Kỳ 2: Phải chăng con người đang tự hủy diệt chính mình?

Kỳ 2: Phải chăng con người đang tự hủy diệt chính mình?

Kỳ 2: Phải chăng con người đang tự hủy diệt chính mình?

Kỳ 2: Phải chăng con người đang tự hủy diệt chính mình?

Kỳ 2: Phải chăng con người đang tự hủy diệt chính mình?
Kỳ 2: Phải chăng con người đang tự hủy diệt chính mình?
Thứ bảy, 28-12-2024 16:34, (GMT+07:00)
Kỳ 2: Phải chăng con người đang tự hủy diệt chính mình?
03-03-2020 15:31

Nước xả thải ô nhiễm từ một nhà máy hóa chất. (Ảnh: Shutterstock)

Nhiều người đặt câu hỏi, điều gì đã khiến con người lao vào vòng xoáy hủy hoại mọi thứ xung quanh mình, bất chấp các vấn đề về môi trường, xã hội và nhân đạo. Trong lịch sử nhân loại, chưa khi nào tình trạng suy thoái đạo đức nhức nhối như hiện nay. Để đạt một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, con người dùng các biện pháp gian xảo để lao vào cuộc cạnh tranh kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp phẩm giá con người…

Vì kim tiền lợi nhuận, nhiều người đã bất chấp lương tri, đạo nghĩa và luật pháp để xả thải độc hại ra môi trường, sản xuất ra những hàng hóa, thực phẩm có nguy cơ gây mất an toàn, gây tác hại đến sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Môi trường sống của Trái Đất trong vòng 100 năm trở lại đây đang bị hủy hoại nghiêm trọng...

Môi trường bị “đầu độc” nghiêm trọng

Thủy ngân - đặc biệt là methylmercury - là một chất độc thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tích lũy sinh học qua chuỗi thức ăn trong các hệ thống thủy sản. Chúng độc hại và “sống” bền bỉ rất lâu trong môi trường. Mức thủy ngân cao trong cơ thể người sẽ dẫn đến bệnh Minamata, nhẹ thì bị á khẩu, tứ chi run rẩy, mất khả năng thính giác, nặng có thể bị tê liệt, hôn mê và tử vong sau vài tuần phát bệnh.

Đầu thế kỷ 20, tập đoàn Chisso của Nhật Bản đã mở nhà máy hóa chất ở Minatama và xả thẳng nước thải chứa thủy ngân không qua xử lý ra vùng biển Nhật Bản, khiến nhiều loài động thực vật sống dưới biển bị nhiễm độc nặng. Ngư dân tại vùng biển đó ăn phải thủy sản nhiễm độc đã mắc một căn bệnh lạ gọi là bệnh Minatama (đặt theo tên thành phố đó). 

Kể từ đó, đã có thêm nhiều vụ thải ra chất độc chết người này như công ty Hóa chất Cát Lâm (Trung Quốc) từ năm 1958-1982 đã xả ra hơn 113 tấn thủy ngân và gần 5,5 tấn methylmercury xuống sông Tùng Hoa, và người dân địa phương cũng bị mắc các triệu chứng của bệnh Minamata. Năm 1998, Tập đoàn Nhựa Formosa (Đài Loan) đã “ký gửi” khoảng 5.000 tấn chất thải (trong đó có thủy ngân) tới thị trấn nghỉ mát Sihanoukville (Campuchia). Điều tra cho thấy, nồng độ thủy ngân của khối chất thải vượt quá 20.000 lần giới hạn an toàn cho phép. Các chỉ số dioxin và PCB đều ở mức nguy hiểm.

Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, tốc độ tăng trưởng hằng năm trên 5% nhờ vào xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ cho thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đánh đổi bằng cái giá môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. 

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Châu Á suốt nhiều năm qua, nhưng đánh đổi lại cho sự phát triển đó là tình trạng ô nhiễm trầm trọng diễn ra ở khắp các thành phố hay vùng ven biển...
Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Châu Á suốt nhiều năm qua, nhưng đánh đổi lại cho sự phát triển đó là tình trạng ô nhiễm trầm trọng diễn ra ở khắp các thành phố và các vùng ven biển... (Ảnh: Getty)

Vụ cháy Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (2019) đã phát tán lượng lớn thủy ngân vào không khí, khiến người dân không thể sử dụng nước tại các bể chứa, thực phẩm, trái cây, gia cầm cũng như phải tiêu hủy các loại trái cây tự trồng trong bán kính từ đám cháy 500m… Năm 2016, Công ty gang thép Formosa (Hà Tĩnh) đã xả chất thải độc hại khiến hàng trăm cây số dọc bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên - Huế bị ô nhiễm nặng nề. 

Cùng với hàng loạt nhà máy điện than mới xây, các công trình xây dựng mọc lên như nấm, những phát thải giao thông, phân bón hóa học, đốt phế phẩm nông thôn…, đã khiến khí thải nhà kính tăng vọt, kéo theo chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao hơn mức bình thường…, là tác nhân trực tiếp hủy hoại sức khỏe của con người.

Hủy hoại sức khỏe con người

Những vụ bê bối trong ngành công nghiệp thực phẩm xảy ra ngày càng thường xuyên trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc khiến quốc gia này được coi là nơi phát sinh nhiều căn bệnh lạ. 

Vụ bột sữa nhiễm độc hóa chất Melamine ở Trung Quốc (2008) đã gây rúng động thế giới không chỉ vì con số thống kê 6 trẻ tử vong, 300.000 trẻ bị sỏi thận, suy thận, suy dinh dưỡng..., mà còn khiến người dân của rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi nhập khẩu các sản phẩm chứa sữa nhiễm bẩn từ Trung Quốc.

Bê bối sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc đã khiến hơn 53.000 trẻ em phải nhập viện.
Bê bối sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc đã khiến hơn 53.000 trẻ em phải nhập viện. (Ảnh: Getty)

Tháng 3/2011, hàng trăm người Trung Quốc đổ bệnh do tiêu thụ thịt lợn bị nhiễm clenbuterol, một hóa chất khiến lợn phát triển nhanh hơn đã gây ra những cơn run rẩy, buồn nôn và đau đầu ở người. Do gây nguy hiểm đến sức khỏe, clenbuterol đã bị cấm vào năm 2002, nhưng một số người chăn nuôi lợn tại Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng trái phép để kiếm lợi.

Năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 900 nghi phạm đang phân phối 20 tấn các sản phẩm thịt giả thịt bò và thịt cừu (được chế từ thịt cáo, chồn, chuột và các động vật có vú nhỏ khác) tới các chợ nông sản ở tỉnh Giang Tô và Thượng Hải. 

Năm 2015, tại Quảng Tây, hải quan Trung Quốc đã phát hiện khoảng 800 tấn thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc, trong đó có một lượng lớn thịt đã có niên hạn hơn 40 năm. Số thịt trên trong tình trạng bị thối rữa và bị thu giữ khi đang trên đường vận chuyển tới các nhà hàng, quán ăn tại tỉnh Hồ Nam và các siêu thị khắp nước. 

Các quan chức Trung Quốc đã không giải thích rõ về nguồn gốc của thịt cũng như cách lưu trữ thịt trong 4 thập kỷ qua. Leung Ka-sing, Giáo sư Sinh học tại ĐH Bách khoa Hồng Kông cho biết trên tờ South China Morning Post rằng, số thịt này có thể đã được bảo quản bởi một lượng lớn hóa chất để ngăn ngừa thối rữa và có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm gây hại cho con người.

Công nghệ chế biến dầu ăn bẩn lần đầu tiên được phanh phui tại Trung Quốc vào năm 2000 khiến cả châu Á choáng váng, khi một quán ăn đường phố tại đất nước này bị phát hiện sử dụng dầu ăn bẩn. Dầu bẩn này được chiết xuất từ thức ăn thừa hoặc rác thải, từ váng dầu cống rãnh, rác thải nhà bếp, và thậm chí từ xác động vật nhiễm bệnh. Vụ phát hiện dầu ăn "siêu bẩn" ở Trung Quốc đã gây chấn động khi có thông tin loại dầu nhiễm bẩn này đã được “tuồn” sang 12 quốc gia trong đó có Việt Nam. 

Hiểm họa bởi những căn bệnh thế kỷ

Câu chuyện về thực phẩm bẩn tại Việt Nam đã tồn tại nhiều năm qua, xuất phát từ chuỗi cung ứng trong nông nghiệp đến chăn nuôi, từ các cơ sở chế biến nhỏ lẻ cho tới các xưởng sản xuất lớn. Vấn nạn về vi phạm an toàn thực phẩm mỗi ngày một tăng cao, tình trạng thực phẩm bẩn gây ngộ độc đã trở nên nhức nhối chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. 

Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà còn tiềm ẩn những nguy cơ rình rập lây lan các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm như bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng ở lợn, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh do virus, ký sinh trùng... Thực phẩm giả như gạo giả, trứng giả, nước mắm giả… cùng các thực phẩm bẩn sử dụng các loại hóa chất độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc có thể gây nên các bệnh mãn tính không lây như ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch…

Những vụ ngộ độc thực phẩm trên thế giới cùng thực trạng ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn tràn lan tại Việt Nam đều xuất phát từ chính sự suy đồi trong đạo đức kinh doanh, làm giàu bằng mọi giá của con người. Không có gì cường điệu khi nói rằng con người đang tự hủy hoại chính mình trong một vòng xoay luẩn quẩn: Kiếm tiền ---> Hưởng thụ ----> Bệnh tật ---> Chi tiền chữa bệnh.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những triệu chứng ban đầu do nhiễm độc thực phẩm bẩn chỉ là nôn mửa hoặc tiêu chảy tưởng như có vẻ vô hại, nhưng hằng năm lại khiến 600 triệu người mắc bệnh và 420.000 ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó có 125.000 trẻ em. Về lâu dài, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng,… trong thực phẩm bẩn sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại, gây các bệnh mãn tính và có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào.

Sử dụng thực phẩm bẩn, độc hại đã mang lại những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe của con người, với những căn bệnh thường gặp như tổn thương gan, suy thận, thoái hóa hệ thần kinh trung ương, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, mất ngủ, lo âu, suy giảm trí nhớ... và đặc biệt là bệnh Ung thư. 

Vấn nạn về vi phạm an toàn thực phẩm mỗi ngày một tăng cao, tình trạng thực phẩm bẩn gây ngộ độc đã trở nên nhức nhối chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. 
Vấn nạn về vi phạm an toàn thực phẩm mỗi ngày một tăng cao, tình trạng thực phẩm bẩn gây ngộ độc đã trở nên nhức nhối chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. (Ảnh: Dân trí)

Kháng thể kháng sinh - mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Rối loạn môi trường do hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên, cùng với việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa chất độc hại tràn lan… dẫn đến khả năng tái phát của các VIRUS biến thể truyền nhiễm đã từng được kiểm soát trong quá khứ. Với virus biến thể nhanh hơn bao giờ hết và hệ vi khuẩn ngày càng kháng thuốc kháng sinh, hiện nay các chuyên gia y tế thế giới tin rằng nguy cơ đại dịch toàn cầu lớn hơn bao giờ hết. 

Ngày nay, trên toàn thế giới, sự gia tăng rõ rệt của nhiều bệnh truyền nhiễm đã được ghi nhận, trong đó có HIV/AIDS, Hanta virus, Viêm gan C, SARC, Ebola… Hơn 60% các chủng virus này bắt nguồn từ động vật hoang dã. Có điều, hầu hết các chủng virus này đều chung sống “yên ổn” với động vật hoang dã, nhưng chính nạn chặt phá rừng, đô thị hóa và hệ lụy của công nghệ khoa học là “cầu nối” cho virus tiếp cận với con người, thích ứng với cơ thể con người và trở thành những virus nguy hiểm. 

Virus Ebola là một ví dụ. Năm 2017, các nhà khoa học đã tìm thấy chủng virus này ở các loài dơi tại Trung Phi và Tây Phi, nơi nạn phá rừng diễn ra khá nghiêm trọng. Mất nơi trú ẩn, các loài dơi đã phải bay đến các vườn cây của nhà dân, chúng ăn trái cây và lây bệnh cho người. Chính con người đã làm xáo trộn thiên nhiên và cuộc sống của loài vật là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. 

Kháng kháng sinh (AMR) đã nổi lên như một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng chính của thế kỷ 21 đe dọa việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng, virus và nấm không còn nhạy cảm với các loại thuốc thông thường được sử dụng để điều trị chúng. Hệ quả này đang đe dọa đẩy con người trở lại thời kỳ mà chúng ta không thể dễ dàng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao, lậu… 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã yêu cầu các bệnh viện dành nhiều nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống lại “siêu vi khuẩn”, một loại vi khuẩn có sức chống cự lại thuốc kháng sinh. Bởi vì loại siêu vi khuẩn này đang gây tác hại ngày càng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Một số lĩnh vực y học hiện đại đang phụ thuộc vào hiệu quả của thuốc kháng sinh để điều trị như ung thư, ghép tạng, phẫu thuật, chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non và nhiều hoạt động chăm sóc y tế khác…

Trên thực tế, nhiễm trùng gây ra bởi các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người bệnh. CDC ước tính rằng, tại Hoa Kỳ, hơn 2 triệu người mỗi năm bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng kháng kháng sinh, với ít nhất 23.000 người chết vì nhiễm trùng. 

Một trong số những nguyên nhân khiến vi khuẩn kháng thuốc là do vi khuẩn thường thay đổi hình dáng, và sự đột biến đó làm cho thuốc kháng sinh không còn tác dụng. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến việc vi khuẩn kháng thuốc phần nhiều là do ô nhiễm môi trường. 

Đất được coi là nơi chứa các gene kháng kháng sinh, vì hầu hết các loại kháng sinh có nguồn gốc từ các vi sinh vật trong đất có bản chất kháng với các loại thuốc kháng sinh được sản xuất. Ngoài ra, nguồn nước cũng có khả năng bị nhiễm vi sinh vật phân và phân hữu cơ được sử dụng tràn lan cho cây trồng cũng có thể phổ biến vi khuẩn kháng thuốc trong đất.

Từ đó, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta đã liên tục làm thay đổi môi trường xung quanh và mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho chính chúng ta và rất nhiều giống loài khác.

Minh Thanh

Xem thêm: Kỳ 1

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP