạ tăng trưởng của Lào tới “1% trong một kịch bản nền (baseline scenario) và âm 1,8% trong một kịch bản xấu hơn (lower-case scenario)”.

Điều này thể hiện sự suy thoái lớn từ kỷ lục tăng trưởng được xem là xuất sắc của đất nước, trung bình 8% một năm từ năm 2011 đến 2014, và khoảng 7% trong những năm tiếp theo.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, Lào tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6,3% từ năm 2016 đến năm 2036. Nhưng sự tăng trưởng đó đã bị xóa nhòa bởi khoản nợ mà Lào phải gánh chịu để tài trợ cho một loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Cũng theo Societe Generale, tỷ lệ nợ công GDP của Lào ngày càng gia tăng cho thấy quốc gia này đang trong tầm ngắm của “nước láng giềng khổng lồ phương Bắc – Trung Quốc” lớn đến mức nào. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư và cho vay nước ngoài lớn nhất của quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.

Sự thâm nhập vào nền kinh tế của Trung Quốc tại Lào đã định hình bằng các dự án trị giá hàng tỷ USD, bao gồm một tuyến tàu cao tốc trị giá 6 tỷ USD, nhiều đặc khu kinh tế, một tổ hợp các đập thủy điện lớn, đường cao tốc. Trong dự án đường sắt Côn Minh đến Viêng Chăn, tỷ lệ góp vốn của Lào là 30% và quốc gia này phải trả khoản đầu tư 250 triệu USD đầu tiên trong năm 2020 thông qua khoản vay lãi suất thấp từ Trung Quốc.

Lào đã đạt được các thỏa thuận tương tự để xây dựng các dự án thủy điện lớn nhỏ để khai thác nguồn nước phong phú của nó, bao gồm dòng chính và các nhánh của sông Mê Kông, khối nước lớn nhất Đông Nam Á.

Uớc tính có tới 400 dự án thủy điện ở Lào đã hoàn thành và đang xây dựng hoặc được lên kế hoạch trong bối cảnh Lào tìm cách trở thành “bình ắc quy của Đông Nam Á” bằng cách xuất khẩu điện cho các nước láng giềng.

Các nhà phân tích cho rằng Lào đang chìm nghỉm trong nợ nần đằng sau những con đập được cấp vốn bằng ngoại tệ, một số trong đó có giá hàng tỷ USD.

“Các dự án thủy điện là các khoản đầu tư thâm hụt vào vốn, đòi hỏi một lượng lớn tài chính trả trước”, theo Gary Lee, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại International Rivers.

“Sự gia tăng nhanh chóng của thủy điện ở Lào đã xảy ra đồng thời với một gánh nặng nợ nần và căng thẳng ở nước này”, Lee nói.

Các dự án tiềm ẩn có rủi ro, điển hình là vụ sụp đổ của đập phụ gần khu thủy điện Xi Pian-Xe Namnoy trong năm 2018. Khu liên hợp này là một dự án liên doanh giữa Lào và 2 công ty Hàn Quốc, với tỷ lệ góp vốn của Lào là 30%. Tỷ lệ 30-70 hoặc 25-75 là tỷ lệ mẫu thường được áp dụng cho xây dựng đập và phần lớn được bảo đảm thông qua các khoản vay.

“Nhưng ngay cả trong trường hợp này”, Premrudee Daoroung, điều phối viên của mạng lưới Giám sát đầu tư xây đập Lào (LDIM) nói, “chính phủ Lào đã phải vay một khoản vay ưu đãi từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc để đáp ứng phần vốn của nó. Việc vay nợ này được thực hiện ngay từ khi bắt đầu dự án”.

Những thỏa thuận như vậy đã đẩy Lào đến bờ vực vỡ nợ, theo cảnh báo của David J.H. Blake, một học giả người Anh chuyên về quản trị nước và sinh thái chính trị ở vùng Mekong.

“Lào, theo suy nghĩ của tôi, đã trở thành một “miền Tây hoang dã” do xây đập trong thập niên này, và dường như thực tế đó đã bắt đầu khi các hóa đơn tới kỳ thanh toán. Các chủ nợ như Trung Quốc có thể đòi Lào trả các khoản nợ bằng cách yêu cầu kiểm soát tài sản”, ông Blake nói.

Trung Quốc với dã tâm kiểm soát Biển Đông, bằng việc đầu tư các dự án xây dựng đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông, nạo vét lòng sông để mở đường cho các tàu chở hàng lớn và có thể là cả các tàu quân sự. Mục đích cuối cùng là tạo được một đường dẫn thông suốt từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc xuống hàng ngàn kilomet qua các nước ven sông Mê Kông gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam để ra Biển Đông – một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, vốn là vấn đề trọng tâm chiến lược thương mại và an ninh của Bắc Kinh và các nước láng giềng.

Theo dkn.tv