Kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão, khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển như nắng hạn gặp mưa rào ngay sau ‘cải cách’ và ‘mở cửa’, mang về một nguồn tiền khổng lồ cho ĐCSTQ. (Ảnh: Tổng hợp)
"Doanh nhân Trung Quốc sẽ không có kết cục tốt đẹp”. Tuyên bố này đã được Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba, đưa ra cách đây 10 năm, được lan truyền mạnh mẽ trên Internet gần đây. Có lẽ một bộ phận doanh nhân và người dân đã thoát khỏi hội chứng Stockholm với ĐCSTQ, nhận ra bản chất ‘nuôi béo để thịt’ của chế độ này. Tất cả điều này liệu có biến vị ‘Hoàng đế đỏ’ thành ‘tên đồ tể cuối cùng’ hay không?
Vào ngày 12/4, Initium Media có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin rằng, trong một bài phát biểu trước đây với một nhóm doanh nhân, Ma đã nói: "Không có doanh nhân nào ở Trung Quốc chết một cách tự nhiên".
Tuy nhiên, vào đầu tháng 1/2013, Ma đã lên tiếng phủ nhận rằng mình đã nói điều đó. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí ESQUIRE, ông giải thích rằng những gì mà ông thực sự nói là: "Các doanh nhân Trung Quốc thực sự không có kết cục tốt đẹp".
Vào thời điểm đó, phóng viên đã hỏi Ma: “Ông đã đưa ra rất nhiều tuyên bố bi quan trong năm 2011. Mọi người luôn thấy ông là một người rất lạc quan và truyền cảm hứng cho người khác. Tại sao vậy? Ông đã nói rằng đó là một thời điểm tồi tệ, và ông nói rằng hầu như không có doanh nhân Trung Quốc nào chết một cách tự nhiên. Tại sao ông lại bi quan như vậy?”.
Ma trả lời: "Không. Tôi không nói câu đó. Mọi người nên nói về những người ở vị trí cao với sự kính sợ. Bản thân tôi nghĩ rằng các doanh nhân Trung Quốc thực sự sẽ không có kết cục tốt. Nó đúng bây giờ, và nó đúng trong suốt lịch sử (của Đảng Cộng sản Trung Quốc). Lịch sử sẽ không thay đổi vì ngày hôm nay. Luôn luôn có những người may mắn, nhưng không nhiều”.
Sau 10 năm, tất cả những gì Jack Ma nói đều đúng.
Jack Ma phải im lặng và hiện biến mất trên truyền thông. Một đại gia BĐS phải vào tù 18 tháng câu phát biểu ‘thật lòng’ chê bai ông Tập. Ít nhất 165 doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Bắc Kinh đã phải chuyển hình thức sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước, số công bố của Ủy ban chứng khoán nhà nước Trung Quốc. Hàng trăm doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết đã bị cưỡng ép quốc hữu hóa. Hàng loạt các tập đoàn tư nhân công nghệ lớn mất hàng trăm tỷ USD giá trị thị trường, bị xé lẻ, bị hạn chế hoạt động, phải dâng nộp mô hình kinh doanh và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của ĐCSTQ…
- Hàng loạt các tập đoàn tư nhân công nghệ lớn mất hàng trăm tỷ USD giá trị thị trường, bị xé lẻ, bị hạn chế hoạt động, phải dâng nộp mô hình kinh doanh và chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của ĐCSTQ… (Ảnh: Tổng hợp)
Hội chứng kinh tế Stockholm
“Hội chứng Stockholm đề cập đến các triệu chứng có thể xảy ra ở người đang trong tình trạng làm con tin hoặc tù nhân bị bắt cóc, giam giữ và bạo hành. Khác với trạng thái tâm lý bình thường của các nạn nhân, hội chứng Stockholm được mô tả là sự cảm thông, thậm chí phát sinh tình yêu, sự bảo vệ của các nạn nhân đối với chính những kẻ bắt cóc, giam giữ, bạo hành họ sau một thời gian.”
Ông Đặng Tiểu Bình, cựu Tổng bí thư của ĐCSTQ, luôn được ca ngợi như nhà lãnh đạo sáng suốt nhất của ĐCSTQ, người mở cửa cho Trung Quốc với thế giới bên ngoài, là công thần thúc đẩy Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có câu nói nổi tiếng thế này:
- “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”
- “Ẩn mình chờ thời”
- “Hãy để một số người làm giàu trước”…
- “Tôi đã quan sát thế giới trong nhiều năm và rút ra một kết luận: Các nước có quan hệ tốt với Mỹ đều trở nên giàu có”
ĐCSTQ tự ca ngợi sự sáng suốt trong chương trình cải cách kinh tế của họ hồi thập kỷ 1970. Nhờ "cải cách", tiền bạc, tri thức, công nghệ, nguồn lực của giới tư bản đổ về Trung Quốc tìm kiếm lợi nhuận nhờ sức lao động giá rẻ của người dân Trung Quốc đang đói khát. ĐCSTQ cho rằng đó là thành công nhờ chỉ đạo sáng suốt của đảng. Một minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại hợp pháp của đảng. Thậm chí tuyên truyền của đảng còn mạnh mẽ đến mức, họ khẳng định "không có ĐCSTQ thì không có đất nước và dân tộc Trung Hoa".
Nhiều người Trung Quốc bắt đầu tin vào điều đó. Thế giới cũng vậy.
Nhưng ĐCSTQ và Đặng Tiểu Bình đã cải cách gì? ĐCSTQ và ông Đặng khi đó chỉ trả lại cho người dân Trung Quốc, những tù nhân [nạn nhân] của họ chút quyền lợi mà chính họ đã tước đoạt đi trước đó. Tù nhân sau khi bị cướp đoạt hết quyền lợi, tài sản thì phẫn nộ. Nhưng phẫn nộ ấy đã bị ĐCSTQ dùng hết cuộc thanh trừng này đến cuộc đàn áp đẫm máu khác đè bẹp xuống, tâm phẫn nộ sớm bị thay thế bằng tâm sợ hãi. Sau khi tù nhân sợ hãi đủ rồi, đất nước đủ kiệt quệ vì mải miết thanh trừng phe phái, ĐCSTQ lúc này dùng chiêu bài "cải cách kinh tế" để tiếp tục tồn tại.
Thực chất của cải cách kinh tế chính là trả lại cho người dân Trung Quốc một chút quyền cơ bản đã bị ĐCSTQ tước đoạt từ năm 1949, đó là quyền được tự do kinh doanh, quyền được hưởng thành quả lao động của mình theo công sức đã bỏ ra. Những thứ quyền cơ bản đã mất đi, nay được giải phóng trở về khiến người Trung Quốc cảm kích không thôi. Lúc này, các tù nhân của ĐCSTQ (người dân Trung Quốc) trở nên cảm kích trước sự "sáng suốt của đảng" như được tuyên truyền. Đây chính là hội chứng Stockholm kinh điển mà ĐCSTQ vận dụng cực kỳ thành công. Nó khống chế, tước đoạt và ban phát thứ chính nó đã cướp đi để trở thành kẻ được hàm ơn, dùng khái niệm bị đánh tráo này để đảm bảo tính chính danh của mình.
Không chỉ người dân Trung Quốc bị mắc lừa, Mỹ và Châu Âu cũng bị mắc lừa trước 'cải cách kinh tế' của ĐCSTQ. Mỹ và Châu Âu đã tin rằng, cùng với sự cải cách kinh tế, sự thịnh vượng, bình thuốc độc là ĐCSTQ sẽ bớt độc, nó sẽ thay đổi chính mình để trở thành một thể chế tự do và dân chủ. Nhưng thời gian chứng minh rằng Mỹ và Châu Âu đã quá ngây thơ.
Trung Quốc đã không cải cách và không bao giờ có ý định làm như vậy. Một số người thậm chí còn cho rằng ĐCSTQ đã lừa dối Washington kể từ năm 1972, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc và bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Theo quan điểm này, Trung Quốc chỉ đơn thuần giả vờ khao khát tự do hóa. Đó là cách hiểu sai về đường lối kinh tế của Trung Quốc.
- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi. Cạnh tranh giành quyền tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh biểu tượng về các chủ đề kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... Bức ảnh thể hiện một quả địa cầu trên lá cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ. (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)
Trang trại súc vật - Nuôi béo để thịt
Kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão, khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển như nắng hạn gặp mưa rào ngay sau ‘cải cách’ và ‘mở cửa’, mang về một nguồn tiền khổng lồ cho ĐCSTQ.
Tại sao?
Trải qua hơn hai thập kỷ bị bị tước hết tài sản, tư liệu sản xuất, hàng trăm triệu người bị chết vì bị đàn áp, vì đói, vì bất đồng chính kiến… Người dân Trung Quốc lúc đó chỉ có mơ ước, có cái ăn, có thể làm việc để sống. Còn ĐCSTQ thì cần ‘ai đó giàu có trước’ vì của cải tước đoạt trước đó của người dân đã bị tiêu hao hết rồi, dưới chế độ cộng sản, nền kinh tế kiệt quệ hoàn toàn. Nếu ĐCSTQ không làm cái gọi là ‘mở cửa’, nó cũng vì không có tiền sẽ chẳng thể tiếp tục đàn áp dân, nó không thể tiếp tục thống trị Trung Hoa được.
Đảng cần người dân Trung Quốc giàu có trong khuôn khổ giám sát và quyền lực của nó. Sau này, tất cả của cải ấy, tri thức ấy, mô hình kinh doanh ấy sẽ được quốc hữu hóa. Vì ‘cộng sản’ tức là chỉ đảng (người đứng đầu và thân tín của ông ấy) sở hữu thôi, toàn dân không được sở hữu gì, kinh tế tư nhân luôn là con đường của chủ nghĩa tư bản, tuyệt đối mâu thuẫn với lý tưởng của cộng sản chủ nghĩa. Vì thế, giai đoạn mở cửa từ 1976 đến nay của kinh tế Trung Quốc có thể coi là giai đoạn ‘nuôi béo để thịt’; chỉ là ông Đặng cho cho phép doanh nghiệp tư nhân tự kiếm ăn và trở nên béo mập, ông Tập kế tục ông Đặng, trở thành ‘đồ tể’ thực hiện quốc hữu hóa doanh nghiệp tư nhân trong kế hoạch kiên định này của đảng.
Người dân Trung Quốc đột ngột được trả lại quyền được buôn bán, sản xuất kinh doanh, và làm việc từ các phân xưởng nước ngoài đã vô cùng nỗ lực làm việc, sáng tạo và tích lũy. Nỗi ám ảnh của cái đói, của kiệt quệ tiền tài khiến người Trung Quốc sẵn sàng làm bất kỳ việc gì, khó nhọc đến đâu với mức lương rẻ mạt đến mấy, vẫn nỗ lực tiết kiệm trong sự bất an vì tương lai không hứa hẹn.
Cứ như vậy, Trung Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất thế giới dù thu nhập bình quân thấp. Nguồn tiền này đổ vào các ngân hàng quốc doanh để phân phối lại cho các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế tiếp cận vốn vay trong giai đoạn đầu.
-
- Trung Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất thế giới dù thu nhập bình quân thấp. Nguồn tiền này đổ vào các ngân hàng quốc doanh để phân phối lại cho các doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh: Pixabay)
Nhưng doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc lại năng động và sáng tạo hơn nhiều doanh nghiệp nhà nước. Họ học hỏi không ngừng và tích lũy không ngừng dù thuế suất phải cho ĐCSTQ là mức thuế gần như cao nhất khu vực và thế giới. Hãy nghĩ xem, từ lúc họ thậm chí không được sản xuất, buôn bán, giờ có thể làm thì thuế cao cũng không khiến doanh nghiệp bận tâm.
Mặc dù doanh nghiệp tư nhân ưu ái trong tiếp cận tài nguyên (vốn, đất đai, lao động), nhưng doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ chiến lược trở thành kẻ cắp công nghệ toàn cầu của Bắc Kinh, vốn chủ đạo để dành cho DNNN hoặc các doanh nghiệp khoác áo tư nhân nhưng lại có quan hệ mật thiết với quân đội.
ĐCSTQ tạo ra một thể chế nơi doanh nghiệp Trung Quốc tự do ăn cắp mẫu mã, thương hiệu, thiết kế công nghiệp của nước ngoài; tạo ra văn hóa sử dụng hàng giả, hàng nhái khiến bất kỳ sáng tạo nào của thế giới đều dễ dàng bị doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp, mang về Trung Quốc sản xuất và sử dụng với nhãn hiệu tương tự. Báo cáo của GIPC thuộc Phòng thương mại Mỹ (USCC) năm 2016, khoảng 86% số hàng nhái trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc. Thể chế này đơn giản là giơ cao đánh khẽ với các cáo buộc làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bí mật công nghệ… Thêm vào đó, Bắc Kinh quy định rằng trong
Không chỉ vậy, Trung Quốc cũng lờ đi mọi tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động để đảm bảo doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc chỉ cần kiếm tiền mà không bị buộc phải tăng chi phí găt gao. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc không phải trả phí tổn quá lớn trong xử lý môi trường, có thể tạo ra hàng giá rẻ từ nhân công rẻ, sản xuất ô nhiễm, công nghệ đánh cắp và thương hiệu nhái…
Và muốn phát triển hơn, doanh nghiệp tư nhân cũng cần nương tựa vào các doanh nghiệp nhà nước lớn, các quan chức địa phương.. chủ nghĩa tư bản hoang dã và thân hữu của Trung Quốc đã lớn mạnh không ngừng trong bối cảnh như thế.
Tích lũy tư bản hoang dã khu vực tư nhân ngày một lớn mạnh thì làn sóng công nghệ 4.0 bắt đầu. Làn sóng này làm thay đổi hoàn toàn hệ thống tài chính vốn phát triển ỳ ạch, bảo thủ do hoàn toàn thuộc về nhà nước. Lúc này các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent,.. học hỏi và áp dụng công nghệ mới vào thanh toán điện tử, huy động điện tử, cho vay điện tử,... Các sản phẩm tích hợp công nghệ và tài chính như vậy làm hoạt động thanh toán, huy động - cho vay, trở nên đơn giản, thuận lợi hơn bao giờ hết. Dù Mỹ và phương Tây đã tạo ra sự thuận tiện tương tự trong ngành tài chính từ năm 2000, nhưng người Trung Quốc mới chỉ biết đến sự thuận tiện này khi Alibaba, Tencent,.. xuất hiện. Các công nghệ phát triển thị phần như Thánh Gióng. Rất nhanh, Alibaba chiếm tới 10% thị phần tín dụng cá nhân của Bắc Kinh. Chỉ một doanh nghiệp gọi xe công nghệ như Didi đã nắm tới 80% thông tin của toàn dân Trung Quốc.
Tiền mà huyết mạch, thông tin và sinh tồn. Cả hai thứ này, nếu không quản được, sẽ là lỗ hổng thất thoát quyền lực của ĐCSTQ, thậm chí đe dọa quyền lực thống trị của đảng này.
-
- Tiền mà huyết mạch, thông tin và sinh tồn. Cả hai thứ này, nếu không quản được, sẽ là lỗ hổng thất thoát quyền lực của ĐCSTQ, thậm chí đe dọa quyền lực thống trị của đảng này. (Ảnh: Tổng hợp)
Thêm vào đó, khu vực tư nhân Trung Quốc đã quá giàu rồi. Theo báo Người lao động, Trung Quốc có 1.058 tỷ phú vào năm 2020 so với con số 696 ở Mỹ. Trong số 610 tỷ phú mới nổi trên toàn cầu, 318 người đến từ Trung Quốc, nhiều hơn so với 95 ở Mỹ, dựa trên đánh giá của Hurun.
Tên đồ tể cuối cùng
Quá nhiều người giàu, quá nhiều người bỏ ra nước ngoài định cư, quá nhiều người chạy trốn khỏi Bắc Kinh. Quá nhiều người phát hiện ra thế giới muốn giải phóng người Trung Quốc như Jack Ma. Quá nhiều người vượt tường lửa và biết rằng quân đội Trung Quốc kiếm tiền từ mổ cướp tạng đồng bào của họ. Quá nhiều người Trung quốc không còn tin rằng virus Vũ Hán đến từ dơi hay do Mỹ, Nga, Châu Âu ném vào phòng thí nghiệm Vũ Hán….
Công nghệ 4.0 khiến Trung Quốc không thể che giấu sự thật về lịch sử đẫm máu, không thể che giấu tội ác diệt chủng đang diễn ra ngay trong lòng đại lục. Đây mới chính là con dao phản chủ hướng thẳng vào trái tim của ĐCSTQ.
Lúc này, để tiếp tục ký sinh, việc chuyển hướng và tốc độ của con dao phản chủ là phản kháng tất yếu. Ông Tập không có cách nào khác ngoài việc lựa chọn đóng cửa nền kinh tế Trung Quốc để đóng chặt hơn nữa cánh cửa thông tin sự thật với bầy cừu của ông ta, để khiến cả Trung Quốc phải im lặng thêm một lần nữa..
Đàn áp khu vực tư nhân khiến dạ dày của ĐCSTQ đau nhức nhối. Nhưng không thể không làm. Chỉ có điều, vận mệnh lịch sử chọn Tập Cận Bình. Còn ông ấy đã tự lựa chọn trở thành đồ tể cuối cùng, tước đoạt tài nguyên của khu vực tư nhân thêm một lần nữa, đóng cửa nền kinh tế thêm một lần nữa, tàn sát đẫm máu dân tộc Trung Hoa thêm một nữa…
Nhưng bánh xe lịch sử có cho phép ông Tập thành công một lần nữa giống Mao Trạch Đông? Ghi danh vào lịch sử như vị Hoàng đế đỏ với hai bàn tay đẫm máu chứ không phải là tên đồ tể cuối cùng?
Thủy Tiên - Thanh Đoàn
Theo NTDVN