Hôm 28/7, công ty Pfizer cho biết, hiệu quả của vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán có triệu chứng của Pfizer sẽ giảm hơn 10%, xuống còn 83,7% sau 4 đến 6 tháng.
Hôm 28/7, công ty Pfizer cho biết, hiệu quả của vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán có triệu chứng của Pfizer sẽ giảm hơn 10% chỉ sau 6 tháng.
Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học của công ty, loại vaccine này được Pfizer hợp tác phát triển cùng với công ty BioNTech của Đức, có hiệu quả 96% trong 2 tháng sau liều thứ 2.
Tuy nhiên, hiệu quả sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tiếp theo, giảm xuống còn 83,7% sau 4 đến 6 tháng.
Giám đốc điều hành công ty là ông Albert Bourla cho biết trên CNBC rằng, sự sụt giảm hiệu quả sau một thời gian ngắn như vậy "không phải là hiếm".
Hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng duy trì ở mức khoảng 97% trong thời gian tối đa là 6 tháng, thời điểm kết thúc của dữ liệu được công bố, đến từ một nghiên cứu đang diễn ra trên 42.000 tình nguyện viên trên 6 quốc gia, những người được tiêm 2 mũi cách nhau 3 tuần.
Các kết quả mới, tính đến ngày 13/3, theo các dấu hiệu khác cho thấy, khả năng phòng ngừa bệnh viêm phổi Vũ Hán của mũi tiêm Pfizer giảm dần theo thời gian.
Nghiên cứu là bản in trước, có nghĩa là nó chưa được thông qua Hội đồng đánh giá. Các tác giả cũng nói rằng, cần phải theo dõi liên tục để kiểm tra hiệu quả của vaccine trong một thời gian dài hơn, trước khi xác định xem có cần tiêm nhắc lại hay không.
Nhưng trong một cuộc gọi với các nhà đầu tư, các lãnh đạo của Pfizer đã trích dẫn nghiên cứu, cho biết nó và các dữ liệu thực tế mới nổi khác cho thấy, khả năng miễn dịch chống lại cả việc nhiễm virus và bệnh có triệu chứng có thể suy yếu đối với những người dùng chế độ hai liều.
Dữ liệu ban đầu từ một nghiên cứu Giai đoạn 1 cho thấy, những người tham gia có mức độ trung hòa cao hơn đối với biến thể Delta của virus Corona Vũ Hán, sau khi được tiêm liều tăng cường, hoặc liều thứ ba, so với những người chỉ nhận được 2 liều, các nhà lãnh đạo cho biết.
Phát biểu trước các nhà đầu tư trong cuộc kêu gọi, giám đốc khoa học Mikael Dolsten của Pfizer nói: “Liều thứ 3 nâng cao các kháng thể trung hòa trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của chúng tôi lên mức cao hơn 100 lần sau liều 3, so với trước liều 3".
Cơ sở của Pfizer có trụ sở tại New York có kế hoạch nộp đơn lên các cơ quan quản lý Hoa Kỳ để được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho một liều vaccine tăng cường sớm nhất là vào tháng Tám.
Hai cơ quan y tế hàng đầu của Hoa Kỳ hồi đầu tháng cho biết, bằng chứng hiện không cho thấy sự cần thiết của mũi tiêm tăng cường này, nhưng các quan chức từ một trong những cơ quan này đã báo hiệu vào tuần trước rằng, mũi tiêm tăng cường có thể cần thiết cho một số nhóm dân cư nhất định.
Tiến sĩ Amanda Cohn, giám đốc y tế của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, các quan chức chính phủ đang “tích cực tìm cách” để những người không có hệ thống miễn dịch mạnh, hoặc suy giảm miễn dịch có thể tiếp cận với các mũi vaccine tăng cường.
Nếu vaccine tăng cường được cho phép, chúng sẽ được khuyên dùng ít nhất 6 tháng sau liều thứ 2, phía Pfizer cho biết hôm 28/7.
Mũi vaccine của Pfizer-BioNTech được sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Hơn 191,5 triệu liều đã được tiêm, so với 138,2 mũ củai Moderna và 13,2 triệu lần tiêm chủng vaccine Johnson & Johnson.
Vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán của Moderna cũng được phân phối theo chế độ 2 liều, trong khi vaccine của Johnson & Johnson hiện tại chỉ dùng một liều duy nhất.
Moderna vẫn chưa chỉ định liệu những bệnh nhân được tiêm vaccine có cần phải tiêm nhắc lại.
Công ty có trụ sở tại Massachusetts đã công bố vào tháng Tư rằng, vaccine của họ có hiệu quả 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 và 95% hiệu quả chống lại các ca nhiễm COVID-19 nghiêm trọng sau 6 tháng.
Tuy nhiên, thông báo đó được đưa ra trước khi có sự bùng phát của các ca nhiễm biến thể Delta của virus Corona Vũ Hán, hiện số ca bệnh này chiếm khoảng 80% các trường hợp nhiễm virus, theo dữ liệu truy vết ở Hoa Kỳ.
Johnson & Johnson vẫn chưa công bố dữ liệu về hiệu quả của vaccine trong 6 tháng.
Đăng theo NTDVN