Tháp chuông của giáo đường thường là kiến trúc cao nhất ở một khu vực, tiếng chuông du dương lan tỏa khắp nơi, mang sứ mệnh báo giờ, cảnh báo, nhắc nhở mọi người sứ mệnh tham gia hoạt động tôn giáo. Hình ảnh chụp tháp đồng hồ của Nhà thờ Chúa ở Thành phố Quốc gia, Washington, Mỹ. (Mladen Antonov / AFP)
Thời cổ đại, tin tức được lan truyền như thế nào? Có loại thông tin được truyền phát trên lưng ngựa, cũng có khi là “bồ câu đưa thư”, và nhiều phương thức khó tin khác nữa. Đằng sau chúng là những câu chuyện ẩn chứa trí tuệ và đạo đức của người xưa.
Truyền đạt thông tin bằng âm thanh, ánh sáng và khói
Trong các xã hội tương đối nguyên thủy, người ta phổ biến sử dụng tiếng trống để truyền đạt thông tin. Hầu hết các bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi đã phát triển một bộ ngôn ngữ trống phức tạp, và các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, chẳng hạn như Miêu tộc, tộc Wa, v.v., vẫn lưu giữ phương thức truyền tải thông tin bằng cách đánh trống.
Tiếng chuông đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày trong thế giới Cơ đốc giáo. Trước khi có nhiều nhà cao tầng, tháp chuông của giáo đường thường là ngọn cao nhất ở một nơi, tiếng chuông du dương vang lên tứ phía, mang sứ mệnh báo giờ, cảnh thị, nhắc nhở mọi người tham gia hoạt động tôn giáo.
“Mộ cổ thần chung” (tối trống sáng chuông) mô tả âm thanh của chuông và trống được sử dụng bởi các ngôi chùa Phật giáo để báo khởi đầu buổi sáng và bắt đầu buổi tối. Ở các thành đô Trung Quốc cổ đại đều có tháp chuông và tháp trống, tiếng chuông và tiếng trống được dùng để báo thời gian trong thời bình, khi gặp tình huống khẩn cấp thì nó được sử dụng để cảnh thị.
Vào đầu thời nhà Thanh, chuông sẽ được đánh sau khi trống đánh vào canh một (7 giờ tối), và cổng thành sẽ được đóng ngay lập tức; sau đó, từ canh hai đến canh tư (mỗi canh là một thời thần, tương đương hai giờ ở thời hiện đại), mỗi canh đánh một hồi chuông, cho đến khi kết thúc canh 5 (lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau) lại đánh một hồi chuông, mở các cổng thành. Sau đó, Càn Long đã bãi bỏ tiếng chuông báo từ canh 2 đến canh 4, chỉ giữ lại chế độ thông báo đóng mở cổng thành bằng tiếng chuông và tiếng trống. Khi vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, chuyển khỏi Tử Cấm Thành vào năm 1924, tiếng chuông và tiếng trống cũng biến mất. Mặc dù tiếng chuông và trống đã được khôi phục trở lại vào năm 2001, nhưng nó không còn ý nghĩa như xưa.
Khói lửa hay đăng quang cũng là phương thức nguyên thủy để truyền đạt thông tin. Ở vùng biên cương, cổ nhân đắp đài cao ở những nơi địa hình dốc và cách xa đường giao thông, có sẵn củi đốt. Trong trường hợp có sự cố khẩn cấp, quân biên phòng sẽ dùng khói vào ban ngày và đốt lửa ban đêm để nhắn truyền tin tức từ trạm này sang trạm tiếp theo.
Từ câu chuyện trong lịch sử “phong hỏa huy động chư hầu”, cho đến sử thi của Homer mô tả cách gửi tin tức chiến thắng trở về Hy Lạp cách xa hàng nghìn dặm sau cuộc chiến thành Troy, có thể thấy rằng cổ nhân từ hàng nghìn năm trước đã thiết lập một hệ thống truyền tin sử dụng khói lửa hoàn chỉnh. Cho đến thời hiện đại, người da đỏ vẫn lưu lại phương thức dùng khói lửa để tống truyền thông điệp.
Marathon và cưỡi ngựa đưa thư
Điều khiến phương thức truyền tin của người Hy Lạp lưu danh thiên cổ, không phải là khói lửa thành Troy mà chính là cuộc chạy marathon đường dài để đưa tin. Vào năm 490 trước Công nguyên, tại Hy Lạp cổ đại đã phát sinh một cuộc chạy marathon giữa Athens và Ba Tư – một người lính Hy Lạp chạy từ đồng bằng Marathon trở về Athens để báo tin chiến thắng cho những người đang chờ tin ở quê nhà. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, anh đã ngã gục xuống đất và chết. Hậu nhân trong khi cảm niệm người binh sĩ đã cúc cung tận tụy, sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao anh ấy không cưỡi ngựa?”
Thế nhưng một sứ giả đưa tin bằng chạy bộ có thể là một lựa chọn chính xác. Vì Hy Lạp rất nhiều núi, đương thời địa hình hiểm trở lại xen lẫn rừng rậm, ngựa thường bị bụi rậm cản lại, rất dễ trượt ngã và rơi xuống thung lũng, tốc độ cưỡi ngựa có thể nhanh, nhưng rủi ro rất cao; một điểm mấu chốt khác là người lính làm sứ giả nguyên là một vận động viên chạy đường dài nổi tiếng, người Athen đã cử anh ấy đến Sparta để trợ giúp. Có lần anh ấy đã chạy 246 km, gấp khoảng 6 lần quãng đường từ Marathon. Vì vậy, cự ly này đối với anh ấy không có gì là thách thức. Còn về việc tại sao câu chuyện lại kết cục như vậy, có thể chỉ là do định mệnh mà thôi.
Trong khi thống nhất sáu nước, Tần Thủy Hoàng đã liên tiếp cho xây dựng những con đường dẫn từ kinh đô Hàm Dương đến tất cả các nước. Hệ thống giao thông này tương tự như nguyên mẫu của đường cao tốc hiện đại, được hậu thế không ngừng xây dựng và phát triển, một hệ thống “bưu dịch” hoàn chỉnh đã được hình thành. Trạm bưu dịch bao gồm các trạm đường bộ và đường thủy. Dọc theo đường bộ và đường thủy, mỗi trạm được thiết lập ở những khoảng cách nhất định, được trang bị quân dịch, ngựa hoặc thuyền, hoạt động bằng phương thức tiếp lực; tốc độ truyền tin phụ thuộc vào mức độ khẩn cấp của thông tin mà định. Nó có thể được phân thành các phương thức tin bộ, tin ngựa và tin hỏa tốc.
Vào thời nhà Đường, có 1.639 trạm bưu dịch và khoảng 2 vạn người đưa thư, trong thời bình có thể thư thả, nhưng trong trường hợp khẩn cấp, thông tin quân sự có thể tấn tốc truyền đạt. Như trong cuộc nổi loạn của An Sử sau này, tự An Lộc Sơn khởi binh tạo phản, chỉ qua sáu ngày, kinh thành cách đó ba nghìn dặm đã biết chuyện. Hoàng đế Cao Tông của triều đại Nam Tống đã triệu hồi tướng Nhạc Phi từ tiền tuyến về Lâm An bằng mười hai kim bài. Kim bài đã đi 500 dặm một ngày.
Đế quốc Mông Cổ trải dài hàng nghìn dặm khắp lục địa Á-Âu. Mặc dù đã có hệ thống bưu dịch hoàn chỉnh nhưng vì lãnh thổ rộng lớn, dù phi ngựa cả đêm cả ngày chuyển tiếp thư không ngừng nghỉ, cũng phải mất thời gian một năm mới có thể truyền tống thông tin từ những đầu xa nhất của đế quốc. Sau khi đế quốc Mông Cổ phân trị, vào thời nhà Nguyên ở Trung Thổ, số lượng các trạm bưu dịch ít hơn một chút so với thời nhà Đường. Theo ghi chép trong “Những chuyến đi của Marco Polo”, ngoài việc lập một trạm bưu điện cứ cách 25 hoặc 30 dặm trên tất cả các con đường chính dẫn đến các tỉnh, ngay cả khi không có người sinh sống hoặc không có đường đến thì cũng lập trạm, trong trạm có quán trọ, ngoài trạm còn nuôi dưỡng ngựa để dự bị, thời nhà Nguyên có khoảng 30 vạn con ngựa đưa thư.
Truyền tống tin tức thời cổ đại
Vào thời cổ đại, cũng có một loại thông tin được truyền tống trên lưng ngựa, không phải gửi đến đích thân một người hoặc một cơ quan cụ thể, mà truyền thông tin cho những người không xác định như quan binh và những người dân thường gặp trên đường đi. “Biển báo” là một thông điệp được viết trên một bảng gỗ, và một lá cờ cũng được gọi là “Lộ bố”, tương tự như các biểu ngữ hiện đại hoặc cờ sọc thẳng, do những người chuyên trách mang trên lưng ngựa và hiển thị các thông báo dọc đường; “Yết thiếp” là một thông điệp in, các mẩu giấy được tán phát, tương tự như tờ rơi hiện đại.
“Bồ câu đưa thư” là một truyền thuyết khó tin đối với người hiện đại. Việc huấn luyện chim bồ câu để gửi thư không phải chỉ có ở Trung Quốc, mà người Ai Cập cổ đại cách đây ba nghìn năm dường như đã biết sử dụng đặc tính bay đường dài mà không lạc của chim bồ câu và chim nhạn để truyền tống tin tức. Ghi chép sớm nhất về bồ câu đưa thư ở phương Tây có từ thời Hy Lạp cổ đại, khi một vận động viên thi Olympic thả một con chim bồ câu màu tím sau khi giành chiến thắng để báo tin vui cho cha mẹ quê mình càng sớm càng tốt. Trong “Dậu dương tạp trở” của nhà Đường có ghi chép rằng, những thương nhân Ba Tư khi vượt biển sẽ nuôi chim bồ câu trên thuyền của họ, và mỗi khi đi được một quãng đường, họ sẽ thả một con chim bồ câu để báo an toàn về cho gia đình.
Ở phương Đông, mô tả sớm nhất về chim bồ câu đưa thư có thể được tìm thấy trong “Sơn Hải Kinh”, được coi như thần thoại. Theo ghi chép của “Sơn Hải Kinh”, có ba con chim thần trước ngai vàng của Tây Vương Mẫu, trong số chúng có một chú chim gọi là “thanh điểu”, hay chim xanh, là một sứ giả truyền tin. Tương truyền, sau khi Đại Vũ được Tây Vương Mẫu giúp trị thủy tiêu họa, Đại Vũ được chú chim xanh dẫn đường đến Chung Sơn để đích thân cảm tạ Tây Vương Mẫu.
Chú chim xanh cũng xuất hiện trong “Chuyện về Hán Vũ Đế”, mô tả Hán Vũ Đế có lần nhìn thấy một chú chim xanh bay đến trước triều, Vũ Đế không biết chim xanh vì cớ gì mà bay đến, Đông Phương Sóc nói chú chim xanh truyền tin đến trước, Tây Vương Mẫu trong khoảnh khắc sẽ đến, cần lau dọn sạch sẽ để chờ Thần giáng hiển. Vũ Đế sai người quét dọn sạch sẽ, quả nhiên Tây Vương Mẫu giáng lâm.
Trương Cửu Linh, tể tướng nhà Đường đã nuôi chim bồ câu từ khi còn là một thiếu niên, và gọi chúng là “phi nô”, khi có việc tìm người thân và bằng hữu, ông phái bồ câu bay đi chuyển thư, chúng cứ theo sứ mệnh mà làm, không sai lạc lần nào. Trong lịch sử, cũng có một danh nhân yêu thích bồ câu, đồng thời cũng là một vị hoàng đế, tuy việc đăng cơ là ngoại ý, nhưng với tư cách là hoàng đế, ông vẫn đích thân thực hiện việc phóng thả bồ câu vào buổi sáng và gọi chúng về lồng buổi tối, kiên trì yêu cầu bản thân chấp hành. Trong sử liệu dường như không có lưu lại ghi chép về việc Tống Cao Tông đã nghe theo những lời phúng dụ của gian thần như thế nào, nhưng những chú bồ câu này chính là đã liên phát 12 đạo kim bài triệu hồi Nhạc Phi của Tống Cao Tông.
Cổ nhân thành tín lương thiện, dù bồ câu đưa thư chẳng may bị thương, thì cũng cố gắng để người nhận thư nhận được tin mà bồ câu truyền đạt. Nhan Hồi, người từng được Khổng Tử ca ngợi là “người tài đức vẹn toàn”, dù mất sớm, nhưng con cháu đời sau vẫn giữ vững gia phong. Thời Minh triều có Nhan Thanh Phủ, là cháu đời thứ 48 của Nhan Hồi, một lần ốm liệt giường, con trai ông muốn đổi món để bổ sung dinh dưỡng cho cha, sau khi bắn hạ một con chim, cậu phát hiện ra đó là chim bồ câu đưa thư và nhanh chóng mang về cho bố.
Nhan Thanh Phủ sau khi đọc xong lá thư, biết đó là thư của phụ thân quan huyện Khúc Phụ tiền nhiệm gửi cho con trai, quan huyện vừa được điều chuyển đi nơi khác, bồ câu không biết quan huyện đã chuyển đi, tìm không thấy, nên nó cứ bay lòng vòng cho đến khi bị cậu bé bắn gục. Thanh Phủ đặt chim bồ câu và bức thư vào một hộp gỗ, khăn gói đi tìm, bái kiến quan huyện tiền nhiệm, trình hộp gỗ và giải thích toàn bộ câu chuyện. Quan huyện không trách mà thở dài, tiếc rằng chú chim bồ câu đưa thư này đã nuôi dưỡng 17 năm, có thể tống đạt tin tức cho gia đình ở xa ngàn dặm, sau đó sai người đi an táng cho nó.
Dùng vật truyền tin và thiên tượng
Có không ít câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử, trong đó việc sử dụng vật truyền tin đóng một vai trò quan trọng.
Cuối thời nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương ứng vận mà khởi lên, với sự phụ tá của quân sư Lưu Bá Ôn, ông đã kêu gọi người Hán “Khu trục Hồ Lỗ, khôi phục Trung Hoa”, và dần dần trở thành thủ lĩnh của nhiều quân đội khác nhau. Khi Chu Nguyên Chương lên kế hoạch liên hợp quân đội từ khắp nơi trên đất nước, đồng thời phát động công kích, nhất cử đánh đuổi quân Nguyên. Vấn đề mà ông phải đối mặt là làm thế nào để truyền thông tin mà không bị quân Nguyên phát hiện. Ông đã giấu thông điệp “Đêm 18/8 khởi nghĩa”, “Đêm 15/8 giết Thát Tử” vào bánh, sau đó gửi bánh cho quân dân khắp nơi, đó là diệu kế do Lưu Bá Ôn nghĩ ra. Kết quả cũng nằm trong dự liệu của ông, không lâu sau quân Minh công nhập Đại Đô (nay là Bắc Kinh), Nguyên Thuận Đế trở về cố hương, đại Minh thay thế đại Nguyên, phục hồi cục diện thống trị của Hán tộc ở Trung Quốc.
Nháy mắt lại đến thời khắc cải triều hoán đại, sau khi quân Thanh nhất lộ tiến vào phía nam, tàn quân của quân Minh rút về các vùng duyên hải phía đông nam, dưới lời hiệu triệu “phản Thanh phục Minh” của Trịnh Thành Công, quân dân Phúc Kiến tiếp tục kháng chiến. Việc truyền tin liên lạc giữa các nghĩa sư phải được tiến hành bí mật để tránh tai mắt của quân Thanh, vì vậy một thương nhân đã phát minh ra một loại bánh có thể cắt thành từng lát, trong mỗi lát có thể giấu một tờ giấy bạc trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm và ám hiệu của cuộc khởi nghĩa, có tên “Bánh phục Minh”, được dùng để liên lạc giữa những chí sĩ. Vì theo ngữ âm của Phúc Kiến, từ “Phục Minh” được phát âm thành “Fuling” nên sau này nó được gọi là “Bánh Fuling”. Bánh Fuling vẫn có thể bắt gặp trên đường phố Đài Loan, nhưng thứ ẩn chứa bên trong không phải là một tờ giấy mà là nhân đậu đỏ.
Ngày nay, có vẻ như đã đến lúc đổi triều hoán đại. Một khối cự thạch một nửa nhô ra, một nửa trám vào vách đá, lúc nào đó đã tách làm đôi, phần nhô ra rơi xuống thung lũng, không rõ đã nằm lặng lẽ nơi sơn khu vắng vẻ trong bao lâu, cho mãi đến năm 2002 thì có người phát hiện. Trên tảng đá nổi lên sáu ký tự lớn: [中國共產黨亡」”Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” – đó chính là “Tàng Tự Thạch” ở thị trấn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu.
Kể từ khi phát hiện ra tảng đá thần kỳ này, một số nhà địa chất, khảo cổ học và cổ sinh vật học nổi tiếng đã lần lượt đến khu vực này để khảo sát. Kết luận nhất trí thừa nhận rằng, sáu ký tự nổi trên Tàng Tự Thạch được hình thành tự nhiên, không có dấu vết của quá trình xử lý nhân tạo; và mặt còn lại của Tàng Tự Thạch vẫn gắn vào vách đá, và có những vết lõm tương ứng với những ký tự đó.
Ẩn giấu thiên cơ trong tảng đá – điều này nằm ngoài khả năng của con người, đây là phương thức truyền tin thần kỳ nhất kể từ thời khai Thiên tịch Địa.
Tác giả: Thái Đại Nhã, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
Đăng theo ĐKN