Khả năng bảo vệ tổng thể của vaccine Pfizer (vaccine BNT) chống lại coronavirus mới được cho là 95%, cao nhất trong số tất cả các vaccine ngừa Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, thống kê mới nhất (30/7) của Bộ Y tế Israel cho thấy, khả năng bảo vệ tổng thể của vaccine Pfizer từ tháng 6 đến tháng 7 đã giảm xuống còn 39%.
Hiệu quả của Pfizer chỉ còn 39%: Tiêm càng sớm thì tác dụng càng giảm
Israel đã triển khai kế hoạch tiêm chủng Pfizer vào tháng 12 năm ngoái, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống nghiêm ngặt, điều này phần nào khiến dịch bệnh chậm lại. Khi tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc vượt quá một nửa, các nhà chức trách đã dần dỡ bỏ hầu hết các hạn chế về phòng chống dịch.
Tuy nhiên, vào tháng 6, dịch bệnh tái bùng phát và nhiều người bị nhiễm virus đã được tiêm đủ hai liều vaccine.
Vào tháng Giêng, Israel đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn về vaccine Pfizer, và công bố kết quả trên tạp chí The Lancet vào tháng Năm. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 4, cho thấy khả năng bảo vệ tổng thể của vaccine Pfizer là 95%.
Tuy nhiên, vào tháng 7, thống kê mới nhất của Bộ Y tế Israel cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer đã giảm đáng kể, và khả năng bảo vệ tổng thể từ tháng 6 đến tháng 7 chỉ còn 39%.
Xem thêm: Vaccine COVID-19 của Pfizer có tỷ lệ phản ứng dị ứng nghiêm trọng cao gấp 10 lần so với vaccine cúm
Nghiên cứu mới này nhắm mục tiêu khảo sát trên 1.8 triệu người, kéo dài từ ngày 20/6 - 17/7 và quan sát thấy những thay đổi sau đây:
1. Vaccine vẫn có tác dụng phòng ngừa
Dữ liệu từ tháng 1 đến tháng 4 cho thấy, vaccine Pfizer đạt 97% trong hiệu quả phòng ngừa khả năng nhập viện, và khả năng bảo vệ bệnh trở nặng là 98%.
Tính đến tháng 6 và tháng 7, khả năng bảo vệ trước nguy cơ nhập viện là 88%, trong khi khả năng bảo vệ trước tình trạng trở nặng là 91%. Nói chung, vaccine Pfizer vẫn có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus biến thể Delta ở một mức độ nhất định.
2. Khả năng bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus có triệu chứng giảm đáng kể
Sau 6 tháng, khả năng bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus có triệu chứng đã giảm xuống còn 40%.
3. Khả năng bảo vệ tổng thể của vaccine giảm dần theo thời gian
Nghiên cứu cho thấy, những người đã hoàn thành hai liều vaccine Pfizer vào tháng Giêng, đến giữa năm nay chỉ còn 16% khả năng bảo vệ tổng thể.
Trong khi đó, hiệu quả vaccine đối với những người được tiêm chủng trong tháng 2 giảm xuống còn 44%; tháng 3 là 67% và 75% với những người được tiêm chủng vào tháng 4.
Nhìn chung, sức mạnh bảo vệ tổng thể là 39%.
4. Tỷ lệ nhiễm “đột phá” ở các độ tuổi khác nhau đều tăng lên
Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với những người từ thanh thiếu niên đến người già, đó là nếu tiêm vaccine càng lâu thì tỷ lệ nhiễm “đột phá” càng cao.
Trong đó, nhóm 16 - 59 tuổi có tỷ lệ lây nhiễm “đột phá” cao và nghiêm trọng nhất, khi hoàn thành mũi tiêm vaccine thứ 2 trong tháng Giêng, cứ trong 100.000 người thì có 74 người mắc bệnh. Nhóm từ 60 tuổi trở lên cũng có xu hướng tương tự.
Xem thêm: Biến chứng viêm tim xảy ra ở nhiều người sau khi tiêm vaccine Pfizer và Modena - Để ý 3 triệu chứng
2 lý do giảm khả năng bảo vệ, virus biến thể Delta là một trong số đó
Nghiên cứu của Israel đã tiết lộ một thông điệp rõ ràng: Theo thời gian, khả năng bảo vệ của vaccine đối với người dân cũng mất dần.
Nhưng nghiên cứu này cũng có hai hạn chế, thứ nhất là thời gian thu thập dữ liệu ngắn, có thể có sai lệch, cần liên tục sửa chữa và tinh chỉnh kết hợp với dữ liệu cập nhật; thứ hai, kích thước mẫu nhỏ hơn so với con số 6.5 triệu mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện và công bố trên tạp chí The Lancet vào tháng Năm.
Tiến sĩ Dong Yuhong, một chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học, cho biết: “Nghiên cứu trên nhóm với số lượng 1 triệu người không phải là quá nhiều”.
Dong Yuhong tin rằng có hai lý do khiến khả năng bảo vệ vaccine của Pfizer giảm mạnh:
1. Các kháng thể mờ dần theo thời gian
Các kháng thể mà mọi người nhận được từ tiêm chủng được cơ thể chuyển hóa và mất dần theo thời gian.
Thời gian bảo vệ tốt nhất do vaccine cung cấp có thể là trong vòng 5 tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Quá thời gian này, hiệu quả sẽ giảm dần. Do đó, chính phủ và các nhà khoa học của nhiều quốc gia đang thảo luận về việc có nên tiêm mũi tăng cường thứ ba hay không. Tuy nhiên, với sự gia tăng số lượng tiêm chủng, các phản ứng có hại cần được chú ý nhiều hơn.
2. Virus biến thể Delta quá dễ lây truyền
Sau khi biến thể Delta xâm nhập vào cơ thể người, tải lượng virus trong cơ thể cao, tốc độ lây truyền nhanh hơn, sức lây truyền mạnh hơn, dễ dàng đột phá tuyến phòng thủ miễn dịch của con người.
Một nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Oxford và CDC Quảng Đông (Trung Quốc) cho thấy, tải lượng virus của biến thể Delta trong đường hô hấp của con người cao gấp 1.000 lần so với virus ban đầu.
Singapore, quốc gia vốn trải qua sự lan rộng của biến thể Delta, cũng gặp phải tình trạng tương tự như Israel.
Theo dữ liệu do chính phủ Singapore công bố vào ngày 22/7, trong số 1.096 ca nhiễm ở địa phương (tính trong 28 ngày trước đó), khoảng 44% là những người đã tiêm hai liều vaccine, 30% là những người đã tiêm một liều và 25% là những người chưa được tiêm chủng. Chỉ là những người được tiêm phòng này không bị bệnh nặng sau khi mắc bệnh.
Tình hình ở Israel và Singapore đều giống nhau ở một điểm: tỷ lệ bao phủ vaccine cao, và Singapore chủ yếu tiêm vaccine Pfizer và Moderna.
Bà Rochelle Walensky, giám đốc CDC Hoa Kỳ, gọi virus biến thể Delta là: "Một trong những loại virus đường hô hấp dễ lây nhiễm nhất mà các nhà khoa học đã biết".
Virus biến thể Delta cũng đã trở thành một dòng dịch bệnh lớn ở Hoa Kỳ. Với số ca được xác nhận đang tăng nhanh, Hoa Kỳ đang xem xét cập nhật các hướng dẫn phòng chống dịch, khôi phục quy định về khẩu trang và khuyến cáo những người đã được tiêm chủng đầy đủ lại bắt đầu đeo khẩu trang trong nhà.
Bà Valensky đã thẳng thừng tuyên bố trong cuộc họp báo rằng, mối quan tâm lớn nhất là sau biến thể Delta, “các biến thể mới có thể xuất hiện tiếp theo và thoát khỏi sự bảo vệ của vaccine”.
Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung
Đăng theo NTDVN