Sau khi các nước Âu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, ĐCSTQ đã lãnh đạo toàn dân tẩy chay một số công ty phương Tây từ chối mua bông Tân Cương.
Ông trùm quỹ đầu cơ hàng đầu của Mỹ, Kyle Bass, người sáng lập Hayman Capital hôm thứ Năm (25/3) đã công kích ĐCSTQ và cảnh báo các công ty Mỹ: “Chúng ta phải ngừng làm ăn với chế độ tà ác”, theo Epoch Times.
Sau khi Nike (công ty sản xuất đồ thể thao) bày tỏ “quan ngại” đối với các báo cáo về việc ĐCSTQ cưỡng bức lao động ở Tân Cương, và ngừng sử dụng bông Tân Cương, hãng đã đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc, theo Reuters.
Đối với vấn đề này Nike cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi lo ngại về các báo cáo đối với việc ĐCSTQ cưỡng bức lao động ở Khu tự trị Tân Cương và các vấn đề liên quan đến nó”.
“Nike sẽ không thu mua các nguyên liệu từ Tân Cương, chúng tôi đã xác nhận với các nhà cung cấp theo hợp đồng của mình rằng sẽ không sử dụng hàng dệt hoặc sợi kéo từ khu vực này”, tuyên bố cho biết.
Cả Adidas, công ty đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, cũng nói rằng họ không sử dụng các sản phẩm hoặc sợi từ khu vực Tân Cương.
Sau khi Nike phủ nhận việc mua sản phẩm từ Tân Cương, trên mạng xã hội Trung Quốc, người dùng đã đăng tải thông tin về việc đốt quần áo của Nike. Ngoài ra, tin tức còn cho biết, nam diễn viên Trung Quốc Vương Nhất Bác (Wang Yibo) đã chấm dứt hợp đồng quảng cáo với Nike.
Reuters còn cho biết, đầu tuần này ít nhất một nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc đã gỡ bỏ các sản phẩm của hãng may mặc H&M vì các cuộc tấn công trên mạng xã hội nhằm vào công ty.
James McGregor, chủ tịch APCO Greater China, nói với The Wall Street Journal: “Tôi nghĩ rằng khi Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách sử dụng áp lực thương mại để thúc đẩy các chính phủ nước ngoài ngừng (chỉ trích) và nhượng bộ, chúng ta sẽ thấy nhiều loại tình huống như thế này sẽ xảy ra”.
Kyle Bass: Chính phủ Hoa Kỳ cần tránh làm ăn với các quốc gia phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người
Người dẫn chương trình của Fox News, Maria Bartiromo đã hỏi quan điểm của ông Bass về các công ty Mỹ trước hiện tượng trên vào hôm thứ Năm.
Cô hỏi: “Với tất cả các hành vi xấu của ĐCSTQ, phải chăng các công ty đang làm chúng ta thất vọng? ĐCSTQ đã gây rối loạn thế giới trong nhiều thập kỷ qua, nhưng các công ty vẫn luôn sẵn sàng mở cửa kinh doanh ở Trung Quốc, tại sao vậy?”
Bass trả lời: “Nếu điều này (quyền quyết định) được trao cho tư nhân, thì các doanh nghiệp tư nhân sẽ đặt lợi nhuận gần như 100% lên trên đạo đức”.
Ông nói thêm: “Tôi nghĩ điều quan trọng là từ quan điểm an ninh quốc gia và đạo đức, chính phủ của chúng ta phải tránh làm ăn với các quốc gia đã phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người”.
ĐCSTQ phủ nhận việc sử dụng tra tấn và cưỡng bức lao động ở Tân Cương, nói rằng các biện pháp của họ ở Tân Cương là cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan và họ đang đào tạo nghề.
Ông Bass chỉ ra rằng, vào tháng Giêng vừa qua, chính Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là Mike Pompeo đã cáo buộc ĐCSTQ bức hại và “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Chính phủ Hoa Kỳ thông báo rằng, họ sẽ ngừng nhập khẩu bông và cà chua từ Tân Cương bắt đầu từ tháng Giêng. Các quan chức Hải quan và Tuần tra biên giới Hoa Kỳ cho biết, họ sẽ chặn bất kỳ hàng hóa nhập khẩu nào bị nghi ngờ có liên quan đến lao động cưỡng bức.
Ông Bass cũng chỉ ra rằng, Ngoại trưởng đương nhiệm Anthony Brinken đã nói tại cuộc điều trần vào tháng Giêng, xác nhận rằng “không còn nghi ngờ gì” Trung Quốc (ĐCSTQ) đang gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ và đồng ý với cáo buộc diệt chủng của ông Pompeo đối với ĐCSTQ.
“Các công ty nóng lòng muốn kiếm nhiều tiền hơn ở Trung Quốc, nhưng thực tế là chế độ tà ác đang làm những điều không thể tưởng tượng được với mọi người”, ông Bass nói.
Bass còn đề cập đến báo cáo của BBC về cảnh quay bằng máy bay không người lái, cho thấy người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và ngồi trên tàu hỏa(đang bị áp giải đi lao động). Bass nói, đoạn video đó làm cho tôi “gợi nhớ đến chuyến tàu tử thần tới trại Auschwitz (của Đức Quốc Xã)”.
Các báo cáo truyền thông, báo cáo của nhân chứng và các báo cáo liên quan đều cáo buộc ĐCSTQ đang cố gắng giảm dân số người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương thông qua cưỡng bức triệt sản.
Tuy nhiên Lưu Hiểu Khánh, đại sứ của ĐCSTQ tại Vương quốc Anh, đã phủ nhận nội dung báo cáo của BBC.
Ông Bass nói rằng tội ác này này đang xảy ra trong thời đại ngày nay, nhưng một số công ty Mỹ không muốn đối mặt với điều này. Bởi vì doanh thu ở Trung Quốc của công ty họ nhiều hơn ở Bắc Mỹ.
“Do đó, chúng ta phải có một số lãnh đạo có năng lực, chúng ta phải ngừng làm ăn với chế độ tà ác (ĐCSTQ)”, ông cho biết.
Không thể tổ chức Thế vận hội tại nơi có tội ác diệt chủng
“Không thể tưởng tượng rằng Thế vận hội Olympic sẽ được tổ chức tại một nơi mà ĐCSTQ đang thực hiện tội ác diệt chủng”, ông nói.
Liên minh gồm 150 nhà hoạt động nhân quyền đã đưa ra một bức thư ngỏ gửi tới các nhà tài trợ Olympic yêu cầu họ từ bỏ sự ủng hộ cho Thế vận hội 2022 (Bắc Kinh).
Các thành viên của Nghị viện châu Âu cũng kêu gọi nền dân chủ phương Tây không khoanh tay đứng nhìn và kêu gọi Liên minh châu Âu tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Các thành viên của Quốc hội Mỹ cũng công khai kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022.
Vào thứ Hai (22/3), Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Canada đã hợp lực để trừng phạt ĐCSTQ. Trong số đó, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Canada thông báo rằng đã áp dụng lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với 4 quan chức ĐCSTQ và một thực thể vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Hoa Kỳ cũng công bố các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của ĐCSTQ.
VIDEO - CHẤN ĐỘNG BỨC THƯ GỬI TỪ ĐỊA NGỤC "MÃ TAM GIA"
Theo ĐKN