Một ngày giống như mọi ngày khác, Trương Khải Thụy đang ngồi trên ghế salon xem tivi, uống bia, tận hưởng khoảng thời gian rảnh của mình vào buổi tối. Con gái anh, một học sinh lớp hai, chạy từ phòng ngủ của cô bé ra và nói: “Bố à! Bố đừng lãng phí sinh mệnh của mình nữa, chúng ta cùng nhau tu luyện có được không?” Trương Khải Thụy có chút sửng sốt, quát để đuổi cô bé đi. Nhưng giọng nói trẻ thơ của con gái anh như tiếng chuông sớm trống chiều khiến tâm anh kích động từng hồi, chấn động không thôi!
Trương Khải Thụy, hiệu trưởng của trường Trung học Nghệ thuật Đài Loan Niao Song, nhớ lại khoảnh khắc 20 năm trước. “Lúc ấy trong nội tâm tôi bị xung kích rất lớn. Tôi là cha, thế nào mà lại cần con gái dạy dỗ mình, nhưng cháu lại bảo tôi đừng lãng phí sinh mệnh của mình”. Trong ba năm, anh phản đối việc mẹ anh, vợ và các con anh tu luyện, nhưng anh không thể bỏ qua những thay đổi tích cực ở họ. Theo thời gian, nước chảy đá mòn, dần dần sự lạnh lùng và băng cứng trong lòng anh đã tan biến.
“Vợ tôi là người đầu tiên trong gia đình tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp. Lúc đó, tôi không nghĩ nhiều về việc đó, cho rằng đó chẳng qua chỉ là một loại tín ngưỡng của cô ấy. Nhưng chẳng mấy chốc, tôi nhận thấy cá tính độc đoán thường ngày của vợ tôi đã được thay thế bằng sự dịu dàng nữ tính. Chứng đau lưng kinh niên, đi tiểu ra máu cùng các vấn đề sức khỏe khác đều dần chuyển biến tốt đẹp. Không lâu sau, hai con gái của tôi, con trai út và mẹ tôi, người bị bệnh tim, cũng cùng vợ tôi luyện công và học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Kể từ đó, họ không còn cần phải dùng thẻ chăm sóc sức khỏe nữa”.
Lớn lên ở một ngôi làng nông thôn, từ nhỏ Khải Thụy tự nhiên đã biết kính sợ trời đất. “Tôi cho rằng chính tín đều có thể giúp con người hướng thiện, nên rất vui ủng hộ gia đình theo đuổi. Nhưng một hôm, con gái lớn của tôi nói với tôi rằng cháu thấy một Pháp Luân tròn màu xanh lá đang xoay. Điều đó khiến tôi lo lắng! Từ nhỏ tôi được dạy rằng với quỷ, Thần thì cung kính nhưng giữ khoảng cách. Tôi biết họ chắc chắn tồn tại, nhưng chúng ta không được tiếp cận họ và cách tốt nhất để giữ khoảng cách với họ là phải có đạo đức và không làm việc xấu. Bấy giờ tôi cảm thấy hoảng hốt khi con gái tôi tiếp xúc được với những hiện tượng không thể giải thích này. Tôi phải bảo vệ con gái và gia đình mình!”.
Cùng thời gian đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động chiến dịch toàn diện bức hại Pháp Luân Đại Pháp và các học viên. ĐCSTQ đã tuyên truyền dối trá, tra tấn cực hình và áp dụng các hình thức tàn ác không thể tưởng tượng được khác đối với các học viên ở Trung Quốc. Cuộc bức hại tàn khốc càn quét khắp cả nước và ảnh hưởng đến hầu hết người dân ở đó. Bên ngoài Trung Quốc, các học viên Đại Pháp và những người ủng hộ chính nghĩa cũng khởi động nhiều chiến dịch để nâng cao nhận thức của người dân về tình hình thảm khốc ở Đại lục. Trong đó có cả vợ của Khải Thụy.
“Bất chấp những chuyến đi dài và mệt mỏi ra nước ngoài, cô ấy vẫn cùng các học viên Pháp Luân Công khác ở hải ngoại nâng cao nhận thức của người dân và tìm kiếm ủng hộ trợ giúp từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, khi các chuyến đi của cô ấy nhiều lên, tôi bắt đầu phàn nàn và làm ầm lên. Tôi đe dọa sẽ vứt tất cả các sách Đại Pháp của cô ấy và thậm chí còn đưa cả đơn ly hôn ra uy hiếp”.
Đấu tranh tinh thần
Trên bề mặt, Khải Thụy bài xích Pháp Luân Công, nhưng đúng hơn, anh đang cố gắng ôm giữ cuộc sống hạnh phúc mà mình đang có. “Trước đây cuộc sống sinh hoạt của tôi rất tốt. Hút thuốc và uống một chút rượu, dành thời gian xem tivi, chơi bóng rổ, và đưa gia đình đi cắm trại vào những ngày nghỉ lễ. Tôi cảm thấy khá hài lòng. Nếu tôi gia nhập với mọi người trong gia đình và trở thành một người tu luyện, tôi sẽ mất tất cả những thú vui đơn giản đó trong cuộc sống”. Anh cảm thấy bị mâu thuẫn khi phải lựa chọn điều gì tốt nhất nên làm: Tiếp tục lối sống của mình hay theo đuổi sự tĩnh tại và tường hòa mà anh quan sát thấy ở những người tu luyện trong gia đình mình.
“Có một lần tôi phải chiếu cố chăm sóc cho ba đứa con trong khi vợ tôi tham dự một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi ra ngoài để hút thuốc và tìm bạn để cùng hút bên ngoài hội trường. Tôi cho rằng chắc hẳn phải có một số người hút thuốc quanh đây khi có gần 1.000 người tham dự. Nhưng tôi đã không tìm được một ai!”. Cảm thấy hiếu kỳ, Khải Thụy cẩn thận quan sát khuôn mặt cử chỉ của những người tham gia. “Họ nhìn không giống người ít học. Họ gồm những người thuộc mọi giai tầng, nam nữ già trẻ, người xuất gia, người ngoại quốc đều có. Nhiều người trong số họ có địa vị xã hội nhất định, gồm cả bác sĩ, giáo sư, luật sư v.v.”
Đối mặt với áp lực từ phía chính quyền, các học viên Pháp Luân Công thể hiện ra một tâm thái bình hòa lý trí, điều đó càng khiến trong lòng Khải Thụy dâng lên một cảm giác kính nể. “Tôi tò mò rằng làm thế nào mà họ có thể vượt qua được sự ích kỷ và cay độc, thể hiện ra lực lượng thiện lương bình hòa. Tôi nhìn hai cô con gái của mình. Chúng vẫn dành thời gian để học Pháp và luyện công sau khi hoàn thành bài tập về nhà mỗi ngày. Tôi thực sự cần xem lại nhận thức của mình”.
Cuộc sống mà chúng ta biết trong thế giới này là cái mê và rất ít người thực sự nhận ra điều đó hoặc thực sự có thể thoát khỏi nó. Nhưng Khải Thụy đã may mắn được điểm hóa bởi những cảnh tượng mà con gái anh nhìn thấy khi nhập định. “Con gái tôi từng chia sẻ với tôi những gì cháu nhìn thấy. Cháu nói cháu thấy rất nhiều côn trùng nhỏ bé bò trong một vũng bùn đen bẩn thỉu. Nhưng khi nhìn gần hơn, cháu phát hiện ra họ thật ra là con người. Sư phụ vươn bàn tay to lớn của Ngài ra và vớt họ ra khỏi vũng bùn. Những người được cứu rất vui mừng. Cháu nói tôi cũng ở trong tay Sư phụ nhưng dường như tôi không muốn được cứu, vì tôi đang cố gắng trượt ra khỏi các ngón tay của Sư phụ. Cháu cũng thấy có nhiều người đang leo lên một ngọn núi. Một số người nhanh chóng và dễ dàng lên đến đỉnh vì họ leo một cách mạnh mẽ, bất chấp mọi chướng ngại trên đường. Có người lại đi dạo bước, loanh quanh lòng vòng, thậm chí nghĩ tới việc rút lui. Cháu nói tôi thuộc nhóm người sau, nhóm người đang có dáng vẻ không muốn trèo lên”.
Khi anh đang mâu thuẫn tư tưởng, con gái anh nài nỉ: “Bố đừng lãng phí sinh mệnh của mình nữa. Bố hãy cùng mọi người tu luyện”. Giống như bị một gậy cảnh tỉnh, Khải Thụy cuối cùng đã tự nhủ rằng anh sẽ thử một chút xem.
Từ bỏ những quan niệm sai lầm của mình, Khải Thụy đã có được những nhận thức mới qua việc đọc các sách của Đại Pháp. Anh thấy suy nghĩ và nhận thức trước đây của mình về thế giới khá lộn xộn và hữu hạn. Cuốn sách Chuyển Pháp Luân được viết bằng ngôn ngữ đơn giản không cường điệu, nhưng nó đã mở ra một thế giới mới và tuyệt vời đối với Khải Thụy. “Từ lâu tôi đã có những câu hỏi như tại sao chúng ta được sinh ra trên thế giới này và ý nghĩa của cuộc sống là gì. Cuốn sách đào sâu một cách có hệ thống vào nguồn gốc của sự sống, vũ trụ, các thời không khác nhau và tất cả vật chất tồn tại từ thế giới vi mô đến vĩ mô. Nó đơn giản là tuyệt vời!”
Anh cảm thấy hối tiếc vì ba năm mà mình đã bỏ lỡ, nhưng hơn thế nữa anh cảm thấy biết ơn. “Tôi rất biết ơn rằng Sư phụ đã không từ bỏ tôi. Ngài đã hao tâm tổn sức an bài rất nhiều người và sự việc, từng chút từng chút gỡ bỏ đi chướng ngại nặng nề trong tâm tôi”. Hạnh phúc thực sự không phải là tận hưởng cuộc sống của chúng ta; đồng hóa với Đại Pháp mới là mục đích và ý nghĩa chân chính đối với cuộc sống của chúng ta. Câu nói đó đã khắc sâu trong tâm Khải Thụy sau khi anh trở thành một người tu luyện Đại Pháp.
Duyên phận với các học sinh
Không lâu sau những người xung quanh Khải Thụy nhận ra những thay đổi to lớn ở anh. Anh đã từ bỏ thói quen uống rượu và hút thuốc kéo dài hàng thập kỷ, nét mặt biểu lộ sự nhu hòa, nói chuyện bình hòa, tâm cảnh cũng tường hòa. “Lúc đó, tôi là người đứng đầu quản các hoạt động của học sinh tại trường của chúng tôi. Để thực thi kỷ luật, tôi thường giả vờ nghiêm khắc và nói chuyện với các học sinh bằng ngữ khí gay gắt. Tôi thậm chí còn gay gắt hơn với những học sinh bị bắt gặp đánh nhau hoặc hút thuốc. Không lâu sau khi bắt đầu tu luyện, tôi bắt gặp một học sinh hút thuốc trong nhà vệ sinh. Khi chuyện này xảy ra, tôi đã đánh vào đầu học sinh. Khi quay lại, tôi đã đập đầu vào khung cửa, đau đến nổ đom đóm mắt. Vào lúc đó, tôi nhận ra rằng bây giờ tôi là một người tu luyện và tôi không nên dùng phương thức bất chân bất thiện bất nhẫn để đối xử với học sinh của mình như trước đây.
Anh ấy hiểu được qua các bài giảng của Đại Pháp rằng những người mà chúng ta gặp trong đời không phải là tình cờ: “Trong hành trình dài của tôi qua nhiều kiếp, bất kỳ học sinh nào cũng có thể có tiền duyên với tôi. Có lẽ trong một kiếp trước, cô cậu học sinh ấy có thể là giáo viên của tôi và hành vi của tôi từng gây rắc rối cho họ nhiều hơn. Do đó, tôi đã thực sự cố gắng thấu hiểu và đối xử với học sinh của mình bằng lòng trắc ẩn, tôi thấy rằng thái độ của tôi đối với họ đã thay đổi hoàn toàn”.
Bằng cách trân quý mọi tương tác mà anh có với học sinh của mình, Khải Thụy có thể cảm thấy các học sinh không còn giả vẻ kính trọng và giữ khoảng cách với anh nữa; đúng hơn, họ đang thực sự quý mến anh và muốn ở bên anh. “Trước đây, tôi đã dành nhiều thời gian và công sức cho các học sinh, tuyệt vọng tìm kiếm kết quả. Tôi nhớ một năm sau buổi lễ tốt nghiệp, tôi thấy một học sinh vừa tốt nghiệp đi xe máy quanh trường cùng điếu thuốc trên miệng, rõ ràng đó là hành vi coi thường thẩm quyền của tôi. Và cậu ta là một trong những sinh viên tôi đã dành nhiều thời gian cho! Bây giờ tôi không nhìn hành vi của học sinh trên bề mặt. Mà từ nội tâm trân quý cơ hội được gặp mỗi học sinh, suy nghĩ xem mình có thể trợ giúp gì cho sinh mệnh của chúng”.
Sau gần 30 năm làm giáo viên, tổ trưởng, rồi chủ nhiệm, Khải Thụy được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Trung học Nghệ thuật Đài Loan Niao Song vào năm 2013. Vào thời điểm đó, có rất nhiều thay đổi được lên kế hoạch cho trường, từ cơ sở vật chất thiết bị đến chính sách tổ chức, chương trình giảng dạy, v.v. Những năm gần đây, Khải Thụy đã cùng những giáo viên tận tâm, tình nguyện viên và các bậc phụ huynh vượt qua mọi chông gai gian khổ, đưa một ngôi trường ở địa điểm biệt lập thành một trường nghệ thuật được yêu thích.
“Niao Song đã chuyển mình từ một ngôi trường vùng xa, bị lãng quên chỉ với hơn 40 học sinh thành ngôi trường với 420 học sinh như ngày nay. Mặc dù chương trình giảng dạy nghệ thuật ngày nay khá phổ biến, chúng tôi đặt tầm quan trọng lớn hơn vào việc dạy các hình thức nghệ thuật truyền thống và giáo dục đạo đức cho học sinh. Học sinh của chúng tôi không chỉ có kiến thức nghệ thuật cơ bản, mà còn có nền tảng đạo đức vững chắc. Tôi tin rằng điều đó sẽ giúp ích cho sự phát triển và thành công trong tương lai của họ, bất kể xu hướng hay thay đổi môi trường ở bên ngoài nói chung”.
Học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới để tôi luyện kỹ năng nghệ thuật và nền tảng giáo dục đạo đức tại trường. Bây giờ Khải Thụy biết rằng anh cần làm việc chăm chỉ để chỉ dẫn và định hình cho mỗi học sinh bước qua cánh cửa, tựa như Sư phụ xưa nay chưa từng bỏ rơi anh. Anh chân thành nói: “Tôi rất biết ơn Sư phụ đã kéo tôi ra khỏi sự tồn tại bình thường của bản thân, và cấp cho tôi ý nghĩa nhân sinh mới. Để xứng với ân huệ to lớn của Ngài, điều duy nhất tôi có thể làm là tu luyện tinh tấn để làm tròn sứ mệnh của mình”.
VIDEO - 6 PHÚT ĐỂ BIẾT PHÁP LUÂN CÔNG LÀ GÌ?
Theo Minh Huệ Net
Thanh Ngọc biên tập
Ghi chú: Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Thông qua việc tu sửa tâm tính và rèn luyện thân thể trong Pháp Luân Đại Pháp, những người chân chính tu luyện có thể đạt đến trạng thái khỏe mạnh, hết bệnh và thăng hoa về cảnh giới tinh thần. Để biết thêm thông tin, mời các bạn truy cập vi.falundafa.org. Tất cả sách, nhạc luyện công và tài liệu hướng dẫn đều được cung cấp miễn phí.